Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học truyện ngắn việt nam hiện đại cho học sinh lớp 12 trung tâm giáo dục thường xuyên theo quan điểm sư phạm tương tác (Trang 29)

6. Cấu trúc của luận văn

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Nội dung dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn lớp 12 Ngữ văn lớp 12

Ở chương trình Ngữ văn cấp THPT, phần truyện ngắn Việt Nam hiện đại từ đầu thế kỷ XX được phân bố ở sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11 và 12, gồm các truyện: Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân), Chí Phèo (Nam Cao), Hạnh phúc của một tang gia (Vũ Trọng Phụng), Vợ chồng A Phủ (Tơ Hồi), Vợ nhặt (Kim Lân), Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi), Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành), Một người Hà Nội (Nguyễn Khải), Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu) và một số truyện đọc thêm khác. Những tác phẩm truyện ngắn Việt Nam hiện đại lớp 12 được dạy học trong kì II của năm học. Do đặc thù của cấp học, chương trình Ngữ văn lớp 12 GDTX được cắt giảm một số tiết so với cấp THPT với các bài học được thống kê ở bảng sau:

Bảng 1.2. Phân phối chương trình những tiết dạy truyện ngắn Việt Nam hiện đại lớp 12 THPT

STT Tuần Tiết thứ Phân môn Nội dung

1 19 55-56 Đọc văn Vợ chồng A Phủ 2 20-21 60-62 Đọc văn Vợ nhặt 3 22 64-65-66 Đọc văn Đọc thêm Rừng xà nu Bắt sấu rừng U Minh Hạ

4 23 67-68 Đọc văn Những đứa con trong gia đình

5 24 70-71 Đọc văn Chiếc thuyền ngoài xa

Bảng 1.3. Phân phối chương trình những tiết dạy truyện ngắn Việt Nam hiện đại lớp 12 GDTX

Tuần Tiết thứ Phân môn Nội dung

18 52-53 Đọc văn Đọc thêm

Vợ chồng A Phủ

Những đứa con trong gia đình 19 56- 57 Đọc văn Vợ nhặt 21 61-62 Đọc văn Đọc thêm Rừng xà nu Bắt sấu rừng U Minh Hạ 22 64-65 Đọc văn Đọc thêm

Chiếc thuyền ngoài xa

Qua bảng 1.2 và bảng 1.3 có thể thấy:

Số lượng bài học và tổng số tiết dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại ở hai cấp học có sự khác nhau. Theo phân phối chương trình Ngữ văn GDTX lớp 12 có tổng số là 102 tiết học chia đều cho 2 học kì. Trong đó phần truyện ngắn Việt Nam hiện đại có 04 tác phẩm được đưa vào dạy chính khóa: “Vợ chồng A Phủ” của Tơ Hồi, “Vợ nhặt” của Kim Lân, “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành, và “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. Trong khi đó chương trình THPT chính quy thì có 05 tác phẩm, tức là thêm 1 tác phẩm nữa, đó là tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi. Chương trình của THPT thì mỗi một tác phẩm truyện ngắn Việt Nam hiện đại được dạy trong vịng 2 tiết. Chương trình của GDTX thì mỗi một tác phẩm truyện ngắn Việt Nam hiện đại cộng với 1 đến 2 tác phẩm đọc thêm sẽ dạy trong 2 tiết. Ví dụ như tiết 52, 53 trong chương trình GDTX là tiết đọc văn “Vợ chồng A Phủ” của Tơ Hồi và đọc thêm “Những đứa con trong gia đình ” của Nguyễn Thi; Tiết 56, 57 là bài “Vợ nhặt” của Kim Lân; Tiết 61, 62 là bài “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành và đọc thêm “Bắt sấu rừng U Minh Hạ” của Sơn Nam; tiết 64, 65 là bài “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu và đọc thêm “Mùa lá rụng trong vườn” của Ma Văn Kháng và “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải.

So sánh hai chương trình nêu trên, chúng tơi cịn muốn đưa ra một thực tế là: HS THPT cịn có thêm những tiết học tự chọn cịn bên GDTX thì khơng có những tiết học này. Đây cũng là những khó khăn nhất định để HV TTGDTX tiếp nhận những tác phẩm truyện ngắn Việt Nam hiện đại.

