Tín hiệu thẩm mỹ trong thơ trữ tình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Dạy học thơ Xuân Quỳnh trong nhà trường theo hướng khai thác tín hiệu thẩm mĩ (Trang 29 - 32)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.2. Thi pháp học và việc vận dụng những thành tựu của thi pháp học vào dạy học

1.2.3. Tín hiệu thẩm mỹ trong thơ trữ tình

1.2.3.1. Khái niệm tín hiệu thẩm mỹ

Trên thế giới khuynh hướng nghiên cứu THTM đã có từ lâu nhưng ở nước ta, thuật ngữ tín hiệu thẩm mỹ (THTM) mới chỉ ra đời vào những năm 70 của thế kỷ XX và gắn liền khuynh hướng cấu trúc trong nghiên cứu mỹ học và nghệ thuật. Thuật ngữ này lần đầu tiên được biết đến ở Việt Nam thông qua những bản dịch về cơng trình của các học giả như Iu.A.Philipiep [37], M.B.Khrapchenkơ [38], sau đó là các cơng

trình, bài viết của Hồng Tuệ [76], Hồng Trinh [75], Đỗ Hữu Châu [11], Nguyễn Lai [39], Trần Đình Sử [64].v.v…

Theo Iu.A.Philipiep, THTM là yếu tố thuộc hệ thống phương tiện biểu hiện của nghệ thuật. Đó là những phương tiện nghệ thuật được tập trung theo một hệ thống tác động thẩm mỹ, được chúng ta tiếp nhận như là những tín hiệu đặc biệt, có khả năng kích thích mạnh mẽ thế giới tinh thần của chúng ta. v.v…” [37, tr.139], là “cái được tác giả lựa chọn từ thế giới hiện thực mà xây dựng nên, sáng tạo ra…” [11, tr.779].

Cần nhấn mạnh quan điểm của Đỗ Hữu Châu với “Cách tiếp cận văn học của ngôn ngữ học trước đây xuất phát từ quan điểm thông thường: phương tiện của văn học là ngôn ngữ, cụ thể hơn là từ, câu, ngữ âm.v.v…, nghĩa là các sự kiện tự nhiên của các ngôn ngữ tự nhiên… Phương tiện sơ cấp (primaire) của văn học là các tín hiệu thẩm mỹ. Nói rõ hơn, đơn vị của phương tiện của văn học là các THTM, cú pháp của ngôn ngữ - THTM này là cú pháp -THTM. Rồi các THTM đó mới được thể hiện bằng các tín hiệu ngơn ngữ thơng thường (và cú pháp thơng thường)”[11, tr.779]. Dưới góc độ kiến giải về phương tiện nghệ thuật, Đỗ Hữu Châu cho rằng: “THTM là phương tiện sơ cấp của văn học. Ngôn ngữ thực sự của văn học là ngôn ngữ - THTM, cú pháp - THTM. Tín hiệu ngơn ngữ (THNN) tự nhiên trong văn học chỉ là hình thức – cái biểu đạt của THTM” [11, tr.18].

Theo như nhận định của TS Trương Thị Nhàn, Đỗ Hữu Châu là nhà nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam “đề cập một cách khá đầy đủ và có hệ thống về khái niệm, những đặc trưng của THTM, cùng cách tiếp cận ngôn ngữ - THTM trong tác phẩm văn học” [53, tr.17]. Theo Đỗ Hữu Châu, THTM là một khái niệm liên quan đến lý thuyết tín hiệu học nói chung, lý thuyết ngơn ngữ học nói riêng, đặc biệt là những THTM trong các tác phẩm văn chương. Một THTM đi vào thế giới thơ ca nghệ thuật đã được chuyển hố thành một tín hiệu nghệ thuật, THTM ngơn ngữ hay cịn là tín hiệu văn chương.

Ngoài ra, tác giả Bùi Minh Toán cho rằng, “THTM là loại tín hiệu có chức năng thẩm mỹ: biểu hiện cái đẹp, truyền đạt và bồi dưỡng cảm xúc về cái đẹp. Nó cũng như mọi loại tín hiệu khác, cần có hai mặt: cái biểu đạt và cái được biểu đạt nhưng cái được biểu đạt là ý nghĩa thẩm mỹ…” [72, tr.1]. Trong Từ điển thuật ngữ văn

học [18], THTM được hiểu là “những ẩn dụ, nhân hóa, phúng dụ, tượng trưng, những hình tượng nghệ thuật đã được “mài mịn” và “cố định hóa” về mặt ý nghĩa mà nói theo cách của M. B. Khrapchenkơ là “phù hợp với điều kiện hoạt động chức năng quan trọng của kí hiệu là phải có một cách hiểu thường xuyên được nhiều người biết đến” [38], hay những “figure” (hình thể từ ngữ) mang tính biểu trưng [75].

