Xây dựng câu hỏi, bài tập đánh giá khả năng khai thác tín hiệu thẩm mĩ trong

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Dạy học thơ Xuân Quỳnh trong nhà trường theo hướng khai thác tín hiệu thẩm mĩ (Trang 65 - 70)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

2.5. Xây dựng câu hỏi, bài tập đánh giá khả năng khai thác tín hiệu thẩm mĩ trong

trong thơ Xuân Quỳnh của HS

2.5.1. Vai trò của câu hỏi, bài tập

Câu hỏi và bài tập là hệ thống các vấn đề liên quan đến THTM trong hai bài thơ “Tiếng gà trưa” và “Sóng”, giúp HS tập dượt, khám phá, ôn luyện, kiểm tra kiến

thức đã học cũng như khả năng thực hành, thể hiện trình độ và năng lực nhận thức về THTM trong hai bài thơ. Việc đặt câu hỏi và ra bài tập của GV là khâu quan trọng, không thể thiếu trong dạy học thơ Xuân Quỳnh trong nhà trường nói chung, dạy hai bài thơ “Tiếng gà trưa” và “Sóng” nói riêng theo hướng khai thác THTM nói riêng. Đó cũng là cách điều khiển giờ dạy học thơ Xuân Quỳnh của GV trong nhà trường phổ thông.

Với HS, trả lời câu hỏi và làm bài tập về THTM trong thơ Xuân Quỳnh là khâu bắt buộc, cũng thuộc nội dung của giờ học. Bài tập và câu hỏi có thể được GV kiểm tra miệng, kiểm tra viết, đề dài hay ngắn, bài tập nhóm hay cá nhân, bài tập trắc nghiệm hay tự luận, bài tập thuyết trình, bài tập trong giờ hoặc hay bài kiểm tra hoặc bài thi, bài tập đóng hay mở, v.v…

Nguyên tắc chung của câu hỏi và bài tập là: ngắn gọn, rõ ràng; có ít nhất một lời giải; HS có thể tự giải được và khơng phải đốn mị. Với các giờ dạy học Ngữ văn nói chung, dạy thơ Xuân Quỳnh theo hướng khai thác THTM nói riêng, câu hỏi và bài tập đóng vai trị quan trọng đối với hiệu quả học tập của HS. Chính vì vậy, GV cần có sự nghiên cứu kỹ và đầu tư thời gian trong khâu đặt câu hỏi và ra bài tập cho HS nhằm phát huy tác dụng và hiệu ứng cao trong dạy thơ Xuân Quỳnh.

2.5.2. Các cấp độ câu hỏi và bài tập

Ngữ liệu để xây dựng câu hỏi, bài tập về THTM trong thơ Xuân Quỳnh nói chung, hai bài thơ “Tiếng gà trưa” và “Sóng” nói riêng, chúng tơi dùng cả ngữ liệu trong và ngoài SGK. Ngữ liệu trong SGK chủ yếu bám vào hai bài thơ “Tiếng gà trưa” (Ngữ văn 7) và “Sóng” (Ngữ văn 12). Việc sử dụng ngữ liệu bên ngoài SGK nhằm đánh giá trình độ cũng như khả năng nắm vững kiến thức bài giảng HS ở mức độ sâu hơn và giúp HS hiểu rõ hơn về THTM trong thơ Xuân Quỳnh. Các câu hỏi và bài tập mà GV đưa ra được xếp theo các mức độ biết, hiểu, vận dụng, vận dụng cao.

Câu hỏi giúp HS hình thành năng lực hiểu biết về THTM trong thơ Xuân Quỳnh được GV đưa ra trên lớp, HS trả lời nhanh nhằm giúp HS nhận biết THTM ở góc độ chung, tính ứng dụng chưa cao. Đây là kiến thức nền, có tác dụng định dạng để giải quyết những vấn đề tiếp theo để HS hiểu sâu hơn về THTM trong hai bài thơ

“Tiếng gà trưa” và “Sóng” của Xuân Quỳnh. Câu hỏi và bài tập loại này thường trực tiếp, ngắn gọn, dễ hiểu, đơn giản.

