Tìm hiểu Chèo theo đặc trƣng ngôn ngữ thể loại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy chèo theo đặc trưng thể loại cho học sinh lớp 10, chương trình nâng cao, trung học phổ thông (Trang 107 - 117)

Đặc điểm nghệ thuật chèo thể hiện ở nhiều phƣơng diện: từ ngôn ngữ, đạo cụ, đến hình thức trình diễn và khán giả quen thuộc của sân khấu chèo. Trong kho tàng văn hoá nghệ thuật dân gian dân tộc, chèo là một loại hình sân khấu kịch hát đậm đà tính dân tộc, với sự kết hợp nhuần nhuyễn của hàng loạt yếu tố: hát, múa, nhạc, kịch mang tính nguyên hợp vô cùng độc đáo.

Ngơn ngữ kịch bản chèo sân đình đã hội nhập đƣợc hầu nhƣ tất cả những nội dung của tục ngữ, câu đố, ca dao… nên có ý nghĩa và phong vị riêng rất độc đáo.

Những năm 1960, trong cuốn “Bƣớc đầu viết chèo”, tác giả Tú Mỡ đã có một nhận xét khá thấu đáo: “Ngôn ngữ của Chèo cũng là ngôn ngữ thuần túy

dân tộc với những đặc tính: nơm na, mộc mạc, sáng sủa, lưu lốt và nhiều hình ảnh. Tuy rằng có khi phải nói chữ, dẫn điển của Nho học nhưng những vai thầy đồ, nho sĩ, vua quan, hề đồng của nhà nho, nhưng phần nhiều lời văn của chèo đại chúng lời của ca dao, tục ngữ” (Tú Mỡ. Bƣớc đầu viết chèo. Nxb Phổ thơng, Bộ Văn hóa Hà Nội, 1960, tr. 6). Hoặc nhƣ nhận xét của các nhà nghiên cứu chèo Trần Việt Ngữ - Hoàng Kiều: “Phương pháp đem nhiều

thành ngữ, tục ngữ, từ ngữ thông thường ghép lại hoặc phát triển lên, để thể hiện một khía cạnh – chủ yếu – của tính cách nhân vật và là một đặc điểm của Chèo” (Trần Việt Ngữ - Hoàng Kiều. Bƣớc đầu tìm hiểu sân khấu chèo. Nxb

Văn hóa Nghệ thuật, Hà Nội, 1994, tr. 140). Cái đẹp của lời chèo là nhờ một phần của ca dao, tục ngữ, nhƣ nhận xét của giáo sƣ Trần Bảng: “Ngôn ngữ chèo long lanh như những câu ca dao, tục ngữ, những câu thơ bác học đã được truyền tụng lâu đời” (Trần Bảng. Chèo – một hiện tƣợng sân khấu dân

tộc, Sđd, tr.1). Ca dao, dân ca khi vào sân khấu chèo, xét ở góc độ ngơn từ, giá trị phần lời của ca dao cũng tƣơng tự nhƣ phần lời của dân ca. Do ca dao,

dân ca sử dụng gần nhƣ hầu hết các thể thơ dân tộc: ba từ, bốn từ, năm từ, lục bát, lục bát biến thể, ca trù… trong đó mà tiêu biểu là thể thơ lục bát. Thể thơ lục bát có một âm điệu gần gũi, thân thƣơng trong tâm thức ngƣời Việt. Có ngƣời nói “âm điệu lục bát gần gũi với tình cảm, quấn qt tâm hồn. Có cảm

tưởng nếu khơng có sự can thiệp của trí tuệ và trái tim Việt Nam hễ cất tiếng là như khuôn vào nhịp điệu lục bát”. Về giọng điệu, ca dao – dân ca là giọng

điệu của tình cảm thiết tha, mặn nồng. Âm điệu rất phù hợp với việc miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật, nhất là các nhân vật vốn quen thuộc trong cách cảm, cách nghĩ của nhân dân lao động. Đối với chèo, âm điệu của ca dao, dân ca có một ý nghĩa đặc biệt. Do sử dụng lời hát – điều cốt yếu của kịch hát là phải hát và phải hay – mà lời hát chủ yếu là dân ca ở đồng bằng Bắc Bộ, đã tạo cho chèo một âm điệu, giọng điệu riêng. Chính âm điệu, giọng điệu này đã làm cho chèo về bản sắc thể loại, không trộn lẫn với các thể loại sân khấu khác.

