Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Dạy học thơ Xuân Quỳnh trong nhà trường theo hướng khai thác tín hiệu thẩm mĩ (Trang 74)

2.6..2 Hoạt động 2

3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm

3.1.1. Mục đích thực nghiệm

Thứ nhất, kiểm nghiệm những luận chứng khoa học trong nghiên cứu lý

thuyết về dạy đọc hiểu theo hướng khai thác THTM ở trường phổ thơng, để từ đó xem xét bổ sung và khẳng định lại ý nghĩa thực tiễn của phương pháp này.

Thứ hai, kiểm nghiệm tính khả thi và bước đầu đánh giá hiệu quả thực tế của

phương pháp dạy đọc hiểu theo hướng khai thác THTM vào việc dạy hai bài thơ “Tiếng gà tre” trong CT Ngữ văn 7 (THCS) và “Sóng” trong CT Ngữ văn 12 (THPT).

Thứ ba, kiểm nghiệm và đối chứng thực tế từ 02 tiết dạy học bài thơ “Tiếng

gà trưa” trong chương trình Ngữ văn 7 và 02 tiết dạy bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh trong chương trình Ngữ văn 12, chúng tơi rút ra được những kết luận cần thiết cho hướng nghiên cứu lý luận cũng như tìm ra các biện pháp sư phạm và mơ hình thiết kế bài học nhằm nâng cao chất lượng và phát huy hướng khai thác THTM khi giảng dạy hai tác phẩm thơ nói trên.

3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm

Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm là áp dụng những đề xuất đã nêu ở chương II về nội dung và cách thức dạy đọc hai bài thơ Sóng và Tiếng gà trưa theo hướng khai thác THTM.

3.2. Đối tƣợng, địa bàn, thời gian và phƣơng thức thực nghiệm

3.2.1. Đối tượng thực nghiệm

Học sinh lớp 12A15, trường THPT Kim Liên. Học sinh lớp 7D, trường THCS Thăng Long.

3.2.2. Địa bàn thực nghiệm

- Trường THCS Thăng Long, Ba Đình, Hà Nội.

3.2.3. Thời gian thực nghiệm

Năm học 2015-2016.

3.2.4. Phương thức thực nghiệm

Phương thức thực nghiệm thường dùng 01 lớp đối chứng và 01 lớp thực nghiệm. Trong thực nghiệm dạy bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh trong chương trình Ngữ văn 12, chúng tơi thực nghiệm tại lớp 12A15 và lớp đối chứng (không dạy theo hướng khai thác THTM mà dạy theo giáo án thông thường là 12A8). Cả hai lớp đều ở trường THPT Kim Liên. Trong thực nghiệm dạy bài thơ Tiếng gà trưa ở chương trình Ngữ văn 7, chúng tôi thực nghiệm ở lớp 7D và lớp đối chứng là lớp 7A2. Cả hai lớp này đều thuộc trường THCS Thăng Long.

Sau thời gian thực nghiệm khảo sát năng lực HS, GV trực tiếp dạy ở lớp thực nghiệm được hướng dẫn thực hiện từng tiết dạy, tập huấn cách sử dụng giáo cụ trực quan. Tập huấn thêm về việc lựa chọn các phương pháp đặc thù vào dạy học thơ Xuân Quỳnh.

Sau thời gian thực nghiệm, GV tổ chức kiểm tra lại các kỹ năng của HS. Tiếp đó, chúng tơi tiến hành dự giờ của GV dạy lớp thực nghiệm và lớp đối chứng để so sánh với kết quả trước khi thực nghiệm. Có tiết dạy thực nghiệm, học viên trực tiếp dạy, các GV khác có chun mơn Ngữ văn và BGH dự giờ. Cuối cùng, chúng tôi rút ra nhận xét, đánh giá kết quả thực nghiệm.

3.3. Thiết kế dạy học bài thơ “Tiếng gà trƣa”/“Sóng” theo hƣớng khai thác tín hiệu thẩm mỹ

3.3.1. Mục tiêu của bài học

Đối với bài “Tiếng gà trưa”: trình bày cụ thể trong phần giáo án thực nghiệm.

