Tiết thứ hai

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Dạy học thơ Xuân Quỳnh trong nhà trường theo hướng khai thác tín hiệu thẩm mĩ (Trang 86 - 95)

2.6..2 Hoạt động 2

3.4. Thực nghiệm sư phạm

3.4.2. Tiết thứ hai

Tiết dạy thực nghiệm sư phạm bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh được chúng tôi tiến hành tại lớp 7D, trường THCS Thăng Long. Quy trình dạy như dưới đây:

3.4.2.1. Mục đích, u cầu

1, Về kiến thức: Giúp HS hiểu được vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm của những kỷ niệm tuổi thơ và tình cảm bà cháu. Những tình cảm q hương đó là cơ sở của tình cảm với đất nước, tạo thành sức mạnh cho người chiến sĩ trên con đường kháng chiến chống Mỹ. Bên cạnh đó giúp HS hiểu được nghệ thuật sử dụng điệp ngữ, điệp câu để nối mạch cảm xúc, biểu hiện cảm xúc bình dị qua những chi tiết hình ảnh bình dị đời thường. Củng cố giúp học sinh hiểu về nghệ thuật đọc hiểu và đọc sáng tạo thể thơ năm chữ.

2, Về kỹ năng: Hoàn thiện kỹ năng đọc hiểu bài thơ trữ tình hiện đại “Tiếng gà trưa” theo đặc trưng thể loại, tác phẩm thơ trữ tình. HS biết nêu ý kiến nhận xét, đánh giá đối với một hình tượng nghệ thuật trong thơ và biết huy động những kiến thức được học để viết bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.

3, Về thái độ: Trân trọng cảm gia đình, tình bà cháu, có ý thức hướng thiện, yêu quê hương đất nước.

4, Về định hướng phát triển năng lực: năng lực chung (giải quyết vấn đề, các câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ, yêu cầu mà giáo viên đề ra; năng lực tự khám phá, tự

học, tự thu thập thông tin; năng lực hợp tác, phối hợp với HS khác giải quyết các câu hỏi, bài tập khó, sưu tầm tài liệu; năng lực sáng tạo; năng lực tự quản bản thân); năng lực chuyên biệt (giao tiếp, thẩm mỹ).

5, Định hướng khai thác THTM: chỉ ra các THTM; phân tích vai trị và ý

nghĩa của các THTM trong bài thơ “Tiếng gà trưa”.

3.4.2.2. Công tác chuẩn bị

SGK và SGV Ngữ văn 7, sách học tốt, thiết kế giáo án thực nghiệm, laptop, một số hình ảnh đồ dùng minh họa, chuẩn kiến thức kỹ năng, bút dạ, phiếu học tập.

3.4.3.3. Phương pháp và kỹ thuật thực nghiệm

- Phương pháp ĐHVB văn học PISA; ĐHVB theo định hướng đánh giá năng lực HS.

Phương pháp phân tích, bình giảng, vấn đáp, nêu vấn đề, thuyết trình, điều tra, phân tích so sánh.

Phương pháp đọc hiểu thơ trữ tình, chiến lược tổng hợp văn bản, kết nối bên lề và câu hỏi tổng hợp.

Kỹ thuật thực nghiệm: kỹ thuật công đoạn, kỹ thuật mảnh ghép, kỹ thuật phịng tranh, kỹ thuật trình bày một phút.

- Tiến trình dạy học theo định hướng khai thác tín hiệu thẩm mỹ a. Ổn định tổ chức lớp:

b. Kiểm tra bài cũ:

- Đọc thuộc lòng diễn cảm bài thơ Cảnh khuya, phiên âm chữ Hán và bản

dịch thơ Rằm tháng giêng.

- Chỉ rõ và phân tích tác dụng nghệ thuật của ngữ “chưa ngủ” của Cảnh khuya và từ “xuân” (Rằm tháng giêng).

c. Bài mới:

Lời vào bài: Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ hiện đại nước

ta. Thơ Xuân Quỳnh thường viết về những hình ảnh bình dị, gần gũi với đời sống hàng ngày, Tiếng gà trưa là một bài thơ như thế.

Hoạt động

Giáo viên Học sinh Yêu cầu cần

đạt

thơ, tìm hiểu về Xn Quỳnh, vị trí của nhà thơ trong kháng chiến chống Mỹ, tìm hiểu về nhân vật trữ tình, thể thơ, điền thông tin vào phiếu học tập.

thông tin vào phiếu học tập.

bài thơ là THTM.

2 Tổ chức dạy học đọc hiểu bài thơ Tiếng

gà trưa theo hướng khai thác THTM theo giai đoạn: trước khi đọc, trong khi đọc và sau khi đọc hai bài thơ.

