Tính nội dung và hình thức trong văn bản văn học

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Dạy học thơ Xuân Quỳnh trong nhà trường theo hướng khai thác tín hiệu thẩm mĩ (Trang 28 - 29)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.2. Thi pháp học và việc vận dụng những thành tựu của thi pháp học vào dạy học

1.2.2. Tính nội dung và hình thức trong văn bản văn học

Nội dung và hình thức là hai phương diện không thể tách rời của một tác phẩm văn học. Nội dung của tác phẩm chỉ có thể tồn tại thơng qua hình thức tác phẩm. Tính nội dung của hình thức trong văn bản học là một điểm nhấn quan trọng của GV khi giảng dạy Ngữ văn cho HS, qua đó giúp HS có thể nắm vững được nội dung, ý nghĩa của giờ học Ngữ văn. Có thể thấy rằng, nội dung và hình thức là cặp phạm trù có mối liên hệ mật thiết, bao gồm hai mặt thống nhất.

Thứ nhất, nội dung của tác phẩm văn học. Theo quan điểm của nhiều nhà

nghiên cứu và phê bình văn học, nội dung của tác phẩm văn học là hiện thực đời sống được phản ảnh trong sự cảm nhận, suy nghĩ và đánh giá của nhà văn. Đây là một hệ thống gồm nhiều yếu tố khách quan và chủ quan tác động qua lại lẫn nhau, tương hỗ lẫn nhau. Do đó nội dung của tác phẩm thể hiện ở quan điểm nghệ thuật về thế giới, con người trong mối tương quan của biểu hiện giữa đời sống và sự cảm thụ chủ quan của người viết, từ đó tạo nên nội dung thẩm mỹ của hình tượng văn học. Đó chính là sự gửi gắm kết quả của quá trình khám phá, phát hiện, khái quát của nhà văn thông qua tác phẩm văn học.

Thứ hai, hình thức của tác phẩm văn học. Hình thức nghệ thuật của văn học

chính là hình thức của thế giới nghệ thuật mà ở đó người đọc tiếp xúc, cảm nhận về cả hình thức của văn bản ngơn từ và hình thức hình tượng, cả hai cái này thống nhất thành một khối được gọi là văn bản nghệ thuật. Hình thức của tác phẩm gồm hình

thức bên trong và hình thức bên ngồi, trong đó hình thức bên trong là kiểu hình thức có thể cảm thấy, nhìn thấy chủ thể, dùng để tri giác, cảm nhận và sáng tạo thế giới, là hình thức của cái nhìn nghệ thuật, là sự hiện diện của con mắt nghệ sĩ, quy định cách tạo hình cho tác phẩm. Đó khơng phải là hình thức của một nội dung có sẵn mà là hình thức phát hiện và cho thấy lần đầu tiên ở một nội dung mới. Hình thức bên ngồi được hiểu là hình thức quy phạm cố định của thể loại như hình thức các thể thơ (như thơ lục bát, song thất lục bát), hình thức các thủ pháp nghệ thuật (như so sánh, ẩn dụ, hoán dụ.v.v..) và các kỹ thuật, kỹ nghệ viết văn như dùng cách dùng ngơn từ, điệp từ…Hình thức bên ngồi chỉ là bộ khung, là giá đỡ, cái vỏ bề ngoài chứ chưa phải là hình thức nghệ thuật của văn học.

Thứ ba, tính nội dung của hình thức trong tác phẩm văn học. Tác phẩm văn

học là một chỉnh thể nghệ thuật, hình thành bởi sự thống nhất biện chứng giữa hình thức với nội dung, khiến tác phẩm trở thành một thực thể sinh động, toàn vẹn. Sự thống nhất được biểu hiện ở chỗ hình thức là cái biểu hiện, nhưng phải phù hợp với nội dung. Một hình thức chỉ phù hợp với một nội dung nhất định, nếu thay đổi một trong hai yếu tố thì sẽ khơng thể nào hình thành nên tác phẩm. Nội dung quyết định hình thức nhưng nội dung chỉ đóng vai trị như ý đồ, định hướng ban đầu của tác giả. Bên cạnh đó, nội dung chỉ có thể dần dẫn xuất hiện, phát triển và hồn thiện khi có một hình thức tương ứng. Trong q trình sáng tác, nhà văn sáng tạo ra một hình thức mới đồng thời cũng khám phá ra một nội dung mới. Quá trình này được tiến hành song hành cùng với nhau, tương hỗ lẫn nhau. Do đó, nội dung và hình thức sẽ ln chuyển hóa lẫn nhau, đó chính là tính nội dung của hình thức trong tác phẩm văn học.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Dạy học thơ Xuân Quỳnh trong nhà trường theo hướng khai thác tín hiệu thẩm mĩ (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)