Đối với bài “Sóng”: trình bày cụ thể trong phần giáo án thực nghiệm.

3.3.2. Công tác chuẩn bị của giáo viên và học sinh

Giáo viên chuẩn bị hình ảnh minh họa cho giờ dạy học thơ Xuân Quỳnh; máy vi tính để minh họa. Ngoài ra, GV cần chuẩn bị kỹ bài trước giờ lên lớp, tài

liệu tham khảo, SGV. Giáo viên có thể chuẩn bị thêm hình ảnh nhà thơ Xuân Quỳnh, một số hình ảnh về sóng, biển và những câu chuyện về cuộc đời nhà thơ.

Học sinh chỉ cần chuẩn bị SGK, soạn bài theo yêu cầu của GV có kèm theo tự sưu tầm tư liệu về thơ Xuân Quỳnh và học bài cũ. Các em có thể chuẩn bị thêm những câu hỏi về thơ Xuân Quỳnh và nhà thơ Xuân Quỳnh để xin sự chỉ dẫn của GV.

3.3.3. Phương pháp thực nghiệm

Thứ nhất, thiết kế bài dạy dựa trên những đề xuất về cách thức tổ chức dạy

học thơ Xuân Quỳnh theo hướng khai thác THTM trong thơ Xuân Quỳnh ở chương II.

Thứ hai, chuẩn bị các phương tiện dạy học như tranh vẽ, bài hát, băng nhạc,

máy nghe và các tài liệu liên quan đến Xuân Quỳnh và thơ Xuân Quỳnh.

Thứ ba, thực hiện đúng quy trình dạy học Ngữ văn 7 và Ngữ văn 12, phân bố

thời gian hợp lý, nhấn mạnh phần trọng tâm khai thác THTM trong bài thơ Sóng và

Tiếng gà trưa.

3.3.4. Các tiết dạy thực nghiệm

Việc chọn các tiết dạy thực nghiệm còn được gọi là chọn mẫu thực nghiệm. Chúng tôi chọn các tiết dạy thực nghiệm sư phạm từ 02 tiết dạy thơ Xuân Quỳnh ở các lớp 7D, trường THCS Thăng Long và lớp 12A15, trường THPT Kim Liên.

Tiết 1: Lớp 12A15, trường THPT Kim Liên, năm học 2015-2015. Lớp có 47 HS, cơ giáo Tạ Việt Anh chủ nhiệm. Giáo viên lên lớp: cô. Tiết học 36, 37, tuần 13, thực nghiệm dạy học bài thơ: “Sóng”.

Tiết 2: Lớp 7D, trường THCS Thăng Long, năm học 2015-2016. Lớp có 52 HS, cơ giáo Đặng Thị Ngọc Hà chủ nhiệm. Giáo viên lên lớp: cô Đặng Thị Ngọc Hà. Tiết học 54, 55, bài 13, tuần 14, thực nghiệm dạy học bài thơ “Tiếng gà trưa”.

3.4. Thực nghiệm sƣ phạm

Sau khi đã thống nhất kế hoạch thực nghiệm, chúng tôi gửi những bản thiết kế giáo án cho GV dạy thực nghiệm nghiên cứu, trao đổi để thống nhất kiến thức, cách thức triển khai bài dạy, đặc biệt nhấn mạnh phần trọng tâm khai thác THTM. Chúng tôi cũng thống nhất và biên soạn, cung cấp cho GV các lớp thực nghiệm và

lớp đối chứng những câu hỏi kiểm tra của cả hai bài dạy thực nghiệm. Các lớp thực nghiệm và đối chứng làm kiểm tra khoảng 15 phút sau cuối mỗi bài học chung một hệ thống câu hỏi. Bài kiểm tra này có thể lấy làm cột điểm kiểm tra 15‟ trong kết quả học tập của HS.

