Giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học truyện ngắn việt nam hiện đại cho học sinh lớp 12 trung tâm giáo dục thường xuyên theo quan điểm sư phạm tương tác (Trang 49)

6. Cấu trúc của luận văn

2.2. Giải pháp cụ thể

2.2.1. Về phía GV

2.2.1.1. Xác định lại vai trị của GV trong giờ học truyện ngắn VN hiện đại

Trong giờ giảng văn truyền thống, thực chất “vai trò chủ đạo” của thầy là truyền thụ tri thức. Nhà trường truyền thống coi đó vừa là chức phận vừa là cái quyền thiêng liêng cao quý của thầy. Vì thế, muốn lên lớp thầy phải soạn giáo án, nghĩa là phải tìm kiếm, sưu tầm tri thức có sẵn, nhất là từ SGK, từ tài liệu hướng dẫn giảng dạy. Do cơ chế truyền thống qui định các phương pháp truyền thụ của thầy đều mang tính chất áp đặt. Đó là phương pháp chỉ có quan hệ một chiều là thầy tác động đến trò. Gần đây, người ta xen vào đó các phương pháp đàm thoại, gợi mở để phát huy tính tích cực và trí thơng minh của trị. Nhưng đàm thoại, gợi mở cũng chỉ đi tìm những kết luận có sẵn và áp đặt của thầy mà thôi. Như vậy, vai trò chủ đạo của thầy trong nhà trường truyền thống là áp đặt tri thức. Khoảng 75% thời gian một tiết học thầy dùng để truyền giảng những tri thức có sẵn trong SGK và trị chỉ đóng vai trị là thừa nhận những tri thức đó như những điều tất yếu. Nếu nhìn một cách tổng quát thì từ thời trung cổ đến nay trên ghế nhà trường truyền thống, trò luôn bị thầy tác động và luôn bị đẩy vào thế thụ động trong quá trình tiếp nhận tri thức của nhân loại. Bởi vậy, hiệu quả dạy học và giáo dục rất hạn chế. Trong những điều kiện mới của xã hội hiện đại những phương pháp dạy học kiểu đó khơng cịn phù hợp nữa. Vì vậy vai trò của thầy trong dạy học văn cũng cần được xác định lại cho phù hợp với cơ chế dạy học văn hiện đại.

Theo quan điểm sư phạm tương tác, thầy là một liên chủ thể. Những tri thức được trò lĩnh hội nhờ một “hoạt động bên trong”, “một sự cấu trúc-lại”, “một sự sáng tạo lại”. [39; tr77]. Thầy giữ vai trò là “định hướng, tổ chức, điều khiển” các hoạt động của trị. Trên cơ sở đó, trị dần dần tự mình chiếm lĩnh các tri thức. Như vậy giờ học tác phẩm văn chương nói chung và giờ học truyện ngắn Việt Nam hiện đại lớp 12 nói riêng diễn ra như một hoạt động nhận thức. Trong hoạt động đó, các mối liên hệ tương tác giữa giữa chủ thể và đối tượng là nhằm thực hiện mục tiêu dạy học và giáo dục đã định trước.

Để thực hiện được các mục tiêu đó, trước hết thầy phải đóng vai trò “định hướng”, nghĩa là thầy phải biết chọn những “vấn đề hay”, những “vấn đề mới” để kích thích trí tị mị, khêu gợi khả năng ham khám phá, tìm hiểu của các em. Đồng thời dưới sự dẫn dắt của thầy các em tự mình lĩnh hội và làm chủ các tri thức đó. Vậy vấn đề đặt ra là thầy phải tổ chức lớp học để thoả mãn những nhu cầu ấy. Thích hợp nhất với lớp học hiện nay ở Trung tâm GDTX là hình thức “giao tiếp, đối thoại và tranh luận” cho những nhóm nhỏ trị. Vì ở Trung tâm GDTX có sự đa dạng về đối tượng HV, do đó nếu tổ chức thảo luận nhóm sẽ tạo cơ hội cho HV được trao đổi, HV là HS sẽ học hỏi được nhiều ở cách diễn đạt nội dung vấn đề của nhóm người lớn. Việc bàn bạc và đưa ra những ý kiến kích thích được hứng thú của nhiều HV và tạo khơng khí sơi nổi cho lớp học. Ví dụ khi phân tích, tìm hiểu hình tượng rừng xà nu trong tác phẩm cùng tên của nguyễn Trung Thành, GV giáo viên có thể đặt câu hỏi để HV thảo luận và thuyết trình kết quả. Lớp có thể chia thành 4 nhóm, trong đó nhóm 1 và nhóm 2 sẽ cùng thảo luận về một câu hỏi đó là “Ngồi ý nghĩa tạo ra không gian xác định cho truyện, đem lại chất Tây