1.2.2. Thực trạng dạy và học phần truyện ngắn Việt Nam hiện đại của giáo viên và học viên ở Trung tâm GDTX viên và học viên ở Trung tâm GDTX

Để nghiên cứu cụ thể thực trạng học của HV và thực trạng dạy truyện ngắn Việt Nam hiện đại của GV, chúng tôi đã tiến hành điều tra 100 HS khối 12 và 12 GV ở các trường: Trung tâm GDTX-HNDN Cẩm Giàng – huyện Cẩm Giàng – tỉnh Hải Dương, Trung tâm GDTX Bình Giang - tỉnh Hải

Dương, Trung tâm GDTX thành phố Hải Dương – tỉnh Hải Dương. Các vấn đề cơ bản được chúng tôi quan tâm điều tra là: Việc HV chuẩn bị bài ở nhà qua soạn bài trước khi đến lớp thế nào, HV tham gia học tập ra sao và kết quả học tập mà các em đạt được. Cùng với đó là việc soạn bài của GV, cách tổ chức hoạt động học cho HV trong giờ dạy Ngữ văn nói chung, dự giờ một số GV. Kết quả điều tra thu được như sau:

* Về phía HV

- Thực trạng soạn bài ở nhà của HV

Để tìm hiểu về việc học truyện ngắn Việt Nam hiện đại của HV TTGDTX hiện nay, đặc biệt là HV lớp 12, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra vở soạn của HV trước khi học bài mới. Kết quả thu được như sau:

Bảng 1.4. Thực trạng soạn bài ở nhà của HV

Mức độ Không đạt Trung bình Khá Tốt Khơng chuẩn bị Chép lung tung Nhờ chép hộ Làm hết câu nhưng sơ sài Làm kĩ một nửa số câu hỏi Còn mắc lỗi diễn đạt và chính tả Soạn đầy đủ, trình bày chưa cẩn thận Trả lời đầy đủ, còn mắc lỗi diễn đạt Soạn đầy đủ, có sự sáng tạo Số lượng HV 60 HV (60%) 6 HV (6%) 6 HV (6%) 10 HV (10%) 2 HV (2%) 8 HV (8%) 4 HV (4%) 4 HV (4%) 0 HV (0%) Tổng số 72 HV (72%) 20 HV (20%) 8 HV (8%) 0 HV (0%)

Việc soạn bài ở nhà trước khi đến lớp là một khâu quan trọng trong học tập môn Ngữ văn, hơn nữa những tác phẩm truyện ngắn Việt Nam hiện đại có dung lượng dài hơn so với những tiết học văn khác. Nếu không đọc và soạn bài ở nhà thì lên lớp HV khó có thể nắm bắt được bài học. Nếu lên lớp GV mới tổ chức cho HV đọc văn bản thì khơng thể đi kịp chương trình và tiết dạy khó có thể thành cơng được.

Qua thống kê việc soạn bài ở bảng 1.4 cho thấy hầu như HV không chuẩn bị bài soạn ở nhà (72%). Số lượng HV chuẩn bị bài trước khi đến lớp là

rất ít, chỉ có 42% trong 12 % HV soạn bài cịn mang tính chất đối phó, tức là các em chỉ cần có chữ trong soạn bài của mình, thậm chí một số HV cịn nhờ bạn hay anh chị em mình chép hộ để có bài. Chỉ có 30% số bài soạn của HV là đạt yêu cầu nhưng trong đó hầu hết các em chỉ đạt ở mức độ trung bình, có 8% là đạt khá, khơng có một HV nào soạn bài tốt trước khi đến lớp. Thực tế này là một khó khăn cho GV dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại nói riêng, dạy Ngữ văn ở TTGDTX hiện nay nói chung.

- Thực trạng giờ học Ngữ văn:

Tôi đã tiến hành dự giờ một số GV, qua quan sát và phỏng vấn HV sau tiết học tôi thấy thái độ học tập của HV như sau:

Bảng 1.5. Thái độ của HV với giờ học

1. Cảm nhận, thái độ của HV Rất hứng thú 0% Bình thường 47% Khơng hứng thú 53% 2. Cơ hội phát biểu xây dựng bài

Nhiều lần 5% Ít lần 27% Không lần nào 68% 3. HV được thảo luận nhóm trong giờ học Nhiều lần 0% Ít lần 12% Khơng có 88% 4. Ghi chép bài Đầy đủ 75%

Ghi chép lung tung 17%

Không ghi chép 8%

5. Tác dụng của phương pháp, hình thức tổ chức DH

Giúp HV thấy được lợi ích của việc học 30%

Khơng thấy được lợi ích của việc học 70%

Nhìn vào bảng khảo sát 1.5 ta nhận thây:

- Cảm nhận, thái độ của HV với giờ học: Cả hai lớp khơng có HV nào cảm thấy hứng thú với giờ học truyện ngắn Việt Nam hiện đại, chỉ thấy hầu hết HV khơng hứng thú gì hay cảm thấy bình thường với những tiết học này, 53% là HV không hứng thú khi học Ngữ văn

- Cơ hội phát biểu xây dựng bài: Thực tế cho thấy, dạy học bằng PPDP cũ HV ít có cơ hội phát biểu trong tiết học, cả tiết học mới có 5% HV có cơ hội trả lời câu hỏi, ít lần là 27%, cịn lại đến tận 68% các em không được phát biểu lần nào.