Lời hát – bản thân nó đã có ý nghĩa khác lạ so với ngôn ngữ thông thƣờng. Ngƣời xƣa nói: “Tình rung động trong lòng nên phát ra ở lời. Lời chưa nói hết nên phải ngợi than, ngợi than chưa đủ phải ngâm hát” (Một số

làn điệu chèo, Ty văn hóa Ninh Bình, 1970, tr.110). Nói cách khác, lời hát là sự biểu đạt, phơ diễn tâm tình một cách dầy đủ, sâu sắc nhất. Với chèo, nó trở thành một phƣơng tiện thiết cốt, gắn bó. Về phƣơng diện này, tác giả Chèo Tào Mạt đã có nhận xét đúng đắn: “Chèo dùng hát, múa, nhạc khí, võ thuật mang màu sắc dân gian đồng bằng Bắc Bộ là phƣơng tiện chủ yếu. Hát múa, nhạc chèo kết hợp hữu cơ với nhau, bổ sung cho nhau thành trò diễn Chèo”. Số làn điệu Chèo mà các nghệ sĩ xƣa sử dụng khá phong phú. Tú Mỡ trong cuốn “Bƣớc đầu viết chèo” cũng đã thống kê tới 50 tên các làn điệu chèo quen thuộc (Tú Mỡ. Bƣớc đầu viết Chèo. Nxb Phổ thơng, Bộ Văn hóa, H, 1960). Trong cuốn một số làn điệu Chèo, ghi tới 121 làn điệu truyền thống và cải biên (Một số làn điệu chèo, Ty văn hóa Ninh Bình, 1970, tr.10). Làn hát, theo

giáo sƣ Hà Văn Cầu – là một kết cấu chung về nét nhạc – tiết tấu cụ thể. Mọi điệu hát có thể có nhiều lời hát khác nhau. Mỗi lần hát ở một trƣờng hợp cụ thể, gọi là một bài hát (Hà Văn Cầu. Mấy vấn đề trong kịch bản chèo. Nxb Văn hóa, H, 1977, tr. 98). Ơng cịn căn cứ vào lợi ích và cơng dụng của chúng, với tƣ cách là một phƣơng tiện ngôn ngữ kịch bản, đã chia các bài hát chèo ra làm 6 loại, bao gồm:

- Loại bài hát trang trí (vui, buồn, man mác…) có thể sử dụng nhƣng một loại ngôn ngữ “nền” vạn năng cho nhiều vở khác nhau.

- Loại bài hát gây khơng khí dùng để miêu tả khơng khí chung cho một số trƣờng hợp cụ thể và có thể đồng ca đƣợc.

- Loại bài hát trữ tình dùng để miêu tả các trạng thái tâm hồn, tình cảm riêng lẻ hay trong quan hệ tay đôi.

- Loại bài hát tự sự dùng trong các trƣờng hợp đấu tranh, cƣỡng ép, thuyết phục, dò xét nhau.

- Loại bài hát tính cách chỉ dùng cho từng loại nhân vật riêng, ở trƣờng hợp có giao lƣu nhân vật, cũng nhƣ trƣờng hợp riêng biệt (ra trò chẳng hạn) (Hà Văn Cầu, Sđd, tr. 98).

Hà Văn Cầu cịn xem xét cách bố trí các làn điệu hát ở trong Chèo cổ, tuy mỗi vở có một âm điệu cơ bản song về đại thể, ngƣời xƣa khơng hồn tồn có ý thức tuyển lựa cho từng nhân vật một nét nhạc chủ đề nhƣ một số các nhà biên kịch Tây phƣơng thƣờng chủ trƣơng. Câu hát cách, câu hát sa lệch, câu hát sắp,… thực ra khơng chỉ dùng riêng cho nhân vật chín chắn mà cả nhân vật lệch cũng dùng… Điều đó chứng tỏ rằng, các làn hát chèo có một cái gì đó hồn tồn khác với các khúc hát trong O-pe-ra; vì vậy, ở mỗi vở chèo, có sắp xếp cho từng nhân vật một mơ-típ nhạc chủ đạo hay không, khơng phải là vấn đề. Ơng cha ta xƣa đã từng sắp xếp những bài hát mà các nghệ nhân gọi là “hát vặt” hoàn toàn cho các nhân vật đều đƣợc. Đây là một vấn đề thuộc phong cách mang tính chất hiện thực tả ý khá đặc biệt của chèo.