Nguyên đậm đà cho câu chuyện, Rừng xà nu, cây xà nu còn mang ý nghĩa nào khác? (có thể gợi ý: có ý kiến cho rằng cây xà nu cịn mang nghĩa tượng trưng. Em có đồng ý với ý kiến trên khơng? Tại sao? Cịn nhóm 3 và nhóm 4

thì cùng thảo luận về câu hỏi “Hình ảnh cánh rừng xà nu trải ra hút tầm mắt

ấn tượng gì?”Câu hỏi này địi hỏi học sinh phải suy ngẫm tìm tịi, phát hiện

trên cơ sở những đặc tính của cây xà nu, sự gắn bó mật thiết của nó với nhân dân Tây Nguyên. GV chỉ đưa ra câu hỏi, phân nhóm và cho HV khoảng thời gian là 5 phút để HV thảo luận, tức là chỉ định hướng, dẫn dắt để HV tìm kiến thức chứ khơng thuyết trình, hay đọc bài cho HV ghi chép. Sau thời gian thảo luận là 5 phút, đại diện của các nhóm trình bày thuyết trình về kết quả mà HV thảo luận. Qua dạy thực nghiệm, tôi nhận thấy đây là phương pháp thể hiện rất rõ vai trò điều khiển, giám sát, dẫn dắt của GV. Tuy nhiên, các hình thức này phải được tổ chức trên tinh thần khoa học, khách quan và thật sự dân chủ, bình đẳng - tự do. Nghĩa là mọi ý kiến riêng đều được tôn trọng, mọi cách lý giải khác nhau đều được trình bày, mọi vấn đề đều được bảo vệ và phản bác đến cùng nhưng khơng được phép chỉ trích cá nhân, xúc phạm con người. Có như thế các hình thức “nhóm nhỏ” lớp học mới phát huy được hiệu lực của nó là tích cực hố hoạt động nhận thức của chủ thể - trò. Như vậy, vai trò “định hướng, tổ chức, điều khiển” của thầy là do cơ chế dạy học mới quy định và giới hạn một cách khách quan. Vai trò này của thầy được xây dựng trên cơ sở những tiền đề khoa học như đã trình bày nhằm thực hiện chức năng và mục tiêu giáo dục. Nó sẽ mở ra một chân trời mới cho phương hướng tích cực hố các hoạt động bên trong của chủ thể-trò trong giờ học truyện ngắn Việt Nam hiện đại lớp 12 trung tâm GDTX. Nhờ có vai trị “định hướng, tổ chức, điều khiển” một cách khoa học mà quá trình thống nhất giữa dạy học và giáo dục đạt được hiệu quả cao.

Tóm lại GV chỉ là người dẫn đường, chỉ lối, tổ chức hoạt động DH để HV tham gia chiếm lĩnh tri thức. GV cần thường xuyên thay đổi, điều chỉnh về phương pháp, phương tiện DH cũng như các hình thức kiểm tra, đánh giá cho phù hợp với những đối tượng HV khác nhau.

2.2.1.2. Xây dựng những tình huống có sự tương tác giữa người dạy và người học

Để vận dụng quan điểm sư phạm tương tác vào dạy học đạt kết quả cao thì người dạy cần tạo ra được những tình huống thúc đẩy sự tương tác giữa

người dạy và người học. Có nhiều phương pháp có thể áp dụng để tạo ra những tình huống có sự tương tác như:

- Tạo khơng khí thân thiện, cởi mở trong tiết học. Đây là điều quan trọng và cần thiết đầu tiên để gây ấn tượng với HV trước khi bước vào một tiết học. Nếu GV cởi mở, gần gũi, thân thiện với HV thì HV sẽ hứng thú bước vào tiết học, ngược lại GV chỉ cứng nhắc, khơ khan thì gây tâm lí ức chế, khơng thích học tiết học đó, thậm chí là khơng thích học bất cứ một tiết học nào ở bộ môn này. Đối tượng HV ở trung tâm GDTX là khá đa dạng, không thuần nhất như HS THPT, mục đích học tập của HV TTGDTX cũng khác nên vấn đề tạo được hứng thú học tập trong giờ học mơn Ngữ văn nói chung và những giờ học truyện ngắn Việt Nam hiện đại lớp 12 ở TTGDTX nói riêng là hết sức cần thiết. Qua dạy thực nghiệm tơi thấy tạo được khơng khí của tiết dạy là hết sức quan trọng, nó góp phần vào sự thành cơng của tiết dạy. Bởi vì HV TTGDTX có nhiều em cá biệt, nếu khơng tạo được sự hứng thú ngay từ đầu tiết dạy thì HV sẽ khơng tập trung chú ý vào bài học. Ví dụ như khi bước vào lớp tơi tạo khơng khí thoải mái bằng cách vừa nghiêm túc vừa tươi cười, gần gũi với HV, hỏi các em đã chuẩn bị bài chưa, cịn gặp khó khăn gì khơng? Hoặc trong tiết dạy có thể kể cho các em nghe một câu chuyện cười khi gặp một nội dung hay tình huống học tập nào đó. Khi đó HV sẽ rất thoải mái và hứng thú học bài tiếp.

