III Năm 2012 Trình độ trên ĐH 536 19 272 7,
4.2.1. Hoàn thiện, ban hành và thực hiện cơ chế, chính sách thuế TNCN
4.2.1.1. Xác định khoản thu nhập thuộc diện chịu thuế TNCN
Một là, thu nhập từ mua trái phiếu Chính phủ, tín phiếu Kho bạc Nhà nước là thu nhập chịu thuế TNCN
Theo quy định hiện hành thu nhập từ lãi mua trái phiếu Chính phủ, tín phiếu kho bạc Nhà nước không thuộc diện chịu thuế là khơng cơng bằng với những hình thức đầu tư khác như mua trái phiếu cơng ty, kì phiếu ngân hàng… Bởi lẽ, Nhà nước trong mối quan hệ với những người nắm giữ trái phiếu cũng giống như những tổ chức phát hành khác, đây là quan hệ dân sự nên khơng thể có đặc quyền dành riêng cho Nhà nước. Theo đó, Nhà nước cần thu hút nguồn vốn thơng qua uy tín và niềm tin từ nhà đầu tư, chứ không phải là tạo ra vị thế cao hơn so với những tổ chức khác trong việc phát hành các công cụ vay nợ.
Hai là, thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại, trúng thưởng, nhận thừa kế, quà tặng thu nhập chịu thuế là toàn bộ số tiền nhận được
Hiện nay theo Luật thuế TNCN thì đối với những khoản thu nhập này thì thu nhập tính thuế là phần giá trị vượt trên 10 triệu đồng.
Không nên quy định mức khởi điểm là 10 triệu đồng mới đánh thuế nhằm hạn chế tình trạng tránh thuế, do việc đánh thuế trong những trường hợp này là đánh thuế từng lần. Nếu họ chia nhỏ giá trị chuyển giao công nghệ, nhượng quyền thương mại, quà tặng thành nhiều phần, mỗi phần là một hợp đồng có giá trị thấp hơn 10 triệu đồng thì sẽ khơng bị đánh thuế (Ví dụ: Theo Luật thuế TNCN hiện nay đang được áp dụng thì người trúng thưởng 10 triệu đồng khơng phải nộp thuế, nhưng nếu người trúng thưởng 11 triệu đồng thì số thuế phải nộp: (11 -10) * 10% = 100.000 đồng. Như vậy, người trúng thưởng 10 triệu đồng được lãnh trọn 10 triệu đồng, còn người trúng thưởng 11 triệu đồng chỉ được lãnh 10,9 triệu đồng) điều này trở nên bất hợp lý.
4.2.1.2. Xác định các khoản thu nhập miễn thuế TNCN
Một là, khoản tiền lãi gửi tiết kiệm, tiền lãi mua bảo hiểm nhân thọ; lãi từ góp vốn, cổ tức khi tham gia vào đơn vị hành chính sự nghiệp hưởng lãi suất theo mức quy định của NHNN đối với các tổ chức tín dụng, nếu số tiền lãi mang lại khơng vượt quá mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân thì thu nhập được miễn thuế TNCN
Khi cá nhân có tài sản họ có thể lựa chọn nhiều cách thức đầu tư để bảo toàn và phát triển nguồn vốn của mình. Họ có thể chọn kênh đầu tư là bất động sản, chứng khoán hay gửi tiết kiệm… Theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007, thu nhập có được từ những khoản đầu tư như bất động sản, chứng
khoán… đều phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Bên cạnh đó, cá nhân có tiền lãi gửi từ các tổ chức tín dụng, lãi từ bảo hiểm nhân thọ thì khơng phải đối tượng có khó khăn về kinh tế. Mặt khác, đa số các nước đều thu thuế thu nhập cá nhân trên tiền lãi tiết kiệm như Trung Quốc là 20%, Inđơnêxia là 20%, Philíppin là 20%, Thái Lan là 15%. Đặc biệt tại Nhật Bản thu nhập từ tiền lãi bị đánh thuế riêng theo thuế suất trừ tại nguồn là 15%, cộng thêm 5% thuế cư trú tại địa phương. Để tạo sự công bằng theo nguyên tắc khả năng trả thuế và nguyên tắc lợi ích giữa các cá nhân có tài sản, nên quy định thu nhập của các cá nhân từ tiền lãi tại các tổ chức tín dụng, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không được miễn thuế thu nhập cá nhân.
