Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trong giờ học Ngữ văn và giờ học tác phẩm văn chương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy chèo theo đặc trưng thể loại cho học sinh lớp 10, chương trình nâng cao, trung học phổ thông (Trang 53 - 56)

văn và giờ học tác phẩm văn chương.

Để đảm bảo tính khoa học cho giờ học Ngữ văn, sự vận dụng các PPDH phải thực sự linh hoạt và sáng tạo. Đổi mới PPDH khơng có nghĩa là ngƣời GV phải từ bỏ những PPDH truyền thống, hoặc độc tôn hoặc cải tiến một PPDH nào đó, hoặc áp dụng triệt để máy móc một vài PPDH học đƣợc từ các nƣớc khác vào thực tiễn nhà trƣờng Việt Nam,… Cũng không thể hiểu một cách chung chung về vấn đề đổi mới PPDH là thầy giảng một nửa còn một nửa để HS làm lấy. Vấn đề khơng phải chỉ là bản thân các PPDH mà cịn là ở cách vận dụng các PPDH đó một cách phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ, nhằm

phát huy đƣợc tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong hoạt động học tập Ngữ văn của tất cả các đối tƣợng HS giỏi, khá, trung bình, yếu. Sự vận dụng các PPDH phải đi từ cái HS đã có tới cái HS cần có, từ thực tiễn cuộc sống của HS tới kiến thức trong sách vở và quay trở về phục vụ cuộc sống. Về nguyên tắc, tất cả mục tiêu học tập môn học, phù hợp với quy luật hoạt động của chủ thể HS. Nói nhƣ vậy đã bao hàm con đƣờng, phƣơng tiện nhằm đạt đến mục đích – con đƣờng HS tự thân vận động – mọi phƣơng pháp đều phục vụ cho mục đích này, phƣơng pháp khơng cịn chỉ là cách tác động từ bên ngồi mà cịn là cách kích thích, cách cụ thể hóa những hoạt động từ chính nội lực và tiềm năng của bản thân HS.

Nhƣ vậy, so với cách dạy học truyền thống, sự vận dụng PPDH trong giờ học Ngữ văn đã có sự thay đổi cơ bản về chất: từ việc thông báo, tái hiện sang tổ chức, hƣớng dẫn cho HS chủ động tiếp nhận, cảm thụ, tìm tịi, đánh giá, vận dụng kiến thức và kĩ năng văn học, ngôn ngữ học, Việt ngữ học; từ giờ dạy với tính chất tĩnh (truyền đạt một nội dung nhất định theo một quy trình nhất định với những quy định ngặt nghèo về thời gian) sang giờ học có tính chất động (HS tích cực hoạt động, học tập, phần nào HS nắm vững thì lƣớt qua, phần nào chƣa vững thì khắc sâu, linh hoạt về thời gian, về phƣơng pháp, về hình thức tổ chức dạy học…).

Cũng chính vì thế, trong một giờ dạy môn Ngữ văn theo định hƣớng đổi mới PPDH khơng có sự hạ thấp vai trị của GV mà ngƣợc lại, GV là ngƣời tổ chức, hƣớng dẫn, thiết kế và điều hành giờ học. Theo mục đích chú trọng tạo lập cho HS những năng lực ngữ văn và năng lực giao tiếp linh hoạt, sáng tạo, GV chú ý hạn chế tối đa lối dạy thuyết giảng một chiều, chuyển dần quá trình thuyết giảng của giáo viên thành những cuộc trao đổi, đàm thoại dài ngắn khác nhau giữa GV và HS, giữa HS với HS để giúp HS tự tìm hiểu và đánh giá đƣợc mức độ tìm hiểu bài học của mình.