Ở mỗi vở, tìm hiểu về mặt sắp xếp bài hát, chúng ta thƣờng thấy một số lớp hát nhƣ sau:

1. Lớp hát ra trò 2. Lớp hát vặt 3. Lớp đối ca.

Lớp hát ra trò là lớp hát của nhân vật hát từ trong buồng trò, vừa xuất hiện, vừa hát nhằm tạo nên một khơng khí mới cho lớp trị hoặc giới thiệu tính chất độc đáo của vai trị trong khi trình diễn với khán giả. Lớp hát ra trò thƣờng đƣợc sắp xếp vào những chỗ đầu lớp khơng có giao lƣu sân khấu hoặc khi kịch tính chƣa phát triển, câu chuyện dừng lại, khơng có diễn biến. Nhân vật vỉa, hát xong thƣờng là xƣng danh rồi đi vào hành động (hoặc nói, hoặc hát, có giao lƣu với đối tƣợng sân khấu của mình).

Trong vở “Kim Nham”, mãi đến màn “Xúy Vân giả dại” tác giả dân gian mới để nàng xƣng danh. Qua hành động và lời nói, chúng ta nhận biết tính cách nhân vật “Phụ Kim Nham say đắm Trần Phƣơng/ Cho đến nỗi điên cuồng rồ dại”, từ một đào (nữ) chín đã chuyển sang đào (nữ) lệch, nhƣng

chƣa lệch hẳn nên gọi là đào pha. Nhƣ vậy, qua ngôn ngữ mà ta nhận biết

đƣợc tính cách nhân vật trong Chèo.

Lớp hát vặt là lớp hát khi nhân vật kết thúc một ý thƣờng hát một câu có tính chất điểm xuyết khơng khí cho một đoạn trị trƣớc khi chuyển sang đoạn khác. Các nghệ sĩ xƣa thƣờng gọi là một sắp hát. Có lẽ vì thế một số lớn điệu hát đƣợc gọi tên là hát sắp.

Lớp hát đối ca dùng vào những trƣờng hợp trao đổi tâm tình, hoặc đấu tranh với nhau, hoặc tiễn biệt nhau…

Trong tất cả các lớp ấy, trừ một số rất ít bài hát không cần bắc cầu, phần lớn các bài hát đều địi hỏi có sự chuẩn bị về mặt âm nhạc. Ở đó, các tác giả thƣờng viết các loại câu nói sử, nói chênh, nói lệch… hoặc vỉa, ngâm.

Ví dụ: Trong đoạn “Xúy Vân giả dại”, từ nói lệch, đến hát quá giang xen vào đó là một câu vỉa, từ hát quá giang đến hát điệu con gà rừng là lời xƣng danh…

Với lớp trò “Xúy Vân giả dại” nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đây là miếng trị diễn hỗn đồng “nói – hát – múa – diễn xuất” hồn chỉnh. Cả lớp trò nếu chỉ đọc lời trị khơng, chúng ta sẽ mất khơng đầy 4 phút, nhƣng khi biểu diễn, nghệ sĩ sẽ phải thực sự lao động (bằng múa hát) liên tục trong khoảng hơn 20 phút, đầy mồ hôi và công sức của ngƣời diễn và đầy hào hứng cho ngƣời xem.

Sự phong phú về số lƣợng, công dụng hữu hiệu của các làn điệu chèo, xét về cội nguồn lại là sự tập hợp, bổ sung của dân ca các miền khác nhau với tất cả sự phong phú của nó.

Vì vậy, dạy chèo theo đặc trƣng thi pháp điều quan trọng là phải bám vào những đặc trƣng ngôn ngữ của Chèo.