Luật thuế TNCN quy định đánh thuế vào lãi góp vốn, cổ tức khơng hợp lý do khoản thu nhập này là phần còn lại được chia sau khi doanh nghiệp đã chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Bên cạnh đó, một số đơn vị hành chính sự nghiệp khơng thuộc sự quản lý của Nhà nước khi họ tham gia góp vốn, cổ tức họ nhận được mức lãi suất tương đương với lãi tiền gửi tiết kiệm. Hiện nay Nhà nước quy định không thu thuế đối với các khoản tiền gửi tiết kiệm, nhưng lãi tiền gửi tiết kiệm mà nhiều thì đây là hình thức đầu tư nhằm kiếm lời. Vì số tiền lãi của nó mang lại khơng nhỏ, đồng thời số lãi này khơng phải đóng thuế, chẳng hạn như:
(i) Thu nhập từ lãi gửi tiết kiệm: Một người trong năm gửi tiết kiệm 1 tỷ
đồng với lãi suất quy định là 12%/ năm (1%/tháng). Vậy số tiền lãi mà họ nhận được hàng tháng sẽ là: 1.000.000.000 * 1% = 10.000.000 đồng. Như vậy, hàng tháng họ nhận được 10 triệu đồng tiền lãi. (khơng phải đóng thuế TNCN).
(ii) Thu nhập từ đầu tư vốn:Trong năm một người có thu nhập từ cổ tức được
chia là 10 triệu đồng. Số tiền thuế TNCN phải nộp trong năm là: 10 * 5% = 500.000 đồng.
(iii) Thu nhập từ tiền lương, tiền công: Thu nhập từ tiền lương là 10 triệu
đồng/tháng, khơng phải ni dưỡng ai thì hàng tháng số thuế phải đóng là: Thu nhập tính thuế theo tháng: 10 - 4 = 6 triệu đồng; Số thuế TNCN phải nộp theo tháng: 5*5% + 1*10% = 350.000 đồng.
Hai là, khoản tiền mua vé máy bay khứ hồi do đơn vị sử dụng lao động chi trả hộ (hoặc thanh toán) cho người lao động mỗi năm một lần, tiền học phí cho con theo bậc học phổ thông do đơn vị sử dụng lao động chi trả hộ căn cứ vào hợp đồng lao động và chứng từ nộp tiền học là thu nhập miễn thuế.
Theo quy định tại Thông tư số 62/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Thuế TNCN, khoản thu nhập khơng tính vào thu nhập chịu thuế của người nước ngoài là " Khoản tiền mua vé máy bay khứ hồi do đơn vị
ngoài về phép mỗi năm một lần. Căn cứ để xác định là hợp đồng lao động và giá ghi trên vé máy bay từ Việt Nam đến quốc gia người nước ngoài mang quốc tịch hoặc quốc gia gia đình người nước ngồi sinh sống và ngược lại.
Tiền học phí cho con của người nước ngồi học tại VN theo bậc học phổ thông do đơn vị sử dụng lao động chi trả hộ căn cứ vào hợp đồng lao động và chứng từ nộp tiền học”.
Nghĩa vụ thuế đối với người nước ngồi cư trú tại Việt Nam và cơng dân Việt Nam là như nhau, nhưng khi xác định thu nhập khơng chịu thuế thì người nước ngồi được trừ học phí cho con cịn người Việt Nam lại khơng điều này là bất hợp lý. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi chi phí giá cả sinh hoạt ngày một tăng cao, tiền lương tăng khơng theo kip sự tăng giá thì việc được trừ học phí của con là một khoản không nhỏ cho người lao động. Bên cạnh đó người nước ngồi thu nhập của họ cịn cao hơn người Việt, điều này gây thiệt thòi cho người Việt.
Ba là, Thu nhập từ nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất là thu nhập chịu thuế:
- Luật thuế TNCN quy định khi chuyển nhượng một nhà ở, đất ở duy nhất thì được miễn thuế. Duy nhất là chỉ có một sau khi chuyển nhượng thì khơng cịn tài sản nào khác nữa. Nhưng luật lại không chỉ ra khi chuyển nhượng bất động sản có diện tích bao nhiêu thì khơng tính thuế.
- Chẳng hạn nếu có hai mảnh đất 50m2, khi chuyển nhượng sẽ tính thuế một mảnh đất 50m2. Nhưng nếu có một mảnh đất 100m2 khi chuyển nhượng thì lại khơng bị tính thuế. Hơn nữa nếu mảnh đất đó lên đến 500m2 hay nhiều hơn mà chuyển nhượng vẫn khơng bị tính thuế.
- Vậy luật bất cập ở chỗ khơng tính đến diện tích của bất động sản chuyển nhượng, bên cạnh đó khi chuyển nhượng một bất động sản thì khơng bị tính thuế. Do đó các cá nhân kinh doanh bất động sản họ đứng tên sở hữu từng bất động sản một khi họ chuyển nhượng khơng bị tính thuế. Từ việc họ chuyển nhượng bất động sản có diện tích lớn, đến việc họ chỉ đứng tên sở hữu từng bất động sản một sẽ khiến cho Nhà nước thất thu thuế từ nguồn này.
