Đẩy mạnh quản lý thu nhập của cá nhân kinh doanh

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lí thuế thu nhập cá nhân ở tỉnh thái nguyên đến năm 2015 (Trang 121 - 123)

III Năm 2012 Trình độ trên ĐH 536 19 272 7,

4.2.5. Đẩy mạnh quản lý thu nhập của cá nhân kinh doanh

Biện pháp tối ưu của ngành thuế tỉnh Thái Nguyên là tận dụng triệt để và phát huy những kinh nghiệm tốt mà quá trình quản lý hộ kinh doanh thời gian qua đã đúc kết; đồng thời nâng cao hơn nữa trách nhiệm của cơ quan thuế nói chung và cán bộ ở các đội thuế Phường, Xã trực tiếp quản lý hộ kinh doanh nói riêng. Để đảm bảo quản lý sát doanh số, chi phí và thu nhập của cá nhân kinh doanh, ngành thuế đã chỉ đạo cơ quan thuế các cấp phối hợp chặt chẽ hơn với các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung

ương và địa phương, các đơn vị kinh tế có quan hệ với các hộ kinh doanh, đặc biệt là phối hợp chặt chẽ hơn nữa với hội đồng tư vấn thuế phường, xã, bởi đây là tổ chức gần dân và sát dân nhất nên sẽ hỗ trợ tích cực cho ngành thuế trong việc quản lý đối tượng này. Thông qua hệ thống dịch vụ hỗ trợ, cơ quan thuế sẽ cung cấp đầy đủ thông tin, kịp thời hướng dẫn các thủ tục cũng như giải đáp nhanh gọn những khó khăn vướng mắc, tạo những điều kiện thuận lợi nhất để người nộp thuế thu nhập cá nhân thực hiện tốt nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, cơ quan thuế sẽ tăng cường kiểm tra kiểm soát, nhằm phát hiện kịp thời những trường hợp cố tình vi phạm về khai thuế thu nhập cá nhân để xử lý nghiêm theo luật định.

Triển khai Luật thuế TNCN khiến nguồn thu từ các hộ kinh doanh giảm nhiều so với khi thực hiện khoán thuế thu nhập doanh nghiệp, bởi đây là vấn đề chính sách nên phải đánh giá một cách tồn diện, khơng thể nhìn nhận đơn thuần về mặt số học mặc dù rõ ràng, với cùng một mức thu nhập, nếu áp dụng mức thuế suất thuế TNDN 25% như hiện hành, một tháng cá nhân kinh doanh sẽ phải nộp một khoản thuế xác định, nhưng khi thực hiện Luật thuế TNCN, do được giảm trừ gia cảnh (mỗi cá nhân có thu nhập từ kinh doanh sẽ được trừ cho bản thân mình 4 triệu đồng/tháng, được trừ cho mỗi người phụ thuộc phải nuôi dưỡng là 1,6 triệu đồng/tháng), cá nhân này sẽ không phải nộp thuế hoặc nộp thuế ít hơn nhiều. Đây là một biện pháp động viên, khuyến khích để các hộ kinh doanh nhỏ vươn lên thành những doanh nghiệp lớn, từ đó sẽ có đóng góp nhiều hơn, ổn định và vững chắc hơn cho NSNN ở địa phương. Đây chính là một trong những đạo lý thể hiện quan điểm khoan sức dân của Đảng và Nhà nước, được cụ thể hố trong chính sách động viên thuế thu nhập cá nhân. Hơn nữa, việc chuyển các cá nhân kinh doanh sang nộp thuế TNCN cũng hồn tồn phù hợp với thơng lệ quốc tế khi Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới - WTO.

Tuy nhiên, để hoá giải được vấn đề này cần một hệ thống các giải pháp đồng bộ, địi hỏi khơng chỉ sự cố gắng của riêng ngành thuế tỉnh Thái Nguyên mà phải có sự đồng tâm hợp lực, sự chia sẻ của các cấp chính quyền, các cơ quan quản lý nhà nước ở Tỉnh và toàn thể xã hội để thúc đẩy các cá nhân kinh doanh thực hiện đúng, đủ, kịp thời nghĩa vụ thuế với Nhà nước. Kinh nghiệm của một số nước đã giải quyết thành công vấn đề này cho thấy, phải giành rất nhiều ưu đãi để khuyến khích các cá nhân minh bạch hố hoạt động kinh doanh. Thậm chí ở nhiều nước, Chính phủ cịn cấp khơng máy tính tiền cho các cá nhân kinh doanh; nếu cá nhân nào tự trang bị máy tính tiền thì cơ quan thuế sẽ cho phép tính giảm trừ chi phí mua máy theo một tỷ lệ nhất định ngay trên mỗi hố đơn tính tiền trong suốt 1 đến 2 năm đầu, hoặc có thể áp dụng biện pháp giảm thuế từng phần để tạo điều kiện cho cá nhân

thu hồi vốn và khuyến khích họ sử dụng máy tính tiền. Với biện pháp này, cơ quan thuế sẽ có điều kiện kiểm sốt được doanh số, từ đó có cơ sở để quản lý thuế công bằng và hợp lý hơn. Đây cũng chính là một gợi ý hữu hiệu mà Việt Nam và tỉnh Thái Nguyên có thể áp dụng để hồn thiện cơng tác quản lý thuế TNCN hiệu quả.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác quản lí thuế thu nhập cá nhân ở tỉnh thái nguyên đến năm 2015 (Trang 121 - 123)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w