Những vấn đề nghiên cứu của thi pháp học

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Dạy học thơ Xuân Quỳnh trong nhà trường theo hướng khai thác tín hiệu thẩm mĩ (Trang 27 - 28)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.2. Thi pháp học và việc vận dụng những thành tựu của thi pháp học vào dạy học

1.2.1. Những vấn đề nghiên cứu của thi pháp học

Giống như nhiều trào lưu khác trên thế giới, khuynh hướng nghiên cứu và phê bình theo thi pháp học thu hút đơng đảo giới nghiên cứu, phê bình tham gia. Bắt đầu từ những năm đầu của thể kỉ nhưng từ thâp niên 30 cho đến trước cách mạng tháng Tám của thế kỷ XX, thi pháp học chỉ được nhắc đến trong một vài cơng trình phê bình văn học. Từ năm 1945 -75, các nhà nghiên cứu chỉ quan tâm đến nội dung phản ánh hiện thực mà ít chú ý đến thi pháp. Sau năm 1975 thi pháp học dần dần được chú ý. Vào năm 1990 giáo trình Thi Pháp học của Trần Đình Sử lần đầu tiên được xuất bản. Sau đó, nhiều cơng trình vận dụng thi pháp học trong nghiên cứu, phê bình văn học lần lượt xuất hiện, tiêu biểu có Phan Ngọc nghiên cứu Truyện Kiều, thể thơ Đường, thơ song thất lục bát, cách đọc văn học theo ngôn ngữ học…;

Nguyễn Phan Cảnh nghiên cứu thơ và các vấn đề của thơ ca.v.v… Tiếp theo đó, khuynh hướng nghiên cứu, phê bình văn học dưới ánh sáng của thi pháp học thu hút đông đảo các nhà nghiên cứu văn học Việt Nam. Sau này, thi pháp học ngôn ngữ nghệ thuật là hướng đi mới của thi pháp học hiện đại, hình thành ở Việt Nam vào những năm 60 của thế kỷ XX.

Tuy các học giả nghiên cứu văn học thế giới và Việt Nam chưa đưa ra được khái niệm thống nhất về thi pháp học nhưng đều coi thi pháp học là khoa học nghiên cứu hình thức và ngơn ngữ văn học. Cịn nghiên cứu, phê bình theo hướng thi pháp học sẽ nghiêng về phân tích hình thức nghệ thuật tác phẩm bởi nội dung trong tác phẩm phải được suy ra từ hình thức, đó là “hình thức mang tính nội dung”. Tại Việt Nam, thi pháp học được nghiên cứu theo các khuynh hướng: thi pháp học thể loại, thi pháp học hình thức ngơn ngữ, lý thuyết cấu trúc - ký hiệu học, thi pháp học phê bình mới Âu - Mỹ, thi pháp học văn hóa - lịch sử. Tuy nhiên, chỉ

có khuynh hướng thi pháp học hình thức ngơn ngữ được áp dụng nhiều nhất. Các nhà nghiên cứu phê bình Việt Nam như Phan Ngọc, Vương Trí Nhàn, Bùi Đức Tịnh, Huỳnh Phan Anh, Nguyễn Phan Cảnh, Nguyễn Kim Đính.v.v…, tiếp cận tác phẩm văn chương dưới góc độ thi pháp hình thức ngơn ngữ với các vấn đề nổi bật như mối quan hệ giữa văn học và ngữ học, thi pháp nghệ thuật ngơn từ, giải thích văn học bằng ngơn ngữ, phong cách tác giả, tác phẩm.v.v…

Một số nhà nghiên cứu kết nối thi pháp học với dạy ĐHVB văn học trong nhà trường, trong đó Tz.Todorov nghiên cứu mối quan hệ giữa thi pháp với giảng dạy văn học, giải mã, phân tích ý nghĩa hay phê bình, đánh giá tác phẩm văn học cụ thể. Đó là hướng tiếp cận ĐHVB văn học trong NTPT dưới ánh sáng của lý thuyết thi pháp học.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Dạy học thơ Xuân Quỳnh trong nhà trường theo hướng khai thác tín hiệu thẩm mĩ (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)