Dạy học phải căn cứ vào sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học truyện ngắn việt nam hiện đại cho học sinh lớp 12 trung tâm giáo dục thường xuyên theo quan điểm sư phạm tương tác (Trang 45 - 47)

6. Cấu trúc của luận văn

2.1. Những nguyên tắc dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại

2.1.3. Dạy học phải căn cứ vào sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương

pháp dạy học

Để đảm bảo tính khoa học và nghệ thuật cho giờ học Ngữ văn, sự vận dụng các PPDH phải thực sự linh hoạt và sáng tạo với đối tượng học viên Trung tâm GDTX. Đổi mới PPDH khơng có nghĩa là người GV phải từ bỏ PPDH truyền thống, hoặc độc tôn hoặc cải tiến từ PPDH nào đó, hoặc áp dụng triệt để máy móc một vài PPDH được cải tiến từ các nước khác (mà cho là mới lạ) vào thực tiễn nhà trường Việt Nam…Vấn đề không phải chỉ là bản

thân các PPDH mà còn là cách vận dụng các PPDH đó một cách phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ, nhằm phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong hoạt động học tập của tất cả các đối tượng người học. Sự vận dụng các

PPDH phải đi từ cái người học đã có tới cái họ cần có, từ thực tiễn cuộc sống của họ tới kiến thức có trong sách vở. Chính vì thế, về ngun tắc, tất cả các PPDH đều có thể được vận dụng trong giờ học Ngữ văn nhằm đạt được mục tiêu của giờ học phù hợp với quy luật hoạt động của chủ thể người học. Nói như vậy đã bao hàm con đường, phương tiện nhằm đạt đến mục đích – con đường người học tự thân vận động – mọi phương pháp đều phục vụ cho con

đường này, phương pháp khơng chỉ cịn là cách tác động từ bên ngồi mà cịn là cách kích thích, cách cụ thể hóa những hoạt động từ chính nội lực của bản thân người học.

Như vậy, so với cách dạy học truyền thống, sự vận dụng PPDH trong giờ học Ngữ văn đã có sự thay đổi về chất: từ việc thông báo, tái hiện sang tổ

chức, hướng dẫn cho HS chủ động tiếp nhận, cảm thụ, tìm tịi, đánh giá, vận dụng kiến thức và kỹ năng văn học, ngơn ngữ, Việt ngữ học; từ giờ dạy với

tính chất tĩnh (truyền đạt một nội dung nhất định theo một quy trình nhất định

với những quy định ngặt nghèo về thời gian) sang giờ học có tính chất động

(phần nào HS nắm vững thì lướt qua, phần nào chưa vững thì khắc sâu, linh

hoạt về thời gian, hình thức tổ chức dạy học…)

Việc vận dụng các PPDH cho đối tượng học viên Trung tâm GDTX hoàn toàn phụ thuộc vào sự linh hoạt của từng GV. Căn cứ theo nội dung bài học, theo trình độ học tập của người học. GV phải biết lựa chọn những PPDH thích hợp nhằm giúp người học giải quyết tốt nhiệm vụ bài học và bộc lộ cách hiểu, cảm của mình một cách tự tin, chủ động.

Với tất cả các giờ học văn bản về truyện ngắn Việt Nam hiện đại, theo quan điểm sư phạm tương tác cần chú trọng những nhiệm vụ của giờ học là giúp người học:

- Có những kiến thức cơ bản, hệ thống về văn học Việt Nam hiện đại. Nắm được nội dung của các tác phẩm được học cùng với thông tin về tác giả, các thao tác phân tích tác phẩm.

- Hình thành và rèn luyện những kỹ năng cơ bản: kỹ năng phân tích, bình giá, cảm thụ văn học nhằm bồi dưỡng trình độ thẩm mỹ và thị hiếu nghệ thuật cho HV. Đồng thời hình thành các kỹ năng về tạo lập văn bản: hồn chỉnh kỹ năng nghe, nói, đọc, viết đã có ở chương trình THCS (vì đối tượng HV Trung tâm GDTX thì vẫn cịn nhiều em kỹ năng đọc còn kém) và khả năng giao tiếp (diễn đạt ngôn ngữ hàng ngày)

- Giáo dục tư tưởng tình cảm, nhân cách theo những cái hay, cái đẹp của văn học; giáo dục tình yêu, sự quý trọng tiếng mẹ đẻ cũng như những giá trị văn học của dân tộc; có thái độ học tập khoa học, nghiêm túc mơn học; có ý thức và biết vận dụng những gì đã học vào ứng xử một cách có văn hóa.

Các tác phẩm văn học Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 12 đều được chọn lọc rất kỹ càng và là những tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu, đặc sắc. Nó giúp người học nhận thức cuộc sống, đưa đến những bài học, những suy tưởng, những cảm xúc thẩm mỹ cao đẹp, sâu lắng trong tâm hồn,

tình cảm con người. Những điều này lại phụ thuộc rất nhiều vào bề dày vốn sống, tri thức, kinh nghiệm sống của mỗi cá nhân…do vậy tiếp nhận những tác phẩm văn học này là một hệ thống mở và kết quả tiếp nhận văn bản ở mỗi người học có thể khác nhau thậm chí có nhiều mới lạ chưa hẳn trùng lặp với dự kiến của GV. Chính vì thế đổi mới PPDH cịn có nghĩa là tơn trọng và đề

cao những tìm tịi, khám phá, cảm thụ, phân tích văn bản tích cực của người học (một trong những biểu hiện của tính cá thể hóa và sáng tạo của tiếp nhận

văn bản). Thí dụ khi học đến tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Mình Châu, trước những nỗi cơ cực, lam lũ và sự cam chịu của người đàn bà hàng chài là hình ảnh người một người vợ, một người mẹ biết chấp nhận kham khổ, hi sinh vì hạnh phúc gia đình. Đó cũng là hình ảnh rất tiêu biểu về phụ nữ Việt Nam thời kỳ sau khi đất nước đổi mới….người học sẽ có những hiểu biết rất đa dạng, cập nhật về cuộc sống thực tại; kết hợp với những kinh nghiệm và vốn sống cá nhân họ sẽ có được những ứng xử tốt hơn trước những vấn đề của cuộc sống.

Để thực hiện nguyên tắc này, trong quá trình dạy học truyện ngắn Việt Nam hiện đại lớp 12 GDTX cần chú ý:

Xác định đối tượng HV TTGDTX cũng cần được đổi mới PPDH. Từ bỏ quan niệm là HV TTGDTX thì chỉ cần đọc cho HV gh chép là đủ.

Trong quá trình tổ chức cho HV học trong giờ truyện ngắn Việt Nam hiện đại nói riêng, giờ học Ngữ văn nói chung cần vận dụng linh hoạt các PPDH trong từng bài, với từng đối tượng HV, không ôm đồm nhiều PPDH trong tiết học, cũng không đơn điệu một phương pháp. GV cần vận dụng các PPDH đó một cách phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ, nhằm phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong hoạt động học tập của tất cả các đối tượng HV.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học truyện ngắn việt nam hiện đại cho học sinh lớp 12 trung tâm giáo dục thường xuyên theo quan điểm sư phạm tương tác (Trang 45 - 47)