III Năm 2012 Trình độ trên ĐH 536 19 272 7,
4.1.3. Nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu bền vững trên cơ sở hoàn thiện chức năng của thuế TNCN và cả hệ thống thuế
năng của thuế TNCN và cả hệ thống thuế
Tất cả các nước trên thế giới đều xây dựng một hệ thống thuế với nhiều loại thuế khác nhau, qua đó động viên được nguồn thu đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Sử dụng nhiều loại thuế nguồn thu sẽ ổn định hơn vì trong trường hợp có khó khăn nào đó mà bị thất thu loại thuế này sẽ có loại thuế khác gánh đỡ. Mặt khác,
thuế TNCN không chỉ nhằm đảm bảo nguồn thu cho NSNN mà cịn có nhiều tác dụng về quản lý điều tiết kinh tế, thực hiện động viên công bằng hợp lý giữa các tầng lớp dân cư. Về lý luận cũng như thực tiễn, khơng một loại thuế nào có thể thỏa mãn được tất cả các mục tiêu nói trên, thuế TNCN cũng khơng ngoại lệ. Việc áp dụng một hệ thống thuế có nhiều loại thuế cịn tạo mơi trường tiếp nhận thuận lợi hơn trong các tầng lớp dân cư, vì gánh nặng thuế để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của NSNN không tập trung vào một số đối tượng hạn hẹp mà được dàn trải cho diện chịu thuế rộng lớn. Tuy nhiên, cũng khơng thể có hệ thống thuế với q nhiều loại thuế phức tạp, sẽ gây khó khăn và tốn kém cho bộ máy thu thuế.
Thuế TNCN chỉ nên đảm nhiệm một số chức năng chủ yếu, nhất định, bảo đảm cho sắc thuế được đơn giản, có hiệu quả cao. Thuế TNCN động viên sự đóng góp trực tiếp của các tổ chức, cá nhân có thu nhập cao. Giữa các sắc thuế có mối quan hệ mật thiết, không trùng lắp, không chồng chéo mà bổ sung cho nhau để đảm bảo các mục tiêu kinh tế - tài chính - xã hội của cả hệ thống thuế, trong đó có thuế TNCN. Quản lý thuế TNCN ở nước ta không phải là điều mới mẻ. Song quản lý thuế, nhất là đối với quản lý thuế TNCN trên mỗi địa bàn nói riêng phù hợp với cơ chế thị trường định hướng XHCN ở nước ta lại là vấn đề còn nhiều mới mẻ trên nhiều góc độ. Do vậy, nhận thức và xác định đúng chức năng của loại thuế này cũng như hệ thống thuế ở nước ta là yêu cầu cơ bản có tầm quan điểm trong quản lý thuế ở nước ta và tỉnh Thái Nguyên.
Vấn đề cần được xác định rõ ràng, trong nền kinh tế ở nước ta hiện nay là: nền kinh tế phát triển do nhiều yếu tố khách quan, đặc biệt là các quy luật cung - cầu, quy luật giá trị. Thuế và thuế TNCN có vai trị quan trọng trong điều tiết vĩ mơ nền kinh tế nhưng ở mức độ góp phần, khơng phải là cơng cụ duy nhất. Do đó, trong việc xây dựng chính sách và trong quản lý thuế TNCN cần khắc phục quan điểm cường điệu của thuế và cần đề ra cho chức năng điều tiết ở mức độ vừa phải, thích hợp, từng bước bảo đảm tính trung lập của thuế, để chính sách thuế và biện pháp quản lý khơng q phức tạp gây nhiều khó khăn cho việc tổ chức thực hiện. Quan điểm cơ bản bao trùm là chính sách và biện pháp quản lý về thuế TNCN không can thiệp quá sâu vào mọi khía cạnh tích cực hay tiêu cực của từng cơ sở sản xuất kinh doanh, từng cá nhân nộp thuế và cần tạo được môi trường thơng thống để cơ sở có thể chủ động, linh hoạt trong điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của mình tạo ra khối lượng hàng hóa, dịch vụ nhiều, chất lượng cao, thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của xã hội và của sự nghiệp phát triển kinh tế, cơ sở có được thu nhập cao và nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật thuế. Thuế TNCN và hệ thống thuế cần hướng vào mục tiêu nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu một cách bền vững.