Bàn về đổi mới PPDH Văn, GS. Phan Trọng Luận cho rằng: PPDH tác phẩm văn chƣơng theo xu thế đổi mới và hiện đại hóa hiện nay khác với PPDH truyền thống về mục đích, con đƣờng đạt đến mục đích, do đó cũng khác về cơ chế hoạt động dạy học, về tiến trình tổ chức giờ dạy và phƣơng pháp tiếp cận tác phẩm. “Mục đích của giờ dạy học TPVC theo phương pháp mới không phải là GV truyền thụ lời giảng của mình. Mục đích cao nhất là làm sao để chủ thể HS, dưới sự hướng dẫn của thầy, cảm nhận khám phá, chiếm lĩnh tác phẩm. Do đó, tạo được một sự tự phát triển toàn diện về trí tuệ, tâm hồn, nhân cách và năng lực”. Theo tác giả, “công việc chủ yếu của GV là tổ chức hướng dẫn, sắp xếp một cách tài tình, khéo léo, cơng phu, đầy nghệ thuật q trình giao tiếp đó để HS từng bước chiếm lĩnh tác phẩm và tự phát triển”. (Phan Trọng Luận, Phƣơng pháp dạy học văn, tập I. Nxb Giáo

dục, H. 2001, tr.281). Con đƣờng đạt đến hiệu quả tự phát triển, do vậy, là sự vận động tự thân của mỗi chủ thể HS. Hoạt động của HS nhằm chiếm lĩnh đối tƣợng đƣợc thực hiện bằng một hệ thống thao tác, làm cho hoạt động đƣợc vật chất hóa. Giờ dạy TPVC là một quy trình đƣợc thiết kế bằng một hệ thống thao tác để HS thật sự đƣợc hoạt động trí tuệ. Quan hệ đơn phƣơng GV – TP, GV – HS trong dạy học Văn truyền thống sẽ đƣợc thay bằng quan hệ đa phƣơng TP – HS – GV đan kết nhau.

Đề cao vai trò của ngƣời học, xem hoạt động của HS là trung tâm trong quá trình dạy học là để giúp ngƣời học biết tƣ duy, biết cách học thông minh, sáng tạo. Nhƣ vậy khơng có nghĩa là vai trị của ngƣời dạy bị hạ thấp mà ngƣợc lại, đúng nhƣ một chuyên gia UNESCO đã nói: “Ngƣời dạy vẫn giữ vai trò quyết định trong quá trình dạy học và trong việc định hƣớng giáo dục,… Ngƣời dạy không chỉ là ngƣời truyền đạt, thông báo những tri thức rời rạc, mà là ngƣời lãnh đạo, tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức – học tập của HS, ngƣời hƣớng dẫn, ngƣời cố vấn, mẫu mực của ngƣời học”. (Raja Roy Singh, Nền giáo dục cho thế kỉ XXI. Những triển vọng Châu Á – Thái Bình

Dương, UNESCO, Hà Nội, 1994, tr.115). Hoạt động của GV trong PPDH

mới đa dạng, khó khăn và phức tạp hơn nhiều so với hoạt động của GV trong dạy học truyền thống vì quan hệ GV – HS đã có sự thay đổi rất căn bản. Trong PPDH truyền thống, quan hệ GV – HS chủ yếu là quan hệ một chiều: GV thuyết trình, diễn giảng – HS lắng nghe. Cịn trong PPDH hiện đại, quan hệ GV – HS là quan hệ tƣơng tác: GV giữ vai trò chủ đạo (lãnh đạo, tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của HS), HS có vai trị chủ động (tích cực, sáng tạo tiếp thu tri thức). Vận dụng PPDH theo hƣớng đổi mới, GV phải thực sự là nhà sƣ phạm mới tạo ra đƣợc quan hệ tƣơng tác hai chiều với nỗ lực hợp tác từ phía HS, và chỉ có nhƣ vậy mới hoàn thành đƣợc mục tiêu dạy học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy chèo theo đặc trưng thể loại cho học sinh lớp 10, chương trình nâng cao, trung học phổ thông (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)