1, Thế nào là THTM?

2, Em hãy cho biết bài thơ “Tiếng gà trưa” có những THTM nào? 3, Em hãy cho biết bài thơ “Sóng” có những THTM nào?

4, Bài thơ “Tiếng gà trưa” có THTM kỷ niệm nào?

Câu hỏi và bài tập ở mức độ biết và hiểu được dùng ở mức độ cao hơn loại hình trước, địi hỏi HS bắt đầu phải động não, suy nghĩ nhiều hơn và phát huy tính sáng tạo hơn. Dạng câu hỏi và bài tập này không chỉ dừng ở kiến thức sơ đẳng về THTM nữa mà HS cần có sự phát triển hệ thống năng lực tiếp theo nhằm nắm bắt sâu hơn về THTM trong thơ Xuân Quỳnh. Dạng câu hỏi và bài tập này thường gắn với liên hệ, so sánh, đối chiếu, đánh giá và vận dụng trong thực tiễn. Tuy vậy, GV có thể chia thành nhiều hệ thống câu hỏi và bài tập khác nhau để thích ứng với trình độ HS từng nhóm. GV có thể đưa ra câu hỏi và bài tập cụ thể như sau:

1, THTM trong bài thơ “Sóng” có ý nghĩa gì?

2, Em hãy nêu vai trò của các biểu tượng THTM trong bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh?

3, Em hãy chỉ ra THTM là những biểu tượng của hiện tượng tự nhiên trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh.

4, Em hãy chỉ ra mối liên hệ giữa các THTM trong bài thơ “Sóng” và “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh.

5, Em hãy chỉ ra biểu tượng THTM “con đường” trong thơ Xuân Quỳnh? Câu hỏi ở mức độ vận dụng, vận dụng cao phát huy ý tưởng sáng tạo toàn diện của HS, giúp HS rèn luyện kỹ năng, sự tự tin, kinh nghiệm học Ngữ văn, liên hệ với bản thân, liên hệ với văn chương và thực tế đời sống để đưa ra những kiến giải riêng sắc nét giàu trí tuệ và ý tưởng. HS có thể khai phá những mảnh đất ý tưởng tươi mới thú vị thông qua cảm nhận của bản thân. Trong dạy học thơ Xuân Quỳnh theo hướng khai thác THTM, GV sẽ kết hợp các dạng câu hỏi và bài tập theo từng cấp độ từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.

2.5.3. Mô tả hệ thống câu hỏi và bài tập

Phần hệ thống câu hỏi và bài tập về đọc hiểu thơ Xuân Quỳnh trong nhà trường phổ thơng được chia thành hai nhóm: nhóm câu hỏi và bài tập về biểu tượng THTM chỉ hiện tượng tự nhiên; nhóm câu hỏi và bài tập phản ánh đời sống hiện thực. Các câu hỏi và bài tập dùng ngữ liệu trong SGK và ngữ liệu mới ngoài SGK.

2.5.3.1. Câu hỏi và bài tập về biểu tượng THTM chỉ hiện tượng tự nhiên - Ngữ liệu trong SGK

1, Em hãy chỉ ra cách dùng THTM chỉ hiện tượng tự nhiên của nhà thơ Xuân Quỳnh trong đoạn thơ sau của bài “Tiếng gà trưa” trong CT Ngữ văn 7:

“…Tiếng gà trưa

Ổ rơm hồng những trứng Này con gà mái mơ

Khắp mình hoa đốm trắng Này con gà mái vàng

Lơng óng như màu nắng…”

2, Em hãy chỉ rõ biểu tượng THTM chỉ hiện tượng tự nhiên trong đoạn thơ sau của bài thơ “Sóng” trong CT Ngữ văn 12:

“Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ

Sơng khơng hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể…”

3, Em có nhận xét gì về THTM chỉ hiện tượng tự nhiên trong bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh? Hãy nêu vai trò của THTM chỉ hiện tượng tự nhiên trong bài thơ?

