- Phương pháp so sánh: Thông qua nguồn số liệu đã thu thập từ thực tế và
3.2.2. Thực trạng công tác quản lý thuế TNCN ở tỉnh Thái Nguyên (2009-2012)
3.2.2.1. Khái quát công tác thu ngân sách ở tỉnh Thái Nguyên
Thực hiện nhiệm vụ thu NSNN là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nhằm đảm bảo các khoản chi cho quản lý Nhà nước và phát triển KT - XH của tỉnh Thái Nguyên. Nhận thức được điều này, các cấp lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên và Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên đã đôn đốc chỉ đạo, quản lý và triển khai thực hiện kế hoạch thu thuế, trong đó có thuế TNCN. Do đó, những năm qua kết quả thu NSNN của tỉnh Thái Nguyên luôn đạt và vượt kế hoạch đề ra.
Bảng 3.1: Kết quả thu NSNN từ thuế ở tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2012
Đơn vị tính: triệu đồng TT Năm Tên đơn vị 2010 2011 2012 So sánh (%) 2011/2010 2012/2011 1 Văn phòng Cục Thuế 925.780 1.457.795 1.409.741 157,46 96,71 2 Tp. Thái Nguyên 693.955 1.010.820 1.135.873 145,66 112,37 3 Thị xã Sông Công 75.700 118.950 139.846 157,13 117,57 4 Huyện Phổ Yên 88.642 124.612 144.395 140,57 115,87 5 Huyện Phú Bình 29.079 49.075 52.672 168,76 107,32 6 Huyện Đồng Hỷ 46.300 63.448 69.419 137,03 109,41 7 Huyện Đại Từ 62.943 77.351 82.855 122,89 107,11 8 Huyện Phú Lương 39.498 45.251 46.723 114,56 103,25 9 Huyện Định Hoá 16.907 21.046 22.988 124,48 109,22 10 Huyện Võ Nhai 13.204 16.602 17.512 125,73 105,48 Cộng 1.992.008 2.984.950 3.122.024 149,84 104,59
(Nguồn: Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên)
Tình hình thực hiện nhiệm vụ thu NSNN của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2012 được thể hiện (xem bảng 3.1). Kết quả thu NSNN năm 2010 là trên 1.992 tỷ đồng, năm 2011 tăng 49,84% so với 2010 tương ứng với 2.984,95 tỷ đồng; năm 2012 tăng 4,59% so với năm 2011 tương ứng với trên 3.122 tỷ đồng. Đóng góp vào tốc độ tăng đó, thu NSNN trên địa bàn thành phố Thái Nguyên và tại văn phịng Cục thuế tỉnh Thái Ngun chiếm quy mơ và tốc độ tăng lớn nhất. Số thu NSNN năm 2010 tại văn phòng Cục thuế chiếm 46,47% tổng thu NSNN toàn tỉnh đạt 925,78 tỷ đồng, năm 2011 đạt 1.457,795 tỷ đồng chiếm 48,83% tổng thu NSNN toàn tỉnh và tăng 57,46% so với năm 2010, năm 2012 đạt 1.409,741 tỷ đồng chiếm 45,15% tổng thu NSNN toàn tỉnh và giảm 3,39% so với năm 2011. Tiếp đó đến số thu tại Chi cục Thuế thành phố Thái Nguyên, cụ thể năm 2010 số thu NSNN trên địa bàn thành phố đạt 693,955 tỷ đồng, năm 2011 số này tăng 45,66% so với năm
2010 tương ứng với 1.010,82 tỷ đồng, năm 2012 số thu NSNN của thành phố tăng 12,37% so với năm 2011 tương ứng với 1.135,873 tỷ đồng.
Giai đoạn 2010 - 2012, số thu NSNN từ các sắc thuế khác nhau, trong đó thu từ thuế TNCN chiếm khoảng 5 - 8% trong tổng thu NSNN từ thuế ở tỉnh Thái Nguyên. Mặt khác, công tác thu thuế cho NSNN được thực hiện tại Cục thuế tỉnh Thái Nguyên chiếm tới gần 80%.
