NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy chèo theo đặc trưng thể loại cho học sinh lớp 10, chương trình nâng cao, trung học phổ thông (Trang 117 - 120)

Trong chƣơng này, dựa trên nền tảng lý luận và thực tiễn đã đƣợc xây

dựng ở chƣơng I và II, làm căn cứ cho việc thiết kế giáo án tổ chức dạy chèo theo đặc trƣng thể loại, chúng tôi tiến hành dạy thực nghiệm trên đối tƣợng HS lớp 10, nâng cao ở địa bàn Tỉnh Nam Định.

1.1. Mục đích thực nghiệm:

Việc dạy thực nghiệm chèo với trích đoạn “Xúy Vân giả dại” trong chƣơng trình Ngữ văn 10, nâng cao theo đặc trƣng thể loại hƣớng đến những mục đích sau:

- Kiểm chứng, xác nhận tính đúng đắn và tính khả thi của việc dạy HS lớp 10 tiếp nhận chèo với trích đoạn “Xúy Vân giả dại” theo đặc trƣng thể loại. Kết quả thực nghiệm sẽ xác nhận giá trị khoa học và thực tiễn của những đề xuất đổi mới cách khai thác tác phẩm và PPDH Chèo trong chƣơng trình Ngữ văn 10, nâng cao theo đặc trƣng thể loại.

- Kiểm chứng, xác nhận tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đã đề xuất: việc tổ chức hoạt động học tập TPVHDG cho học sinh lớp 10 trên cơ sở vận dụng những hiểu biết về đặc trƣng thi pháp thể loại sẽ hình thành và phát triển ở HS phƣơng pháp tiếp nhận tác phẩm VHDG, giúp các em trở thành những chủ thể tích cực, sáng tạo trong học tập, góp phần nâng cao chất lƣợng giảng dạy TPVH trong nhà trƣờng.

- Tiếp thu ý kiến phản hồi từ phía GV và HS trong q trình thực nghiệm để điều chỉnh, sửa chữa, bổ sung, hoàn thiện những đề xuất đổi mới về cách khai thác tác phẩm, cách tổ chức hoạt động dạy học cho HS.

- Đi đến những kết luận có căn cứ về kết quả nghiên cứu, là gợi ý để ngƣời nghiên cứu có thể tiếp tục suy nghĩ về PPDH các tác phẩm thuộc những thể loại khác theo thi pháp thể loại.

1.2. Đối tƣợng, địa bàn và thời gian thực nghiệm:

1.2.1. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm:

- Đối tƣợng tham gia thực nghiệm là những HS lớp 10, giáo viên dạy Ngữ văn 10, nâng cao ở Trƣờng THPT Lê Quý Đôn, Trực Ninh, Nam Định.

- Số HS tham gia thực nghiệm là 95 em ở 2 lớp 10 (10C và 10D).

Chọn địa bàn thực nghiệm này, chúng tơi muốn tìm hiểu khả năng tiếp nhận TPVHDG nói chung, tiếp nhận chèo nói riêng theo định hƣớng đổi mới của HS nơi chúng tơi cơng tác và có điều kiện làm việc với GV. Các lớp đƣợc chọn cũng đáp ứng đƣợc yêu cầu: Đảm bảo cơ sở vật chất cho việc dạy học; GV đƣợc mời dạy thực nghiệm là những ngƣời có trình độ chun mơn, u nghề, có ý thức trách nhiệm, nhiệt tình đổi mới PPDH. Đó là cơ giáo: Nguyễn Thị Thu Lê (Tổ trƣởng tổ Văn – thâm niên công tác: 11 năm) và cô Vũ Thị Hoa. (thâm niên công tác: 12 năm).

1.2.2. Thời gian thực nghiệm:

Theo phân phối chƣơng trình của Bộ GD – ĐT đối với mơn Ngữ văn lớp 10, chƣơng trình nâng cao, đoạn trích này đƣợc dạy vào tiết 41 – 42, tuần thứ 10. Vì thế, để việc thực nghiệm diễn ra thuận tiện, chúng tôi chọn thời gian thực nghiệm vào cuối tháng 10 năm 2010. Đây là thời điểm thích hợp nhất vì một mặt vừa theo đúng tiến độ chƣơng trình của Bộ GD – ĐT, mặt khác giáo viên dạy thực nghiệm và tác giả luận văn vẫn có đủ thời gian xin ý kiến nhận xét và rút kinh nghiệm nhằm giúp cho giáo án đƣợc hoàn thiện hơn.