- HV được thảo luận nhóm trong giờ học: Trong tiết học HV khơng có cơ hội để trao đổi với bạn với thầy nhiều, 88-90% HV khơng được tham gia thảo luận nhóm trong giờ học.

- Ghi chép bài: HV ghi chép còn chưa nghiêm túc, ghi chép đầy đủ là 73-75%, còn lại là hơn 20% HV khơng ghi chép hoặc có ghi chép thì ghi chép lung tung, được chăng hay chớ. Từ việc ghi chép khơng đầy đủ thì về nhà các em lại khơng học gì, thậm chí cho rằng khơng có gì để học rồi khơng soạn bài và lên lớp lại khơng thích học những giờ Ngữ văn.

Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên một phần là do cách dạy của GV cịn có phần áp đặt, khơng tạo được hứng thú trong những giờ học Ngữ văn, không tạo cơ hội cho các em được tự tìm kiếm tri thức nên những giờ học Ngữ văn hết sức buồn tẻ, không thu hút được các em hào hứng học và khơng soạn bài ở nhà khơng thích học văn là một tất yếu.

- Kết quả học tập giờ truyện ngắn Việt Nam hiện đại:

Sau khi HV xong, tôi đã tiến hành cho HV làm bài kiểm tra 15 phút, kết quả thu được là:

Bảng 1.6. Kết quả học tập giờ truyện ngắn Việt Nam hiện đại

Số bài

kiểm tra Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm 3-4 Điểm 0-2

100 0 HV (0 %) 20 HV (20%) 35 HV (35%) 35 HV (35%) 10HV (10 %)

Nhìn vào bảng 1.6 ta thấy điểm 9-10 khơng có HV nào đạt, điểm 7-8 có 20%, 35% đạt điểm 5-6 còn lại đến 45% là số em dưới điểm trung bình.

Ngun nhân:

Do HV khơng hứng thú trong giờ học Ngữ văn nói chung. Phần lớn tiết học GV cũng chưa lơi cuốn được HV tích cực tham gia hoạt động trong

giờ học nên giờ học truyện ngắn Việt Nam hiện đại nói riêng vẫn là sự nhàm chán với HV. Các em khơng thích học nên khơng hiểu bài và kết quả học tập chưa cao.

* Về phía GV:

- Thực trạng soạn bài của GV:

Tôi đã tiến hành kiểm tra giáo án của 12 GV ở 3 trung tâm: Trung tâm GDTX-HNDN Cẩm Giàng – huyện Cẩm Giàng – tỉnh Hải Dương, Trung tâm GDTX Bình Giang - tỉnh Hải Dương, Trung tâm GDTX thành phố Hải Dương – tỉnh Hải Dương, kết quả thu được như sau:

Bảng 1.7. Thực trạng soạn giáo án của GV

Mức độ Hợp lí Chƣa hợp lí Nội dung khá đầy đủ, giáo án thể hiện sự tương tác Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc. Có sự tổ chức cho HV hoạt động một cách tích cực Chưa đầy đủ nội dung Không rõ ràng, mạch lạc, chưa rõ hoạt động của HV Hoạt động của GV quá nhiều, HV quá ít Số lƣợng (GV) 2 2 1 2 5 Tổng số (GV) 4 8

Đối với mỗi giáo viên, giáo án là sự chuẩn bị chu đáo của họ trước khi lên lớp dạy. Chính nhờ sự chuẩn bị này mà GV sẽ giảng dạy mạch lạc, khoa học, hấp dẫn với học viên và giúp các em tiếp thu bài học một cách tốt nhất. Tuy nhiên, việc soạn giáo án cũng còn nhiều điều bất cập cần bàn. Trong tổng số 12 GV mà chúng tôi tiến hành khảo sát thì có 4 GV là có giáo án khá hợp lí, cịn lại tới gấp đơi số lượng GV soạn bài chưa đạt yêu cầu. Có giáo viên chỉ cần có bài soạn, nội dung thì q sơ sài, thậm chí là chưa đầy đủ. Phần nhiều (có 5 GV) là vẫn soạn bài theo PPDH cũ, tức là chỉ chú ý đến hoạt động của thầy mà không thể hiện được sự tổ chức, dẫn dắt của GV. Theo những giáo án này thì thầy vẫn giữ vai trị độc tơn trong tiết học, còn HV chỉ biết nghe thầy cơ bình và các em ghi chép thật nhiều.

- Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng của việc soạn giáo án như trên nhưng trong đó phải kể đến ý thức của GV, soạn và mang giáo án đến lớp chỉ là để đối phó với kiểm tra, thanh tra. Bên cạnh đó phần lớn GV vẫn dạy theo PPDH cũ nên giáo án cũng không thể hiện được sự tương tác của HV với bạn, với thầy. Có một bộ phận nhỏ GV đã có sự đổi mới PP nên giáo án của họ cũng thể hiện được hoạt động tích cực của HV.

- Thực trạng tổ chức giờ dạy của GV:

Bảng 1.8. Thực trạng tổ chức giờ dạy của GV

Cách thức tổ chức dạy học của HV Số lƣợng %

GV dạy theo phương pháp dạy học cũ, chủ yếu là giảng và

đọc cho HV ghi chép 9 75%

GV tổ chức cho HV tự chiếm lĩnh tri thức 3 25%

Mặc dù đã nhiều năm triển khai đổi mới trong dạy học nhưng qua thực tế cho thấy tỉ lệ GV chưa hoặc chậm đổi mới vẫn chiếm số lượng lớn. Trong tổng số 12 GV mà chúng tôi tiến hành khảo sát thì chỉ có 3 GV là dạy theo PPDH mới, tổ chức dẫn dắt cho HV tự chiếm lĩnh tri thức, trong tiết học có sự tương tác giữa GV với HV, HV với nhau và HV với nội dung kiến thức. Còn lại là 9 GV vẫn dạy học theo PP cũ; trong giờ học GV khơng tổ chức dẫn dắt HV tìm kiếm kiến thức mà chỉ đọc cho HV ghi chép và họ cho rằng đây là cách học thích hợp nhất với đối tượng HV TTGDTX.

Bảng 1.9. Thực trạng sử dụng QĐSPTT vào dạy học truyện ngắn VN hiện đại lớp 12

Ý kiến Số lƣợng GV

Thƣờng

xuyên Thỉnh thoảng Ít Chƣa hiểu gì về phƣơng pháp

12 0 01 03 9

1.2.2.1. Kết luận về thực trạng dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại lớp 12

Thực tế khảo sát cho thấy, mặc dù các cấp học nhất là cấp THPT đã tiến hành đổi mới phương pháp dạy học, trong đó có GDTX song tình hình

dạy và học truyện ngắn Việt Nam hiện đại lớp 12, còn gây cho chúng ta nhiều trăn trở về quá trình giảng dạy của GV và chất lượng học tập của HV. Hầu như các giờ dạy các bài truyện ngắn Việt Nam hiện đại vẫn còn nằm ngồi quỹ đạo của cơng cuộc đổi mới. Điều dễ nhận thấy là đa số HV và cả giáo viên chưa nhận thấy hết được quan trọng của phần truyện ngắn Việt Nam hiện đại lớp 12. Vì vậy cịn GV thì chưa thực sự chú trọng đến bài giảng, HV thì chưa quan tâm đến bài học, vẫn có thái độ thờ ơ và dạy học vẫn là dạy và học theo kiểu cũ thày giảng trò ghi theo lối truyền thụ một chiều, chưa hiểu nhiều về quan điểm sư phạm tương tác.

* Về phía giáo viên

Qua khảo sát thực trạng sử dụng phương pháp sư phạm tương tác trong dạy học Ngữ Văn ở một số Trung tâm GDTX trên địa bàn tỉnh Hải Dương chúng tôi nhận thấy: Phần lớn giáo viên chưa hiểu rõ phương pháp sư phạm tương tác. Một bộ phận giáo viên khác thì hiểu chưa đúng về phương pháp này họ cho rằng đó chỉ là sự tác động qua lại giữa giáo viên - học sinh, song sự tác động đó chỉ diễn ra theo một chiều là giáo viên tác động đến học sinh chứ chưa có chiều ngược lại, chưa có sự tương tác giữa học sinh - học sinh; học sinh - giáo viên - mơi trường. Một bộ phận khác thì lại cho rằng đã là học sinh của Trung tâm GDTX thì nói gì đến chuyện dạy theo quan điểm sư phạm tương tác, chỉ có đọc và cho học sinh ghi chép thật nhanh thì học sinh mới trật tự trong giờ học. Chỉ có một bộ phận nhỏ giáo viên có quan niệm đúng đắn về phương pháp sư phạm tương tác, phần lớn trong số họ được đào tạo chính quy ở các trường Đại học, và đạt được giải cao trong các kỳ thi giáo viên dạy giỏi các cấp.

Tuy nhiên qua việc kiểm tra giáo án; dự giờ, thăm lớp một số ở một số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học truyện ngắn việt nam hiện đại cho học sinh lớp 12 trung tâm giáo dục thường xuyên theo quan điểm sư phạm tương tác (Trang 29)