3.4.1. Tiết dạy thứ nhất

Tiết dạy thực nghiệm sư phạm bài thơ “Sóng” của Xn Quỳnh được chúng tơi tiến hành tại lớp 12A15, trường THPT Kim Liên. Quy trình dạy như dưới đây:

3.4.1.1. Mục đích, yêu cầu

1, Về kiến thức: HS cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn và niềm khát khao hạnh phúc trong tình yêu của người phụ nữ; nắm được nét đặc sắc về nghệ thuật kết cấu, xây dựng hình ảnh và nghệ thuật sử dụng ngôn từ, ở đây cụ thể là cách sử dụng các THTM để truyển tải những điều mà nữ thi sĩ đã gửi gắm trong bài thơ.

2, Về kỹ năng: Hoàn thiện kỹ năng đọc hiểu bài thơ trữ tình hiện đại “Sóng” theo đặc trưng thể loại. HS biết nêu ý kiến nhận xét, đánh giá đối với một hình tượng nghệ thuật trong thơ và biết huy động những kiến thức được học để viết bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.

3, Về thái độ: Trân trọng tình u thương, có ý thức hướng thiện, hướng tới tình yêu trong sáng, thủy chung, lành mạnh; có suy nghĩ tích cực trong tình cảm riêng; tự nhận thức về tình yêu cuộc sống.

4, Về định hướng phát triển năng lực: năng lực chung (giải quyết vấn đề, các câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ, yêu cầu mà giáo viên đề ra; năng lực tự khám phá, tự học, tự thu thập thông tin; năng lực hợp tác, phối hợp với HS khác giải quyết các câu hỏi, bài tập khó, sưu tầm tài liệu; năng lực sáng tạo; năng lực tự quản bản thân); năng lực chuyên biệt (giao tiếp, thẩm mỹ).

5, Định hướng khai thác THTM: chỉ ra các THTM; phân tích vai trị và ý

nghĩa của các THTM trong bài thơ.

3.4.1.2. Công tác chuẩn bị

SGK và SGV Ngữ văn 12, sách học tốt, thiết kế giáo án thực nghiệm, laptop, một số hình ảnh đồ dùng minh họa, chuẩn kiến thức kỹ năng, bút dạ, phiếu học tập.

Phương pháp điều tra, phân tích so sánh;

Kết hợp đọc diễn cảm với các hình thức nêu vấn đề, phát vấn, đàm thoại, thảo luận nhóm.

Đọc hiểu thơ trữ tình, chiến lược tổng hợp văn bản, kết nối bên lề và câu hỏi tổng hợp.

Kỹ thuật thực nghiệm: kỹ thuật công đoạn, kỹ thuật mảnh ghép, kỹ thuật phòng tranh, kỹ thuật trình bày một phút.

- Tiến trình dạy học theo định hướng khai thác tín hiệu thẩm mỹ

a. Ổn định tổ chức lớp: b. Kiểm tra bài cũ:

1, Trong bài thơ “Đị Lèn”, cái tơi của tác giả thời thơ ấu được thể hiện như thế nào?

2, Tình cảm sâu nặng của tác giả đối với bà được thể hiện như thế nào? 3, Cách thể hiện tình cảm của tác giả với bà có gì đặc biệt?

c. Bài mới:

Lời vào bài: Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ duy nhất trong chương trình văn học

lớp 12. Thơ của chị là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, suy tư lại vừa hồn nhiên tươi tắn, vừa chân thành đắm thắm lại luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc bình dị đời thường, do đó để thấy được điều này ta đi vào tìm hiểu bài thơ “Sóng”.

Hoạt động

Giáo viên Học sinh Yêu cầu cần đạt

1 GV giao nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị bài trước khi đến lớp, định hướng việc chuẩn bị bài của học sinh bằng hệ thống câu hỏi theo hướng khai thác THTM bằng một loạt câu hỏi theo hướng khai thác THTM .

Học sinh chuẩn bị bài theo dặn dò của GV, trả lời các câu hỏi theo định hướng khai thác THTM.