Biểu đồ 3.1: Thu NSNN từ thuế ở tỉnh Thái Nguyên (2010 - 2012)
(Nguồn: Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên)
Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên là đơn vị có nhiệm vụ thu Ngân sách Nhà nước trên địa tỉnh Thái Nguyên theo phân cấp quản lý. Trong những năm qua cục Thuế luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Tổng Cục Thuế, Tỉnh uỷ - Hội đồng nhân dân - Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, sự phối, kết hợp giữa các phòng, ban, và UBND các phường, xã. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban lãnh đạo, Cấp uỷ, và sự quyết tâm nỗ lực phấn đấu của tồn thể cán bộ cơng chức trong Cục thuế Tỉnh, nên đơn vị đã hồn thành tớt nhiệm vụ cấp trên giao. Tuy nhiên, công tác quản lý thuế TNCN còn một số hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng được đầy đủ
Tình hình thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách từ năm 2010 đến 2012 tại Chi cục (xem bảng 3.2). 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số thu NSNN từ thuế ở tỉnh Thái Nguyên
Bảng 3.2: Thu NSNN từ thuế (gồm thuế TNCN) ở tỉnh Thái Nguyên 2010 - 2012 Đơn vị tính: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 So sánh (%) 2011/ 2010 2012/2011 quânBình
Thu trên địa bàn Thành phố Thái nguyên
1.Thuế XD ngoại tỉnh 8.792 13.078 11.900 148,74 90,99 119,87 2.Thuế NQD 183.819 261.744 318.600 142,39 121,72 132,05 3. Thuế TNCN 27.697 35.969 34.600 129,86 96,19 113,03 4.Thuế SDĐNN 92 130 83 141,3 63,85 102,57 5.Thuế nhà đất (Thuế SDĐPNN) 7.051 9.231 10.100 130,91 109,41 120,16 6.Tiền thuê đất 12.183 17.785 35.200 145,98 197,92 171,95 7.Thu tiền sử dụng đất 377.447 561.963 613.600 148,88 109,19 129,03 8.Lệ phí trước bạ 60.848 93.597 91.200 153,82 97,44 125,63 9.Phí, lệ phí 6.415 5.674 5.200 88,44 91,65 90,04 10.Thu khác 9.611 11.649 15.390 121,2 132,11 126,66 Tổng thuế ở Tp. TN 693.955 1.010.820 1.135.873 145,66 112,3 7 129,01
Thu ở các Thị xã, Huyện ở tỉnh Thái nguyên
Số tiền thuế 1.298.053 1.974.130 1.986.151 152,08 100,6 126,34
Tổng cộng cả Tỉnh: 1.992.008 2.984.950 3.122.024 149,84 104,59 104,59
(Nguồn: Cục thuế tỉnh Thái Nguyên)
Tổng thu NSNN ở tỉnh Thái Nguyên năm 2010 gần 2000 tỷ đồng, trong đó thu trên địa bàn thành phố Thái Nguyên năm 2010 đạt 693.955 triệu đồng; năm 2011 đạt 1.010,82 tỷ đồng, tăng 45,66% so với 2010; năm 2012 thu ngân sách trên địa bàn thành phố Thái Nguyên đạt 1.135,873 tỷ đồng, tăng 12,37% so với năm 2011. Tốc độ tăng thu ngân sách trên địa bàn thành phố Thái Nguyên bình quân 3 năm tăng 29,01%.