Sự tương tác giữa người học và người dạy được thể hiện rõ nét nhất trong quá trình giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm và hướng dẫn các nhóm, lớp thảo luận và giáo viên tổng kết. Chẳng hạn khi dạy Chi tiết tấm ảnh đƣợc chọn trong “bộ lịch năm ấy” GV đưa ra câu hỏi cho HV thảo luận

trong vịng 3 phút, Em có suy nghĩ gì về chi tiết tấm ảnh được chọn trong “bộ

lịch năm ấy”? Khi HV trao đổi, tranh luận với nhau các nhóm sẽ chỉ ra rằng

chiếc thuyền ngồi xa là biểu tượng cho vẻ đẹp tuyệt mĩ của nghệ thuật, cần có một khoảng cách để chiêm ngưỡng. Khi đến gần: hiện thực nghiệt ngã đến xót xa của số phận. Đến đây với đối tượng HV của TTGDTX sẽ chưa khái

qt được nơi dung chính, GV cần định hướng để HV chỉ ra được rằng: nghệ thuật chân chính khơng bao giờ xa rời cuộc sống. Từ câu chuyện về một bức ảnh nghệ thuật và sự thật cuộc đời đằng sau bức ảnh, truyện ngắn “Chiếc

thuyền ngoài xa” mang đến một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người một cách đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng. Sự định hướng dẫn dắt của GV đã tạo ra sự tương tác giữa GV và HV.ho các em s

- Đưa ra những câu hỏi phải chứa đựng mâu thuẫn nhận thức; câu hỏi phải gây lên sự ngạc nhiên, điều nghịch lý khi đối chiếu điều đã biết từ trước với điều đang học và cảm thấy không thoả mãn với tri thức, kỹ năng, kỹ xảo trước đây và xuất hiện nhu cầu phải lĩnh hội tri thức mới để giải quyết câu hỏi đang đặt ra.

Điều đó lại phụ thuộc vào nghệ thuật đặt câu hỏi của giáo viên. GV đặt câu hỏi phải tăng dần tính phức tạp, tính khó khăn của câu trả lời. Trong tình huống học tập nhất định giáo viên phải đặt câu hỏi như thế nào địi hỏi HV phải tích cực hố tài liệu đã lĩnh hội trước đây, vạch ra ý nghĩa cơ bản của tri thức đã học, câu hỏi phải đặt như thế nào để đòi hỏi HV xem xét những sự kiện, hiện tượng trong mối liên hệ với nhau, nhìn nhận hiện tượng, sự vật không chỉ theo những thành tố, theo từng bộ phận mà cịn theo tính chỉnh thể tồn vẹn của chúng. Với cách dạy như thế HV thấy hứng thú bởi các em được trình bày ý kiến của bản thân, được tư duy theo cách thức mới mẻ, đồng thời tạo ra được sự tương tác giữa người dạy và người học.

Ví dụ khí dạy bài “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu GV, tơi đã đưa ra câu hỏi mà có thể nhận được nhiều câu trả lời trái ngược nhau từ phía HV, kích thích được sự tranh luận giữa HV với HV, thậm chí giữa HV với GV. Khi đó sự tương tác sẽ diễn ra và đem lại hiệu quả dạy học. Ví dụ GV đưa ra câu hỏi: “Giả sử là người đàn bà hàng chài bị chồng đánh

như thế, anh/ chị sẽ phản ứng như thế nào? tại sao người đàn bà hàng chài lại chấp nhận cuộc sống như vậy?”