A/ Nhan đề bài thơ là THTM.

“Sóng” đóng vài trị quyết định, xun suốt tồn bộ bài thơ.

“Sóng” thể hiện được cảm xúc, tình cảm thực của nhà Câu hỏi 1: Nhan đề bài thơ là

“Sóng” và “Sóng” có phải là

Sóng chính là THTM và là THTM chính trong bài thơ

THTM không? thơ, cũng là hình tượng nghệ thuật gợi hình, gợi cảm. Câu hỏi 2: THTM “Sóng”

đóng vai trị gì trong việc quyết định giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ?

THTM “sóng” đóng vai trị chủ đạo quyết định giá trị nội dung của bài thơ. Đồng thời, với tư cách là một ẩn dụ lớn (THTM bao trùm đa trường nghĩa) sóng đã chi phối đến: thể thơ, nhịp điệu thơ, âm hưởng thơ, biện pháp tu từ và kết cấu hình tượng... Câu hỏi 3: Tại sao Xuân

Quỳnh chọn “sóng” làm THTM?

XQ mượn sóng làm THTM để trao gửi lịng mình bởi vì chị đã gặp ở sóng hình ảnh của chính mình, đã tìm ra trong âm thanh của sóng

nhịp đập trái tim mình. 2 Tổ chức dạy học đọc hiểu

hai bài thơ “Sóng” theo hướng khai thác THTM theo giai đoạn: trước khi đọc, trong khi đọc và sau khi đọc hai bài thơ.

HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. B/Nắm được xuất xứ, chủ đề, nhân vật trữ tình, giá trị nội dung, nghệ thuật, THTM của bài thơ.

Giai đoạn trước khi đọc. GV áp dụng chiến lược mối quan hệ hỏi đáp, cuộc giao tiếp văn học… khơi gợi những kiến thức học sinh đã có liên quan đến bài học.

HS làm theo hướng dẫn.

Câu hỏi 1: Mượn Sóng để nói tiếng lịng khơng phải Xuân Quỳnh là nhà thơ duy nhất mà trước đó đã có nhiều nhà thơ đã đề cập đến. Em hãy dẫn vài câu

Anh xin làm sóng biếc Hôn mãi cát vàng em Hôn thật khẽ, thật êm Hôn êm đềm mãi mãi Ðã hôn rồi, hôn lại Cho đến mãi muôn đời

thơ mà em biết? Ðến tan cả đất trời Anh mới thơi dào dạt... Cũng có khi ào ạt Như nghiền nát bờ em Là lúc triều yêu mến Ngập bến của ngày đêm (Biển của Xuân Diệu). GV đặt câu hỏi cho HS về chủ

đề, đề tài, phong cách thơ Xuân Quỳnh.

Câu hỏi 2: Em hãy nêu xuất xứ, chủ đề, chủ thể trữ tình của bài thơ “Sóng”?

Bài thơ là kết quả của chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền, Thái Bình vào ngày 29/12/1967 và sau đó được đưa vào tập thơ Hoa

dọc chiến hào – Tập thơ

riêng đầu tay của Xuân Quỳnh (xuất bản năm 1968). Chủ đề: Mượn biểu tượng sóng, XQ đã tự bộc bạch quan niệm, khát vọng tình yêu nồng nàn, mãnh liệt và sâu lắng dịu dàng. Tình yêu gắn chặt với cuộc đời và tình người.

Nhân vật trữ tình trong bài thơ là “em”.

Câu hỏi 3: Em hiểu gì về phong cách thơ Xuân Quỳnh nói chung, phong cách sáng tác “Sóng” nói riêng?

Sau khi HS trả lời, GV chốt lại ngắn gọn về xuất xứ, tác giả, chủ đề, nhân vật trữ tình của bài thơ.