4, Em hãy chỉ ra những THTM thuộc về hiện tượng thiên nhiên trong bài thơ “Tiếng gà trưa” và bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh?

5. Nêu tâm trạng của chủ thể trữ tình trong trích đoạn của bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh trong CT Ngữ văn 12 dưới đây:

“…Con sóng dưới lịng sâu Con sống trên mặt nước Ơi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm khơng ngủ được Lịng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức…”

- Bài tập với ngữ liệu mới

1, THTM “sóng” có trong những bài thơ nào ngồi bài thơ “Sóng” trong CT Ngữ văn 12?

2, Em hãy nêu tính biểu cảm của THTM “gió” trong một số bài thơ Xuân Quỳnh?

3, Em hãy đưa ra một vài ý tưởng so sánh THTM chỉ hiện tượng tự nhiên trong thơ Xuân Quỳnh với thơ trữ tình.

4, Em hãy kể tên một số THTM chỉ hiện tượng tự nhiên trong thơ Xuân Quỳnh?

5, Em hãy chỉ ra một số THTM “bầu trời” trong các câu thơ của Xuân Quỳnh và cho biết THTM “bầu trời” trong thơ Xuân Quỳnh có các tầng nghĩa nào?

2.5.3.1. Câu hỏi và bài tập về biểu tượng THTM phản ánh đời sống hiện thực - Câu hỏi và bài tập với ngữ liệu trong SGK

1, Các biện pháp tu từ nào trong bài thơ “Tiếng gà trưa” trong CT Ngữ văn 7 được dùng như một THTM phản ánh đời sống hiện thực? Nêu rõ các tầng nghĩa của những THTM đó.

2. Biện pháp tu từ nào trong bài thơ “Sóng” trong CT Ngữ văn 12 được dùng như một THTM phản ánh đời sống hiện thực? Em hãy nêu rõ các tầng nghĩa của các THTM đó?

3, Em hãy chỉ rõ THTM mang nghĩa biểu tượng về cuộc sống con người trong hai bài thơ “Tiếng gà trưa” (Ngữ văn 7) và “Sóng” (Ngữ văn 12) của Xuân Quỳnh?

4, Em hãy nêu các tầng nghĩa của biểu tượng THTM “bà” trong bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh (Ngữ văn 7)?

5, Em hãy nêu những THTM phản ánh đời sống hiện thực khách quan trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh (Ngữ văn 12)?

1, Biểu tượng THTM “bàn tay” trong thơ Xuân Quỳnh có một trong những tầng nghĩa chỉ hình ảnh người lao động. Em hãy nêu các tầng nghĩa khác của biểu tượng THTM “bàn tay” trong một số bài thơ của Xuân Quỳnh?

2, Em hãy chỉ ra những THTM “ngọn lửa” biểu tượng cho gia đình, tình yêu thương, cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại của dân tộc trong một số bài thơ của Xuân Quỳnh?

3, Em hãy chỉ ra một số THTM trong thơ Xuân Quỳnh gắn với đời sống hiện thực của người Việt Nam trong lao động, chiến tranh và sinh hoạt đời thường?

4, Em hãy hệ thống THTM về hiện thực đời sống trong thơ Xuân Quỳnh? 5, “Thơ Xuân Quỳnh dày đặc THTM về hiện thực đời sống”, em hãy chứng tỏ nhận định trên.

2.6. Đề xuất quy trình tổ chức dạy học đọc hiểu hai bài thơ “Tiếng gà trƣa” và “Sóng” theo hƣớng khai thác tín hiệu thẩm mỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Dạy học thơ Xuân Quỳnh trong nhà trường theo hướng khai thác tín hiệu thẩm mĩ (Trang 65 - 70)