HS thực hiện theo hướng dẫn của GV B/ Nắm được xuất xứ, chủ đề, nhân vật trữ tình, giá trị nội dung, nghệ thuật, THTM của bài thơ. Giai đoạn trước khi đọc. GV áp dụng chiến

lược mối quan hệ hỏi đáp, cuộc giao tiếp văn học… khơi gợi những kiến thức học sinh đã có liên quan đến bài học.

Câu hỏi 1: Bài thơ này thuộc thể thơ gì ? ở lớp 6 em đã học bài thơ nào cũng thuộc thể thơ này ?

-Bài thơ thuộc thể thơ ngũ ngơn. Ở lớp 6 có

bài Đêm nay Bác

khơng ngủ.

GV đặt câu hỏi cho HS về chủ đề, đề tài, phong cách thơ Xuân Quỳnh.

Câu hỏi 2: Em hãy nêu xuất xứ, chủ đề, chủ thể trữ tình của bài thơ

HS đọc phần chú thích về tác giả, tác phẩm.

Bài thơ được viết trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ. Bài thơ gợi lại những ý ức tuổi thơ sống bên bà của chính nữ thi sĩ.

Em hiểu thế nào là THTM? Tại sao cần tìm kiếm các THTM trong 1 bài thơ khi ta đọc? Việc tìm ra THTM sẽ giúp gì cho việc đọc tác phẩm?

Bài thơ Tiếng gà trưa có những THTM

nào?

Sau khi HS trả lời các câu hỏi, GV chốt lại

THTM là yếu tố thuộc hệ thống biểu hiện của loại hình nghệ thuật ngôn từ. THTM là chìa khóa để mở ra một thế giới phong phú, đa dạng

ngắn gọn về xuất xứ, chủ đề, THTM và nhân vật trữ tình trong bài thơ.

về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm văn học.

Bài thơ Tiếng gà trưa có những THTM sau: bà, cháu, gà, tay bà, gà trưa, trứng hồng, xóm, nắng, tiếng gà trưa, sương muối, tuổi thơ.

Giai đoạn trong khi đọc: Sử dụng các chiến lược đánh dấu ghi chú bên lề, cuộc giao tiếp văn học, câu hỏi kết nối tổng hợp, mối quan hệ hỏi đáp.

HS làm theo hướng dẫn của GV.

Câu hỏi: em hãy cho biết từ ngữ nào được lặp đi lặp lại nhiều lần? Việc lặp đi lặp lại như thế có ý nghĩa như thế nào? Tiếng gà trưa đã gợi lại những hình ảnh kỷ niệm nào?

Điệp từ “nghe” được lặp đi lặp lại 3 lần nói lên nhũng điều kì diệu của tiếng gà

trưa.

Tiếng gà trưa đã gợi lại những hình ảnh kỷ niệm của tuổi thơ, về hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng và ổ trứng hồng đẹp như trong tranh; về một kỉ niệm tò mò xem trộm gà đẻ bị bà mắng; về hình ảnh người bà đầy lòng yêu thương, chắt chiu dành dụm chăm lo cho cháu; về niềm vui và mong ước nhỏ bé của tuổi thơ được bộ quần áo mới từ

tiền bán gà. Câu hỏi: Trong những kỉ niệm tuổi thơ

hình ảnh bà hiện lên lên với những đức tính cao quí nào?

Sau khi HS trả lời câu hỏi, GV chốt lại về hình ảnh đẹp của người bà và giá trị nghệ thuật của khổ thơ.

Hình ảnh người bà hiện lên tuy nghèo khó nhưng hiền thảo, hết lịng vì con cháu, chịu dựng nhẫn nại và hy sinh.

GV áp dụng kỹ thuật đánh dấu bên lề. GV yêu cầu học sinh đọc theo phương thức đọc thầm, sau đó ghi chú lại những mang ý nghĩa biểu tượng, biểu trưng (THTM).

HS đọc cả bài bằng giọng điệu vui nhộn và pha cảm giác bồi hồi khi nhớ vế kỷ niệm tuổi thơ, cần chú ý những điệp ngữ - THTM “Tiếng gà trưa” ở đầu các đoạn và ngắt đúng nhịp 3/2 và 2/3.

Giai đoạn sau khi đọc. Giáo viên áp dụng chiến lược đọc suy luận giúp học sinh có thể

tổng kết và suy luận về hình thức, bối cảnh và nhân vật, cụ thể thông qua những câu hỏi. Câu hỏi: Âm thanh Tiếng gà trưa gợi

nhớ cho người lính về nhiều kỷ niệm ấu thơ, trong đó có lẽ sâu đậm nhất là hình ảnh “người bà khum trứng”, theo em hình ảnh này có ý nghĩa như thế nào trong bài thơ?

