Tích cực và tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy chèo theo đặc trưng thể loại cho học sinh lớp 10, chương trình nâng cao, trung học phổ thông (Trang 51 - 53)

“Tích cực hóa hoạt động của ngƣời học đƣợc hiểu là PPDH lấy ngƣời học làm trung tâm, trong đó thầy cơ đóng vai trị ngƣời tổ chức hoạt động của HS; mỗi HS đều đƣợc hoạt động, mỗi học sinh đều đƣợc bộc lộ mình và phát triển” (Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), SGV Tiếng Việt 5, tập 1, NXBGD, tr.11)

Tinh thần cơ bản của đổi mới PPDH mơn Ngữ văn nói riêng và các mơn học khác nói chung trong nhà trƣờng phổ thơng hiện nay là tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh và hoạt động dạy học của giáo viên.

Đổi mới PPDH theo định hƣớng tích cực hóa đƣợc đặt ra do yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, yêu cầu phát triển nhân lực trong cơ chế thị trƣờng và hội nhập quốc tế những năm đầu thế kỉ XXI. Cơ sở của tinh thần trên xuất phát từ những quan niệm dạy học hiện đại, đáng chú ý là quan niệm dạy học tích cực hóa hoạt động của HS (hay lấy HS làm trung tâm trong quá trình dạy học) với ý nghĩa ngƣời học tự giác, chủ động trong lĩnh hội và vận dụng kiến thức kĩ năng. Theo quan niệm này, học là tự điều phối hành vi để dẫn tới hành vi mong muốn, còn dạy là tạo thuận lợi cho học, HS là đối tƣợng giáo dục vốn có sẵn những tiềm năng đó đƣợc phát triển tối đa, đặc biệt là tiềm năng sáng tạo. Tích cực hóa hoạt động học tập của HS chú trọng tới việc phối hợp các cách:

- Học bằng hành động, học qua làm (nhấn mạnh tới mối quan hệ giữa tƣ duy và hành động, giữa lí thuyết và thực hành của ngƣời học. Điều này đƣợc xuất phát từ những tổng kết về khả năng tiếp nhận và lƣu giữ thông tin: nghe sẽ nhớ 20%; nhìn sẽ nhớ 30%, kết hợp nghe và nhìn sẽ nhớ 50%; kết hợp nghe, nhìn và thảo luận sẽ nhớ 70%; kết hợp nghe, nhìn, thảo luận và làm sẽ nhớ 90%)

- Học bằng kinh nghiệm (nhấn mạnh tới việc tạo cơ hội để tích lũy và vận dụng kinh nghiệm của cá nhân ngƣời học).

- Học bằng đa giác quan (nhấn mạnh tới sự phối hợp các thế mạnh trong dẫn nhập thông tin của các giác quan dựa trên khả năng tiếp nhận và lƣu giữ thông tin: thị giác 75%, thính giác 12%, xúc giác 6%, khứu giác 4%, vị giác 3%).

- Học bằng thử - sai (nhấn mạnh tới hiệu quả của việc phản hồi (trả lời) tích cực của ngƣời học theo phƣơng châm ngƣời học luôn tự cải biến chính mình).

Bản chất của việc dạy học là làm cho HS chủ động tiếp thu, dễ hiểu, dễ nhớ kiến thức. HS tiếp thu kiến thức không phải chỉ thơng qua kênh nghe, kênh nhìn mà cịn phải đƣợc tham gia thực hành ngay trên lớp hoặc đƣợc vận dụng, trao đổi thể hiện suy nghĩ, chính kiến của mình. Từ xa xƣa, ngƣời phƣơng Đơng đã có câu: “Tơi nghe thì tơi qn, tơi nhìn thì tơi nhớ, tơi làm thì tơi hiểu”. Những kết quả nghiên cứu khoa học hiện đại cũng đã cho thấy, HS chỉ có thể nhớ đƣợc 5% nội dung kiến thức thông qua đọc tài liệu. Nếu ngồi thụ động nghe thầy giảng thì nhớ đƣợc 15% nội dung kiến thức. Nếu quan sát có thể nhớ 20%. Kết hợp nghe và nhìn thì nhớ đƣợc 25%. Thơng qua thảo luận với nhau, HS có thể nhớ đƣợc 55%. Nhƣng nếu HS đƣợc trực tiếp tham gia vào các hoạt động để qua đó tiếp thu kiến thức thì có khả năng nhớ tới 75%. Cịn nếu giảng lại cho ngƣời khác thì có thể nhớ tới đƣợc 90%. Điều này cho thấy tác dụng tích cực của việc dạy học theo hƣớng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.

Vận dụng tƣ tƣởng tích cực hóa hoạt động học tập của HS vào thực tiễn giảng dạy môn Ngữ văn ở trƣờng phổ thông, các nhà nghiên cứu PPDH trong thời gian qua đều nhất trí ở quan niệm chung là: GV cũng không phải là ngƣời “rót” hay “cung cấp” kiến thức tới HS, HS cũng khơng nên đóng vai trị thụ động nghe, ghi, chấp nhận và làm theo mẫu,… trong quá trình học tập. Tích cực hóa hoạt động học tập của HS khơng phải là đề cao những sở thích, hứng thú của cá nhân HS hoặc để HS tích cực hoạt động theo những hứng thú

tự phát, chuyển giờ học trong nhà trƣờng thành giờ HS đƣợc chủ động một cách tự do, tùy hứng… mà là đề cao tính tích cực, chủ động học tập của HS nhằm đạt đƣợc mục tiêu học tập dƣới sự hƣớng dẫn của GV. Theo định hƣớng đổi mới PPDH, vai trị độc tơn của GV trong giờ học Ngữ văn đƣợc giảm thiểu; mối quan hệ một chiều giữa Nội dung dạy học  Giáo viên  Học sinh đƣợc thay đổi theo hƣớng đa chiều:

HS (chủ động) Nội dung dạy học

GV (tổ chức, hƣớng dẫn)

Giờ học Ngữ văn theo định hƣớng đổi mới PPDH không chỉ chú trọng tới hoạt động dạy của GV mà còn chú trọng tới hoạt động học của HS, tạo điều kiện cho tất cả các đối tƣợng HS đều đƣợc suy nghĩ, tìm tịi, khám phá,… để có thể hiểu, cảm, vận dụng tốt các kiến thức, kĩ năng văn học, ngôn ngữ học,… dƣới sự tổ chức, hƣớng dẫn của GV, nhằm đạt đƣợc mục tiêu giờ học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy chèo theo đặc trưng thể loại cho học sinh lớp 10, chương trình nâng cao, trung học phổ thông (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)