Khi xem xét THTM trong tác phẩm văn học, tác giả Trương Thị Nhàn chỉ ra rằng, “THTM có thể tương ứng với những chi tiết nghệ thuật, những khách thể mang giá trị thẩm mỹ (những sự vật hiện tượng tự nhiên, con người, đồ vật, những tác phẩm thuộc các thể loại... mang nội dung xã hội - lịch sử...” [53, tr.18].

Như vậy, THTM là phương tiện biểu hiện của nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau như âm nhạc, hội họa, văn chương. Muốn giải mã tác phẩm nghệ thuật thì người thưởng thức phải hiểu rõ ý nghĩa, cái hay, cái đẹp của tác phẩm thông qua THTM. Trong nghiên cứu văn học, đặc biệt khi tiếp cận từ bình diện ngơn ngữ, THTM là một trong những cách thức quan trọng giúp người đọc dễ dàng tiếp cận với giá trị cốt lõi của văn bản. Thông qua cách sử dụng ngôn từ, các yếu tố hiện thực trở thành THTM trong tác phẩm. Những tín hiệu đặc biệt ấy biểu đạt hiện thực khách quan của đời sống truyền tải vào trong tác phẩm, vừa mang ý nghĩa diễn đạt giá trị thẩm mỹ, tác động đến chiều sâu tâm hồn của con người, đồng thời khơi gợi những rung động thực cảm về cái đẹp của hiện thực cuộc sống. Do đó, ngơn ngữ văn học luôn gắn liền với ý nghĩa phẩm chất thẩm mỹ. Từ những quan điểm nêu trên, chúng ta có thể hiểu rằng, THTM là tồn bộ những yếu tố hiện thực, những chi tiết của sự vật, hiện tượng trong đời sống được đưa vào tác phẩm vì mục đích nghệ thuật.

1.2.3.2. Vai trị của tín hiệu thẩm mỹ trong thơ trữ tình

THTM trong thơ trữ tình có chức năng thẩm mĩ: biểu hiện cái đẹp, truyền đạt và bồi dưỡng cảm xúc về cái đẹp, biểu hiện trực tiếp thể giới chủ quan của con người; phản ánh thế giới khách quan nhằm thể hiện thế giới chủ quan; thể hiện tình cảm điển hình, nhân vật trữ tình và ngơn ngữ thơ.

Trữ tình là yếu tố quyết định tạo nên chất thơ, khiến tác phẩm thơ luôn thiên về diễn tả những cảm xúc, rung động, suy tư của chính nhà thơ về cuộc đời. THTM trong thơ trữ tình làm tăng tính biểu cảm, thể hiện một cách trực tiếp những cảm

xúc riêng tư, cá nhân về đời sống; phản ánh tư tưởng, con người, cuộc đời và thời đại. Những THTM trong thơ trữ tình biểu hiện tư tưởng, tình cảm, làm sống dậy thế giới chủ thể của hiện thực khách quan. THTM trong thơ trữ tình ẩn chứa bóng dáng con người được gọi là chủ thể trữ tình.

THTM trong thơ trữ tình thể hiện tư tưởng, tình cảm của tác giả, qua đó phản ánh đời sống hiện thực. Qua các THTM trong thơ trữ tình, nhà thơ bộc lộ một cách trực tiếp những cảm xúc riêng tư về đời sống, thể hiện quan điểm, tư tưởng về con người, cuộc đời và thời đại. THTM trong thơ trữ tình đa dạng phong phú, giàu tính biểu cảm và thế giới chủ quan hoặc phản ánh thế giới khách quan nhằm biểu hiện thế giới chủ quan của con người.

Phần lớn các THTM trong thơ trữ tình làm tăng tính biểu tượng trong thơ trữ tình (biểu tượng thẩm mỹ trữ tình) bởi đó là các hằng (biến) nói về tình u, khơng chỉ là tình u lứa đơi mà cịn là tình u quê hương đất nước, tình yêu thiên nhiên.v.v… Trong thơ trữ tình, chủ thể trữ tình có mối liên hệ mật thiết với THTM trữ tình.

THTM trong thơ trữ tình cịn được thể hiện rõ nét trong đặc điểm ngơn ngữ của thơ trữ tình. Nhiều biểu hiện THTM được nhà thơ gửi gắm tính cảm ở đa tầng ngữ nghĩa. Hầu hết các THTM là những biến thẩm mĩ được lựa chọn cẩn thận, gọt giũa về mặt ngôn từ, tạo nên những từ ngữ thơ/biểu tượng thơ gây ấn tượng mạnh cho người đọc, nó gần như bao hàm trọn vẹn những nội dung, tư tưởng mà nhà thơ gửi gắm. Khi nhà thơ dùng các biểu tượng THTM với tần suất lặp đi lặp lại sẽ tạo nên tính nhạc và tính thơ, truyền cảm hứng và cảm xúc cho người đọc.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Dạy học thơ Xuân Quỳnh trong nhà trường theo hướng khai thác tín hiệu thẩm mĩ (Trang 29 - 32)