Bốn là, thu nhập từ kiều hối là thu nhập chịu thuế TNCN: Về bản chất, kiều hối là ngoại hối do người Việt Nam định cư, sinh sống ở nước ngoài gửi về cho thân nhân trong nước nên nó là một dạng q tặng. Mặc dù chính sách của Nhà nước là khuyến khích người Việt Nam ở nước ngồi góp phần xây dựng quê hương nhưng sự bình đẳng trong nghĩa vụ thuế cũng rất cần được tôn trọng. Nếu đánh thuế vào tất cả các loại quà tặng thì thu nhập từ kiều hối cũng nên thuộc diện chịu thuế.
Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú. Giảm trừ gia cảnh gồm hai phần: (i) Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 4 triệu đồng/tháng (60 triệu đồng/năm); (ii) Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 1,6 triệu đồng/tháng (19,2 triệu đồng/năm).
Mức giảm trừ này khơng cịn phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội hiện nay. Hiện nay mức lương tối thiểu đối với người lao động ở vùng I là 2.000.000 đồng/người. Nếu lấy lương tối thiểu đối với người lao động ở vùng I làm chuẩn.
- Mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế bằng 3 lần mức lương tối thiểu ở vùng I.
- Mức giảm trừ gia cảnh đối với một người phụ thuộc bằng 40% mức giảm trừ gia cảnh của bản thân người nộp thuế.
Quy định này tạo ra cơ chế tự động điều chỉnh thuế TNCN khi mức lương tối thiểu được điều chỉnh, không cần những biện pháp chắp vá gây tốn kém cho cả cơ quan quản lý Nhà nước và người nộp thuế. Giải thích với lý do sau:
- Một là, theo báo cáo số 76/BC-UBTVQH12 ngày 16/11/2007 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về việc tiếp thu, giải trình dự thảo Luật thuế thu nhập cá nhân có nêu: “... chọn mức giảm trừ 4 triệu đồng mà khơng tính theo GDP, mức tiền
lương tối thiểu hay tính theo yếu tố trượt giá,... khi mức giảm trừ này thấp hơn mức thu nhập bình quân đầu người của xã hội thì xem xét, sửa đổi cho phù hợp.”
Tại thời điểm đó, Quốc hội chọn mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế là 4 triệu đồng/tháng đảm bảo cao hơn mức thu nhập trung bình xã hội và mức này sẽ được giữ ổn định trong một thời gian. Sau này cùng với sự tăng trưởng kinh tế, thu nhập của người dân sẽ tăng dần, khi đó 4 triệu đồng sẽ trở thành mức thu nhập phổ biến và nhiều người có thu nhập trung bình trong xã hội có điều kiện để đóng thuế thu nhập cá nhân cho Nhà nước và những người có thu nhập thấp vẫn khơng phải nộp thuế. Bởi vì Luật thuế TNCN ra đời đánh vào cá nhân có thu nhập khác với Pháp lệnh thuế TNĐVNCTNC trước đây chỉ đánh vào người có thu nhập cao, nhằm động viên một phần thu nhập của cá nhân góp phần tăng thu ngân sách, đảm bảo cho nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.
- Hai là, khi xây dựng biểu thuế luỹ tiến từng phần Nhà nước giảm mức thuế suất thấp nhất từ 10% xuống 5% nhằm điều tiết một phần thu nhập của người nộp thuế. So với Pháp lệnh thuế thu nhập cao, Luật thuế TNCN làm giảm số thuế phải nộp của những người chịu sự điều tiết của bậc thuế thứ nhất. (Ví dụ: Người có thu nhập 10 triệu đồng/tháng; Số thuế thu nhập cao theo pháp lệnh là: 5*0% + (10 - 5) *
10% = 500.000 đồng).