Biểu đồ 3.2: Thu NSNN trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên (2010 - 2012)
(Nguồn: Cực Thuế tỉnh Thái Nguyên)
0 200 400 600 800 1.000 1.200
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số thu NSNN từ thuế ở Thành phố Thái Nguyên
Để có được kết quả như trên là Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên và các Chi cục thuế trong tỉnh đề ra và thực hiện quyết liệt các giải pháp. Năm 2011 các Chi cục đã hỗ trợ, tháo gỡ cho các doanh nghiệp vượt qua khó khăn do suy giảm kinh tế. Chi cục đã thực hiện giải quyết việc miễn, giãn, giảm, và gia hạn nộp thuế cho hơn 700 doanh nghiệp, với tổng số thuế trên 10 tỷ đồng. Góp phần cùng cả nước nói chung và ngành thuế tỉnh Thái Ngun nói riêng đưa Nghị quyết 11 của Chính phủ, và Nghị quyết 08 của Quốc Hội đi vào cuộc sống. Ngay từ đầu năm 2012 các Chi cục Thuế của tỉnh Thái Nguyên đã đề ra 5 nhóm giải pháp và triển khai, thực hiện 3 nhóm giải pháp của Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên, đồng thời bổ sung thêm 6 giải pháp của Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên tại báo cáo số 567/BC-CT ngày 20 tháng 4 năm 2012 vào các giải pháp để thực hiện phấn đấu hồn thành tốt nhiệm vụ. Trong đó, thu từ thuế TNCN cũng đạt kết quả tốt, từ đó góp hồn thiện cơng tác quản lý thuế TNCN ở tỉnh Thái Nguyên.
3.2.2.2. Thực hiện cơ chế, chính sách trong quản lý thuế TNCN ở tỉnh Thái Nguyên
Đối với cả nước, luật thuế TNCN đã trải qua 6 lần sửa đổi, bổ sung và từng bước khẳng định được vai trị của mình. Cơng tác quản lý thuế TNCN ở tỉnh Thái Nguyên đã từng bước được cải thiện cho phù hợp với tình hình đất nước trong từng giai đoạn và đã đạt được một số thành tựu đáng kể. Các chính sách thuế đối với thu nhập cá nhân nhìn chung phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội đất nước, góp phần quan trọng trong việc đảm bảo nguồn thu cho ngân sách, kiểm soát thu nhập của cá nhân, phân phối lại thu nhập, thực hiện công bằng xã hội cũng như bước đầu tạo thói quen và góp phần nâng cao nhận thức của các đối tượng nộp thuế về trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách nhà nước của tỉnh nhà, góp phần đẩy mạnh trong cơng tác quản lý thuế nói chung và thuế TNCN nói riêng giúp tăng nguồn thu cho ngân sách.
Nhìn một cách tổng thể, hiện nay đã có hơn 180 nước đã áp dụng thuế TNCN, theo xu hướng phát triển của thế giới thì thuế TNCN chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng số thu ngân sách. Đặc biệt là các nước phát triển như Mỹ, Nhật, Anh, Pháp…có tỷ trọng thuế thu nhập chiếm khoảng 30-40% tổng thu ngân sách, số còn lại từ thuế GTGT. Một số nước trong khối ASEAN như Thái lan, Malaysia, Philippin thuế TNCN chiếm khoảng 13-14% tổng thu ngân sách Nhà nước. Họ không trông chờ vào thuế nhập khẩu và thuế thu nhập doanh nghiệp như ở nước ta. Nhờ đó họ dễ áp dụng những chính sách ưu đãi khác nhau cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho họ ăn nên làm ra. Khi đó họ sẽ tăng lương cho người lao động, người sau sẽ đóng thuế nhiều hơn. Các Chính phủ có phương tiện tác động làm cho
nền kinh tế quốc dân phát triển. Trong khi đó ở Việt Nam số thu từ thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao - TNC (trước đây) và thuế TNCN (bây giờ) chỉ chiếm khoảng trên 5% tổng thu ngân sách. Mặc dù tỷ lệ thuế TNCN trên ngân sách Nhà nước qua các năm có tăng, nhưng nhìn chung, tốc độ tăng cịn chậm và vẫn chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng thu ngân sách (xem bảng 3.3).