1.3. Nội dung thực nghiệm:

1.3.1. Nội dung thực nghiệm là hoạt động dạy và học chèo qua trích đoạn “Xúy Vân giả dại” (Trích “Kim Nham), chƣơng trình Ngữ văn 10, nâng cao. 1.3.2. Việc thực hiện các giáo án đi đến những mục tiêu chung nhƣ sau: Giúp HS:

*Về kiến thức:

- Hiểu đƣợc nghệ thuật thể hiện đặc sắc nội tâm của vai Xúy Vân trong đoạn trích từ đó hiểu đƣợc những đặc trƣng cơ bản của thể loại chèo cổ Việt Nam, một loại hình sân khấu mang đậm bản sắc dân tộc và nhận ra điểm khác biệt giữa Chèo và các loại hình sân khấu dân gian khác (nhƣ Tuồng, Cải Lƣơng…)

*Về kỹ năng:

- Biết đọc hiểu một trích đoạn Chèo cổ theo đặc trƣng thể loại theo định hƣớng tích cực hóa hoạt động học tập của ngƣời học.

*Về tư tưởng, thái độ:

- Biết cách nhìn nhận và đánh giá con ngƣời và sự việc một cách khách quan, đúng bản chất; tránh cái nhìn một chiều, áp đặt chủ quan.

- Có thái độ trân trọng đối với Chèo và các thể loại văn học nghệ thuật truyền thống độc đáo của dân tộc.

1.4. Tiến trình thực nghiệm:

Thực nghiệm sƣ phạm đƣợc thực hiện theo các bƣớc sau:

1.4.1. Lên kế hoạch thực nghiệm.

- Liên hệ với trƣờng để chọn GV dạy thực nghiệm, chọn các lớp thực nghiệm và đối chứng.

Chọn hai lớp 10, nâng cao của trƣờng THPT Lê Quý Đôn là lớp 10C và lớp 10D để tiến hành thực nghiệm. Trong đó, lớp 10C là lớp đối chứng, lớp 10D là lớp thực nghiệm.

1.4.2. Làm việc với GV dạy thực nghiệm

GV của các lớp thực nghiệm đƣợc nhận trƣớc giáo án để nghiên cứu và hình dung cách tổ chức giờ học. Sau đó, tác giả bài soạn làm việc trực tiếp với GV để giới thiệu ý tƣởng và những điểm mới của giáo án (cách khai thác tác phẩm, cách tổ chức hoạt động, những biện pháp và thủ thuật dạy học cụ thể), sự khác biệt giữa giáo án dạy trích đoạn “Xúy Vân giả dại” theo đặc trƣng thể

loại và giáo án dạy văn bản không chú trọng đến đặc trƣng thể loại. Hai bên trao đổi, đi đến thống nhất về những vấn đề cơ bản.

Để đảm bảo cho giờ học thành công và thể hiện đƣợc tinh thần tổ chức hoạt động dạy học tác phẩm theo đặc trƣng thể loại, GV cần chú ý khâu giao nhiệm vụ chuẩn bị bài ở nhà và giúp đỡ HS chuẩn bị tốt bài ở nhà trƣớc khi đến lớp.

GV cũng cần đƣợc hƣớng dẫn để hiểu đúng và thể hiện tốt vai trò ngƣời tổ chức hoạt động theo PPDH mới với những công việc cụ thể: giao việc cho HS, làm mẫu cho hoạt động của HS, theo dõi HS hoạt động, tổ chức cho HS làm việc, tổ chức cho HS báo cáo kết quả, đánh giá kết quả làm việc, thuyết trình và tổng kết khi cần thiết.

1.4.3. Tổ chức thực nghiệm.

- Dự giờ dạy thực nghiệm. Theo dõi việc tổ chức dạy học trên lớp của GV. Cảm nhận về khơng khí lớp học, về khả năng tiếp nhận, lĩnh hội của HS. - Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm với GV.

- Điều chỉnh, sửa chữa, bổ sung giáo án thực nghiệm.

1.5. Đánh giá quá trình thực nghiệm

Kết quả thực nghiệm sƣ phạm sẽ đƣợc nhận xét, kiểm tra, đánh giá qua: - Hoạt động dự giờ dạy trên lớp của GV, trao đổi, làm việc với GV.

- Hoạt động dự giờ, quan sát HS, nghe HS phát biểu ý kiến, trò chuyện với HS.

- Sử dụng công cụ đánh giá là các câu hỏi, bài tập trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS sau bài dạy. - Mô tả và phân tích kết quả giờ dạy trên lớp, dùng phƣơng pháp thống kê toán học, các phƣơng pháp so sánh, đối chiếu để xử lí số liệu thu thập đƣợc qua thực nghiệm, đi tới những kết luận đánh giá kết quả học tập của HS, xác nhận tính khả thi và hiệu quả của giờ dạy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy chèo theo đặc trưng thể loại cho học sinh lớp 10, chương trình nâng cao, trung học phổ thông (Trang 117 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)