Các biện pháp và quy trình thực hiện khi tìm hiểu chèo theo đặc trƣng

ngôn ngữ thể loại:

Biện pháp:

+ Đọc – hiểu đặc trƣng ngôn ngữ chèo qua các làn điệu trong màn “Xúy Vân giả dại”: mỗi làn điệu có những đặc trƣng riêng trong âm điệu, cách diễn tả nội tâm; ngôn ngữ chèo gần gũi với ngôn ngữ của ca dao, dân ca.

+ Phân tích ngơn ngữ chèo gắn với các làn điệu kết hợp với hành động của nhân vật để từ đó đánh giá đƣợc nghệ thuật diễn tả nội tâm nhân vật Xúy Vân thể hiện trong kịch bản chèo.

Sử dụng những biện pháp trên chúng tơi nhằm mục đích: Giúp HS: - Nhận thức đƣợc đặc trƣng ngôn ngữ của Chèo, gắn với ngôn ngữ ca dao,

lời ăn tiếng nói của dân gian: bóng bảy với những hình ảnh so sánh, ẩn dụ…

- Hiểu đƣợc ngôn ngữ Chèo là phƣơng tiện để giúp ngƣời đọc định hình tính cách nhân vật.

- Đánh giá đƣợc ngôn ngữ Chèo kết hợp với nghệ thuật biểu diễn: hành động, diễn xuất làm nên đặc trƣng khác biệt của Chèo.

Quy trình thực hiện

* Đọc – hiểu đặc trƣng ngôn ngữ Chèo qua các làn điệu:

- GV yêu cầu HS tìm hiểu đặc trƣng của một số làn điệu: Nói lệch, vỉa, Hát quá giang, Hát điệu con gà rừng, Hát sa lệch, Nói điệu sử rầu, Hát ngƣợc… - GV cho HS xem trích đoạn “Xúy Vân giả dại” hoặc nghe các làn điệu để học sinh nhận diện âm điệu của mỗi làn hát: mỗi làn điệu có âm điệu, nhịp điệu, tiết tấu khác nhau diễn tả cung bậc tâm trạng khác nhau của Xúy Vân. - GV nêu vấn đề bằng việc đƣa ra những câu hỏi để HS trao đổi, thảo luận từ đó tự cảm nhận đƣợc đặc trƣng riêng trong ngôn ngữ của Chèo.

- HS làm việc độc lập, làm việc theo nhóm hoặc làm việc tập thể theo yêu cầu của GV bằng việc trả lời những câu hỏi, tự mình cảm nhận, phân tích và đánh giá đƣợc nội dung tƣ tƣởng của trích đoạn “Xúy Vân giả dại” thông qua những làn điệu đặc trƣng của Chèo.

Ví dụ:

Với đoạn Xúy Vân (nói lệch) và hát quá giang:

Đau thiết thiệt van Than cùng bà Nguyệt Đánh cho lê liệt Chết mệt con đồng Bắt đị sang sơng. Bớ đò, bớ đò..! … … …… … Nên tơi phải lụy đị,

Bởi ông trời tối phái lụy cô bán hàng … Chẳng nên gia thất thời về

Ở làm chi mãi cho chúng chê bạn cười…

Xét ngôn ngữ trong vở chèo, trƣớc hết chúng ta thấy đó là ngơn ngữ mang tính tƣ tƣởng. Đó là sức sống bên trong nhân vật, đồng thời lại là chiếc xe tải tƣ tƣởng của tác giả. Xúy Vân bƣớc ra sân khấu với tất cả sự sôi nổi, thèm khát hạnh phúc, tiếng gọi đò da diết, tiếng phản kháng quyết liệt “chả nên gia thất thì về/ Ở làm chi mãi cho chúng chê bạn cười”. Những câu thơ

ngắn, những vần liền (thiết/ thiệt, van/ than, liệt/chết), vần gần nhau (nguyệt/ liệt, đồng/ sơng) góp phần diễn tả một nỗi đau đang quặn lên, đồng thời gợi

cho ngƣời đọc mƣờng tƣợng ra những động tác, cử chỉ dằn mạnh của diễn viên.