Hình ảnh người bà khum trứng gợi ra hình ảnh người bà hiện lên đẹp như một bà tiên. Bà đã dành tất cả sức lực và tình thương yêu dành cho đứa cháu nhỏ. Bà đã tần tảo, chắt chiu chăm sóc nang niu từng quả trúng như nâng đỡ những ước mơ hạnh

phúc cành cho đứa cháu nhỏ. Phải chăng đây là khắc họa cho hình ảnh chân thực và giản dị mang bản chất của người dân Việt Nam. Đó là những con người giản dị, được lớn lên trong tình cảm yêu thương, nâng đỡ của quê hương của những con người ruột thịt.

GV tổ chức cho HS hệ thống lại những vấn đề kiến thức cơ bản kỹ năng từ việc phân tích THTM, ý nghĩa cụ thể của THTM. Thông qua đó giúp HS rèn luyện tư duy tổng hợp bằng những câu hỏi như:

Câu hỏi: Ý nghĩa của các THTM trong bài Tiếng gà trưa?

“Bà” là một THTM có nhiều tầng nghĩa, vừa là biểu tượng của tình yêu thương, tình cảm gia đình và cao hơn nữa là tình yêu quê hương đất nước. “Bà” gợi một trường liên tưởng về một hình ảnh hậu phương vững chắc chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam, gợi về ký ức tuổi thơ của “cháu”, một người

lính đang trên đường hành quân tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. THTM “gà” là hình ảnh kỉ niệm về người bà, của quê hương, cuộc sống và đất nước, của cuộc sống đời thường bình dị, của ký ức tuổi thơ không bao giờ quên. “Tiếng gà trưa” là THTM đóng vai trò quan trọng xuyên suốt ý nghĩa bài thơ, điều chỉnh các THTM và với các tín hiệu ngơn ngữ còn lại của bài thơ.

Các THTM hiện tượng tự nhiên như “sương muối”, “nắng”, “xóm nhỏ”, “trứng hồng”, sương, đất gợi những cảm xúc về tuổi thơ, về quê hương, về tình cảm ruột thịt, tình bà cháu, gợi nhớ kỷ niệm.

Câu hỏi: Nhan đề bài thơ là “Tiếng gà trưa” và âm thanh đó xuất hiện như thế nào trong

Âm thanh tiếng gà lại được lặp đi lặp lại 5 lần

bài thơ và nó biểu hiện như thế nào trong bài thơ?

trong tồn bộ bài thơ và ln đứng ở đầu khổ thơ như dòng nhạc chủ âm vừa kết nối các đoạn thơ vừa điểm nhịp cho từng cung bậc cảm xúc của nhân vật trữ tình.

Câu hỏi: Ý nghĩa cụ thể của biểu tượng âm thanh tiếng gà trưa là gì?

THTM “Tiếng gà trưa” gợi về ký ức xưa gắn với tuổi thơ êm đềm; gợi nỗi nhớ nhà, nhớ quê của người lính; ước mơ một cuộc sống thanh bình, hạnh phúc. Câu hỏi: Em có cảm nghĩ gì khi đọc bài thơ

Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh?

Bài thơ Tiếng gà trưa

biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một người em nhỏ, cũng như biểu lộ tình cảm yêu quý, trân trọng người bà của đứa cháu. Âm thanh tiếng gà tuy là một thứ vơ hình nhưng bằng cảm nhận tinh tế nhà thơ Xuân Quỳnh đã vẽ lên những hình ảnh hết sức sống động, khiến cho tiếng gà gáy trở nên hữu hình, ngân rung, chiếm trọn trái tim

người lính, để rồi cứ mãi miên man xi theo miền kí ức về những kỉ niệm ngọt ngào.

Câu hỏi: Sau khi đọc xong bài thơ em cảm nhận được điều gì về nội dung và nghệ thuật?

Sau khi HS trả lời, GV chốt lại nội dung tổng kết bài học.

“Tiếng gà trưa” là một bài thơ hay của Xuân Quỳnh. Bài thơ được mở đầu bằng tiếng gà trưa và kết thúc lại trở về với tiếng gà, đó là kết cấu đầu cuối tương ứng nhằm khái quát nội dung của bài. Ta chợt nhận ra một chân lý sâu sắc: Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc. “Tiếng gà trưa” là một bài thơ hay của Xuân Quỳnh. Bằng lối thơ nhẹ nhàng kết hợp tự sự, tả đồng thời mỗi đoạn thơ đều gợi ra những kỉ niệm từ tiếng gà gây lên một cảm xúc lắng đọng trong tâm hồn người đọc. Bài thơ là tình yêu của người cháu đối với người bà

đồng thời cũng thể hiện tấm lòng yêu nước cao quý.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Dạy học thơ Xuân Quỳnh trong nhà trường theo hướng khai thác tín hiệu thẩm mĩ (Trang 86 - 95)