Chèo là một thể loại mà học sinh đã từng biết đến khi học trích đoạn “Nỗi oan hại chồng” trong vở “Quan Âm Thị Kính” ở chƣơng trình Ngữ văn Lớp 7. Những đặc điểm cơ bản của thể loại này học sinh đã đƣợc làm quen. Đây là một thuận lợi lớn cho HS trong việc tiếp nhận chèo theo đặc trƣng thể loại qua trích đoạn “Xúy Vân giả dại” (Trích vở “Kim Nham”).
Vở “Kim Nham” nói chung, trích đoạn “Xúy Vân giả dại” nói riêng khơng phải là xa lạ, trích đoạn này rất nổi tiếng đƣợc các diễn viên và nghệ sĩ chèo thể hiện khá thành công trên chiếu diễn và trên sân khấu chuyên nghiệp. Ta có thể tìm thấy trích đoạn này ở trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhất là trên mạng in-tơ-net. Những tƣ liệu đó là những gợi ý quý giá giúp cho giáo viên có thể định hình đƣợc cách thức, phƣơng pháp để dạy trích đoạn này đạt đƣợc mục đích giáo dục.
“Xúy Vân giả dại” – một trích đoạn tiêu biểu trong vở “Kim Nham” về nghệ thuật diễn tả tâm trạng của nhân vật Xúy Vân qua nhiều động tác vũ đạo: bắt nhện, xe tơ, dệt cửi,… qua nghệ thuật diễn xuất: giả dại: lúc tỉnh lúc dại: cười, khóc, hát, than… qua lối nói có giọng điệu riêng của Chèo: nói lệch,
lệch, hát điệu con gà rừng, hát sắp, hát ngược,… Đây cũng là trích đoạn tiêu
biểu cho thể loại chèo cổ Việt Nam vừa mang đậm tính chất dân gian vừa thể hiện bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Tính chất dân gian là tính chất nổi bật trong nghệ thuật biểu diễn của chèo, cũng khiến chèo khác với nhiều loại kịch hát nhƣ cải lƣơng, tuồng, ca kịch hiện đại hay ô-pê-ra (của Phƣơng Tây). Điều đó thể hiện ở cả khơng gian và hình thức diễn xƣớng, ở kịch bản, nghệ thuật biểu diễn và thƣởng thức,… của chèo. Chính điều này khiến cho khoảng cách thẩm mĩ giữa văn bản và bạn đọc học sinh có phần hơi xa.
Khi tiếp nhận thể loại Chèo và trích đoạn “Xúy Vân giả dại”, tâm lý của một số giáo viên trẻ và học sinh khơng ƣa loại hình nghệ thuật “cổ” này đã vơ tình tạo nên sự khó khăn cho q trình tiếp nhận văn bản. Bởi giáo viên khơng thật sự chú tâm và cẩn thận thì họ dễ dẫn học sinh đi đến những dị ứng hoặc phản tiếp nhận.
Từ những thuận lợi và khó khăn nhƣ trên, chúng tôi cho rằng việc tiếp nhận chèo của học sinh lớp 10 không phải là không khắc phục đƣợc. Các em là con ngƣời hiện đại, năng động ƣa thích các loại hình nghệ thuật, các vũ đạo, nhạc điệu trẻ trung nhƣng khơng vì thế mà lãng quên, mà từ bỏ những loại hình nghệ thuật truyền thống. Điều quan trọng là ngƣời giáo viên phải có phƣơng pháp khắc phục khoảng cách thẩm mỹ giữa chèo và bạn đọc học sinh. Phải để các em sống trong khơng khí của chèo, qua ngôn ngữ, kết cấu, thể loại… để tri giác, tiếp xúc với thế giới tinh thần của tác giả (ngƣời trí thức bình dân xƣa), cảm thụ tác phẩm thơng qua các tình tiết, cốt truyện. Từ đó, họ hiểu đƣợc giá trị của hình tƣợng trong sự tồn vẹn của nó cũng nhƣ chủ đề tƣ tƣởng và ý đồ sáng tác của tác giả. Muốn vậy đòi hỏi ngƣời giáo viên phải biết kích thích hứng thú của học sinh để học sinh chủ động, tích cực trong việc tiếp nhận chèo một cách hiệu quả, đạt đƣợc mục đích giáo dục.