HV sẽ đưa ra nhiều ý kiến khác nhau: Em không thể cam chịu như vậy, em sẽ kêu cứu, em sẽ khóc, em sẽ đánh lại hoặc chạy.... khơng thể chấp nhận như người đàn bà hàng chài được. Hoặc cũng có nhóm HV lại cho rằng cũng có lúc phải nhẫn nhục chịu đựng như thế. Hai nhóm này sẽ tranh luận với nhau, dưới sự dẫn dắt, điều khiển của GV để HV thấy rằng cuộc sống nhiều khi ta sống khơng phải cho riêng mình mà cịn vì người khác. Người đàn bà hàng chài chấp nhận bị đánh “năm ngày một trận nặng, ba ngày một trận nhẹ” vì những đứa con của mình, vì cuộc sống gia đình mình, người đàn bà thất học ấy rất hiểu cuộc sống, con người; hiểu thiên chức làm mẹ; hiểu nỗi khốn khổ và sự bế tắc của người chồng.

- Sử dụng hệ thống câu hỏi phải hết sức linh hoạt và phù hợp với từng đối tượng HV. Vì đối tượng HV của trung tâm GDTX là khá đa dạng. Cho nên khi xây dựng hệ thống câu hỏi, GV phải có sự lựa chọn kĩ càng để làm sao cả hai nhóm đối tượng HV khơng bị ngỡ ngàng trước câu hỏi của GV; không nên tập trung dạng câu hỏi chỉ để dành cho một nhóm HV trả lời mà phải có sự linh hoạt để cả hai nhóm HV này đều tích cực tham gia vào hoạt động nhận thức.

- Đưa ra những tình huống và bài tập từ đơn giản đến phức tạp: GV đặt HV vào tình huống phải có sự cố gắng. Trong q trình giải quyết những tình huống và bài tập đó có thể HV sẽ gặp khó khăn, cần có sự trợ giúp của HV khác và GV, lúc đó lại tạo ta sự tương tác giữa HV với HV hay HV với GV mang lại hiệu quả cho giờ dạy. Trong khi dạy thực nghiệm bài “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu, tôi cũng cố gắng thực hiện tốt phương pháp này để kích thích hứng thú học tập và tham gia tích cực của HV.

2.2.1.3. Xây dựng kế hoạch bài giảng theo hướng tích cực hố hoạt động của người học GDTX

Tính chủ động, sáng tạo của HV sẽ được hình thành và phát huy triệt để khi bài soạn của GV có định hướng tích cực hố hoạt động của HV. Đổi mới phương pháp dạy học văn nói chung, dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại

lớp 12 nói riêng là sự đổi mới toàn diện, sự đổi mới mang tính hệ thống, nguyên lí, từ mục đích, nội dung, con đường, cách thức, hiệu quả. Vì vậy bài soạn của GV cũng cần thay đổi lại.

* Bài soạn cũ

Trước đây, bài soạn là đề cương nội dung kiến thức cần truyền thụ, được soạn logic, chặt chẽ theo logic trình bày của trị chứ khơng phải logic tiếp nhận của trị. Thực tế khảo sát mơ hình bài soạn truyện ngắn Việt Nam hiện đại lớp 12 ở trung tâm GDTX vẫn là mẫu bài soạn theo sách giáo viên của NXB giáo dục ban hành.

Ví dụ: Hướng dẫn giảng dạy bài “Vợ chồng A Phủ” của Tơ Hồi.

A. Mục tiêu bài học

Giúp HS:

- Hiểu được cuộc sống cực nhục, tối tăm và quá trình đồng bào các dân tộc vùng cao Tây Bắc vùng lên tự giải phóng khỏi áp bức kìm kẹp của bọn thực dân và chúa đất thống trị.

- Nắm được những đóng góp của nhà văn trong việc khắc hoạ tính cách nhân vật, sự tinh tế trong diễn tả cuộc sống nội tâm, sở trường quan sát những phong tục tập quán và lối sống của người HMông.

B. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Vào bài mới.

4. Nội dung và phương pháp lên lớp: 4.1 Tiểu dẫn 4.1.1 Về tác giả 4.1.2 Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” 4.1.3 Hồn cảnh và mục đích sáng tác 4.1.4 Tóm tắt truyện 4.2 Đọc - Hiểu văn bản

(phần trích dẫn –SGK)

4.2.1 Mị và APhủ là nạn nhân của chế độ phong kiến miền núi 4.2.2 Sức sống tiềm ẩn mãnh liệt của nhân vật Mị.

5. Củng cố.

Mục đích của bài soạn này là làm sao truyền thụ được nội dung thông tin định sẵn theo ý muốn chủ quan của GV. Để đáp ứng được mục đích đó, điều GV quan tâm là sắp xếp một kết cấu lôgic kết cấu bài soạn sao cho thích hợp với nội dung cần truyền đạt. Như vậy lôgic của bài soạn chỉ dựa vào lôgic

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học truyện ngắn việt nam hiện đại cho học sinh lớp 12 trung tâm giáo dục thường xuyên theo quan điểm sư phạm tương tác (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)