Tiếp đến là câu thơ lục bát biến thể dài hơi, bộc lộ nỗi mệt mỏi, chán chƣờng. Hình ảnh ngƣời con gái đang cất lời than thở cùng “bà Nguyệt lão” (trong ca dao cổ truyền, mỗi lần bà Nguyệt đƣợc nhắc đến là cái giọng oán trách lại cất lên), rồi lại càng gọi đò, càng đợi đò lại càng gặp sự im lặng thờ ơ, để rồi muộn mằn, lỡ dở tất cả: “Tơi kêu đị, đị nọ khơng thưa/ Tôi càng chờ, càng đợi, càng trưa chuyến đò”. Tiếng gọi đị da diết, hình ảnh ẩn dụ về

chuyến đị nhân duyên cùng nghệ thuật tăng tiến “càng… càng” đã làm hiện

rõ tâm trạng vừa tha thiết với hạnh phúc vừa vơ vọng, để rồi tự thấy mình lỡ làng, dang dở. Trưa chuyến đò – muộn chuyến đò, gọi đò mà đò chẳng thưa là một ẩn dụ nói lên số phận đáng buồn cùng tình cảnh thất vọng của kẻ đang khát khao hạnh phúc nhƣng hạnh phúc quá xa vời: Cách con sông nên tơi phải lụy đị. Đó là một con sơng, một con đò chở đầy ẩn dụ: vì quá thèm đƣợc hạnh phúc mà Xúy Vân phải để lụy tấm thân mình vào tay ngƣời khác. Ngƣời khác đó là ai? “Cơ bán hàng” là ẩn dụ chỉ những ai đã bƣớc vào cuộc đời Xúy Vân và Xúy Vân đã bám lấy nhƣ một cứu cánh?

Lời hát quá giang tiếp tục bằng một hành động quả quyết, mạnh mẽ của ngƣời hát:

Ở làm chi mãi cho chúng chê, bạn cười.

Câu thơ diễn tả tâm trạng muốn bứt phá, bỏ về để tự giải phóng mình, khơng chấp nhận cuộc sống hiện tại trong gia đình nhà chồng.

- Tự thấy mình “chẳng nên gia thất”, tự thấy mình lỡ làng duyên phận, Xúy Vân “chắp tay lạy bạn đừng cƣời” – một thái độ van xin tha thiết và một sự giãi bày thành thực. Dƣờng nhƣ trong lòng nàng đang mang nặng cảm giác bất an, dƣờng nhƣ nàng đang tự thanh minh cho mối quan hệ riêng của mình và cầu xin mọi ngƣời hiểu cho nàng; một mặt nàng vẫn ý thức đƣợc phải giữ lấy những phẩm chất, đạo đức, lòng chung thủy của ngƣời phụ nữ theo khuôn phép xã hội phong kiến, mặt khác nàng tự biết mình đã vƣớng vào chuyện “gió trăng”.

Rõ ràng trong lời trò của Xúy Vân, tác giả muốn gửi gắm một lời kêu gọi giải phóng cá nhân, trƣớc hết là giải phóng phụ nữ…

- Với điệu hát con gà rừng là một điệu hát giật cục do sử dụng rất nhiều đảo phách nhiều quãng giai điệu lên cao, xuống thấp thất thƣờng, bất ngờ,… Khi hát điệu này, đầu tóc diễn viên xõa rũ rƣợi, vừa hát vừa múa vòng tròn giữa sân khấu, tay chỉ trỏ đủ các phía… Nhìn điệu bộ bên ngồi, khi nghe giọng hát nhƣ vậy, ta nhận thấy trƣớc mắt mình là một ngƣời đàn bà mắc chứng thần kinh không ổn định, chợt nhớ, chợt quên, đang vui đột ngột chuyển sang trạng thái nhƣ chìm sâu vào kí ức mơ hồ, xa xăm,… Một bề ngoài nhƣ thế rõ ràng là ngƣời điên dại.

Thế nhƣng, nội dung văn học của lời ca lại cho thấy một sự thực khác ẩn sau cái vẻ ngoài điên dại ấy: nàng Xúy Vân ý thức rất rõ nỗi đau của cảnh vợ chồng khơng tƣơng xứng chẳng khác gì “gà rừng ăn lẫn với cơng”

(vợ thì khao khát hạnh phúc gối chăn, chồng lại mải mê giấc mộng công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy chèo theo đặc trưng thể loại cho học sinh lớp 10, chương trình nâng cao, trung học phổ thông (Trang 107 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)