Bảng 4.1: Số thuế TNCN phải nộp tính theo các hoàn cảnh khác nhau Người độc thân (trừ 4trđ/tháng) Có 1 người phụ thuộc (trừ 5,6trđ/tháng) Có 2 người phụ tḥc (trừ 7,2trđ/tháng) Có 3 người phụ thuộc (trừ 8,8tr.đ/tháng) Số thuế TNCN phải nộp (đồng) 250.000 220.000 140.000 60.000
(Nguồn: Luật thuế TNCN của Việt Nam)
Bên cạnh đó, số người nộp thuế TNCN ở tỉnh Thái Nguyên chiếm tỷ lệ nhỏ so với lao động trong độ tuổi lao động khoảng 2,670 triệu người nộp thuế đối với thu nhập năm từ tiền lương và kinh doanh. So với số đối tượng có thu nhập phải chịu sự điều chỉnh của Luật thuế TNCN thì tỷ lệ chiếm khoảng gần 30%, trong đó gần 90% người nộp thuế nộp ở bậc 1 của biểu thuế; nên việc tác động của chính sách thuế này đối với xã hội cũng chỉ vào một số nhỏ người nộp thuế, biểu sau đây chứng minh rõ:
Bảng 4.2: Số người nộp thuế từ tiền lương, tiền công và kinh doanh Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số người có thu nhập từ tiền lương - Số người chưa phải nộp thuế - Số người phải nộp thuế: + Nộp thuế bậc 1 + Nộp từ bậc 2 trở lên 1.000 người 3.820 3.073 747 577 170 3.690 2.718 972 712 260 3.870 2.570 1.300 1.000 300 Số hộ, cá nhân KD nộp thuế:
- Hộ chưa phải nộp thuế - Hộ phải nộp thuế 1.000 hộ 1.290 1.141 149 1.450 1.281 169 1.690 1.496 194 (Nguồn: Tổng cục thuế)
- Ba là, hiện nay Việt Nam đang là nước có qui mơ giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc là cao nhất so với các nước trong khu vực.
Bảng 4.3: Mức giảm trừ gia cảnh của một số nước trong khu vực
Nước Giảm trừ cho người nộp thuế Giảm trừ cho người phụ thuộc
Việt Nam 2.917USD
(60 triệu đồng) 934 USD (19,2 triệu đồng)
Philipin 440 USD/năm 175 USD/năm
(1.800 USD + 5% lương nhưng không
quá 690 USD) Không quá 3 người phụ thuộc
Thai lan
2.790 USD:
(930 USD + 40% thu nhập nhưng không quá 60.000 bat = 1.860 USD)
930 USD
(Vợ/chồng: 930USD Con: 465USD (< 3người)
Bố, mẹ 930USD phải trên 60 tuổi và có thu nhập dưới 930 USD)
Malaysia 2.690 USD
Vợ/chồng: 1790USD
Con chưa kết hôn: 300 USD Con học đại học: 1.200 USD
(Nguồn: Báo cáo kinh nghiệm cải cách thuế TNCN của một số nước trên thế giới)
Người phụ thuộc: Mức thu nhập của người phụ thuộc để xác định họ là người phụ thuộc bao gồm tất cả các khoản thu nhập tức là ngoài 10 khoản thu nhập còn cả các khoản thu nhập được miễn thuế (Ví dụ: Trong năm con khai mẹ là người
phụ thuộc khơng có thu nhập, nhưng trong năm phát sinh khoản trúng thưởng sổ xố, hoặc có chuyển nhượng bất động sản hoặc là thương binh có nhận tiền trợ cấp thương tật mà mức trên 500.000 đồng/tháng tức 6.000.000 đồng/năm đều không được coi là người phụ thuộc).
Nhà nước quy định tất cả các khoản thu nhập của người phụ thuộc đều tính thuế gây ra tình trạng khó khăn trong việc kê khai, nộp thuế vì những khoản thu nhập khơng có tính chất thường xun phát sinh rất ít. Do đó, chỉ nên quy định khoản thu nhập có tính chất ổn định đều đặn hàng tháng như thu nhập từ tiền lương, thu nhập kinh doanh, thu nhập từ đầu tư vốn. Đồng thời, mức thu nhập để tính là người phụ thuộc không quá 50% mức lương tối thiểu của người lao động ở vùng I.
4.2.1.4. Xác định thuế suất, biểu thuế
Biểu thuế luỹ tiến từng phần được kết cấu có nhiều bậc, mỗi bậc có quy định một mức thuế suất nhất định, số thuế phải nộp theo biểu thuế được tính từng phần tuỳ vào mức thu nhập của cá nhân. Thu nhập tính thuế theo biểu và thuế suất được thiết kế theo mức độ tăng dần, do đó số thuế phải nộp cũng luỹ tiến tăng theo. Như vậy thu nhập thuộc diện chịu thuế ở bậc nào chỉ nộp thuế một phần theo thuế suất quy định ở bậc đó. Biểu thuế lũy tiến từng phần càng chi tiết nhiều bậc thì đảm bảo mức điều tiết tăng dần đều, thực hiện chính sách cơng bằng. Luật thuế TNCN hiện nay quy định (xem bảng 4.4)
Bảng 4.4: Biểu thuế luỹ tiến từng phần theo Luật quy định