Phong cách thơ Xuân Quỳnh nói chung và phong cách sáng tác “Sóng” nói riêng thể hiện cái tơi trữ tình sơi nổi, tha thiết, mãnh liệt, là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi mát, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường..

những THTM nào? Em hãy nêu ý nghĩa của các THTM đó? Sau khi HS trả lời, GV chốt lại về giá trị của THTM trong việc đọc tác phẩm, tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

THTM sau: sóng, con sóng, bể, gió, thuyền, biển, đại dương, nước, sơng, bờ, anh, em.

Sóng là biểu tượng ẩn dụ cho em, là sự phân thân của cái

tơi trữ tình mà nhà thơ muốn gửi gắm. Cả hai biểu tượng THTM này đan xen vào nhau, tạo nên sức mạnh cộng hưởng.

THTM “biển” với cặp THTM sóng - đại dương

được nhắc đi nhắc lại theo chủ ý của nhà thơ, thể hiện sự trăn trở khơn ngi ấy của chủ thể trữ tình “em” về tình u.

Các THTM sóng-bờ, anh-em được bố trí theo cách đan xen hình tượng lớp lớp như những con sóng gối đầu, cho thấy rõ mối quan hệ tương quan giữa các THTM, được hiện thực hóa thành dịng sơng, cánh buồm, con sóng, biển cả, đại dương, và thể hiện sự chung thủy, gắn kết trong tình yêu qua cặp THTM là biểu tượng thiên nhiên sóng-bờ.

Giai đoạn trong khi đọc: Sử dụng các chiến lược đánh dấu ghi chú bên lề, cuộc giao tiếp

văn học, câu hỏi kết nối tổng hợp, mối quan hệ hỏi đáp. GV áp dụng kỹ thuật đánh dấu bên lề. GV yêu cầu học sinh đọc theo phương thức đọc thầm, sau đó ghi chú lại những ý nghĩa biểu tượng, biểu trưng (THTM).

GV chốt lại: các THTM thường trong một trường liên tưởng. Việc tìm ra trường liên tưởng THTM sẽ giúp tìm ra ý nghĩa của bài thơ và phong cách của nhà thơ.

HS liệt kê các chi tiết đáng chú ý: Nhịp thơ cách ngắt nhịp linh hoạt 2/3 như: “Dữ dội /và dịu

êm/Ồn ào /và lặng lẽ”; hay nhịp

3/2 “Ơi con sóng/ ngày xưa/Và

ngày nay /vẫn thế”.

Giai đoạn sau khi đọc. Giáo viên áp dụng chiến lược đọc suy luậngiúp học sinh có thể tổng kết và suy luận về hình thức, bối cảnh và nhân vật, cụ thể thông qua những câu hỏi. Câu hỏi 1: Em có cảm nghĩ gì khi đọc bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh?

Sóng là một bài thơ tình vừa dun dáng vừa mãnh liệt, sôi nổi hồn nhiên trong sáng, vừa ý nhị sâu xa. Qua hình tượng sóng, Xn Quỳnh đã diễn tả vừa cụ thể, vừa sinh động, những cung bậc tâm hồn, tình cảm khác nhau trong tim người phụ nữ đang rạo rực yêu đương. Bài thơ rất tiêu biểu cho tư tưởng phong cách thơ Xuân Quỳnh.

Rèn kỹ năng đọc hiểu, phân tích thơ trữ tình hiện đại theo đặc trưng thể loại, đặc biệt cần nắm bắt mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình.

“Sóng” đóng vai trị gì trong tồn bộ bài thơ?

tình của bài thơ, được đặt trong trường từ vựng liên tưởng sơng nước: sóng-sơng- biển (bể)-bờ-nước-đại dương, tạo thành một trục quy chiếu THTM. Như vậy, có thể thấy trong bài thơ này, cảm hứng tư tưởng chủ đạo mà Xuân Quỳnh muốn gửi gắm được thể hiện tập trung soi rọi vào THTM “sóng”.

năng biểu hiện,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Dạy học thơ Xuân Quỳnh trong nhà trường theo hướng khai thác tín hiệu thẩm mĩ (Trang 74)