Đánh giá kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Dạy học thơ Xuân Quỳnh trong nhà trường theo hướng khai thác tín hiệu thẩm mĩ (Trang 95)

2.6..2 Hoạt động 2

3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm

Qua một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, dự giờ thăm lớp, tham khảo ý kiến của các GV trong trường THCS Thăng Long cũng như tham quan, học hỏi một số trường THCS khác nhau, kết hợp với các đề xuất nêu trên và tiến hành thực nghiệm sư phạm, chúng tơi thấy một số vấn đề cịn tồn tại trong dạy học bài “Tiếng gà trưa” và bài thơ “Sóng” theo hướng khai thácTHTM đã dần dần được khắc phục và phát huy hiệu quả đáng kể.

Có thể nói, các tiết dạy học thực nghiệm đã hồn thành mục tiêu đề ra. GV đã áp dụng các biện pháp dạy học thơ Xuân Quỳnh được đưa ra ở chương 2 và đạt được những thành công nhất định. Quan trọng hơn, việc vận dụng hệ thống câu hỏi trong các giờ dạy thực nghiệm đã bước đầu nâng cao năng lực cảm thụ thơ Xuân Quỳnh theo hướng khai thác THTM, thể hiện rõ qua thành tích học tập của HS.

Trong các giờ học thực nghiệm có áp dụng các đề xuất mà chúng tơi đã đưa ra ở chương II cho thấy, dưới sự hướng dẫn của GV, HS đã phân tích, cảm thụ đúng hướng, nhất là hiểu được các THTM trong bài. Việc sử dụng kết hợp các phương tiện, công cụ giảng dạy cũng giúp giờ học thêm sinh động, HS có nhiều hứng thú, say mê đi vào khám phá các giá trị thẩm mỹ của bài thơ và tạo nên những cảm xúc thẩm mỹ cho cả người dạy và người học. Cách giảng dạy theo hướng khai thác THTM đem lại cho người học hứng thú vì những phát hiện bất ngờ trong tư duy sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ. Có thể nói, việc dạy thơ theo hướng khai thác THTM đã thực sự khơi dậy được sự hứng thú, say mê cho HS, tạo được động cơ học tập giúp các em vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để đạt kết quả học tập tốt nhất, khi đó các em sẽ tiếp nhận tri thức một cách chủ động và tự giác, không bị ép buộc.

Về kết quả điểm kiểm tra 15 phút đánh giá HS sau khi học bài “Sóng” và “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh, kết quả điểm của nhóm lớp thực nghiệm có số lượng HS đạt điểm cao nhiều hơn so với nhóm lớp đối chứng.

Bảng 3.1. Thống kê kết quả kiểm tra chất lƣợng tiếp nhận của HS

sau khi thực nghiệm sư phạm dạy thơ Xuân Quỳnh

Tên bài học Loại Tổng

Số HS đạt điểm lớp số HS 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tiết dạy thực nghiệm bài thơ “Sóng” Thực nghiệm 47 3 9 15 17 3 Đối chứng 50 2 5 17 16 9 1 Tiết dạy thực nghiệm bài thơ “Tiếng gà trƣa” Thực nghiệm 52 6 12 21 10 3 Đối chứng 52 2 5 24 13 5 2

Kết quả kiểm tra bài “Sóng” và “Tiếng gà trưa” ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng được thể hiện qua các biểu đồ dưới đây:

Nhìn các biểu đồ cho thấy, điểm chung của các biểu đồ là số lượng HS đạt điểm 7, 8, 9 ở lớp thực nghiệm luôn cao hơn lớp đối chứng và số lượng HS đạt điểm 4, 5 ở lớp thực nghiệm luôn thấp hơn lớp đối chứng. Từ đó cho thấy, dạy học thơ Xuân Quỳnh trong nhà trường phổ thơng theo hướng khai thác tín hiệu thẩm mỹ đã phát huy được hiệu quả nhất định.

Ngồi sự khác biệt về điểm số, cịn có sự khác biệt rõ nét giữa nhóm lớp thực nghiệm và đối chứng là khơng khí lớp học. Bao trùm giờ học các lớp thực nghiệm là bầu khơng khí sơi động, thoải mái. GV nêu vấn đề cho HS thảo luận, trao đổi và trình bày ý kiến một cách sôi nổi. Đặc biệt, điều đáng ghi nhận ở những tiết thực nghiệm chính là tinh thần, thái độ học tập của HS. Khi GV đọc diễn cảm bài thơ “Sóng” hoặc “Tiếng gà trưa”, khơng khí lớp học bỗng lắng xuống, tất cả HS như muốn nuốt từng lời thơ mà GV đang đọc. HS như đang trải lịng mình theo cảm xúc trào dâng của nhân vật em trong tác phẩm. Phần đơng HS đều thể hiện sự đồng tình với cách dạy học của GV theo hướng khai thác THTM trong thơ Xuân Quỳnh và cảm thấy giờ học Ngữ văn khơng cịn nhàm chán và khơ khan.

Ngoài những kết quả đã đạt được như vừa nêu, những tiết thực nghiệm cũng còn một số tồn tại cần khắc phục để những giờ dạy về sau này đạt hiệu quả tốt hơn như: HS không ghi bài đầy đủ, quá trình thảo luận, trao đổi mất nhiều thời gian nên sẽ có hiện tượng cháy giáo án. HS gặp khó khăn khi ghi chép bài bởi các em phải dành thời gian để suy nghĩ, thảo luận và kĩ năng khai thác nghệ thuật trong tác phẩm thơ trữ tình của các em còn yếu.

Từ kết quả thực nghiệm qua các tiết dạy thực nghiệm thơ Xuân Quỳnh theo hướng khai thác THTM và kết quả kiểm tra thành tích của HS lớp đối chứng và thực nghiệm, đồng thời qua sự điều tra, quan sát hoạt động học tập của HS, với tư cách là người thực hiện đề tài Luận văn, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

Việc dạy học thơ Xuân Quỳnh theo hướng khai thác THTM đã tích cực hóa chủ thể HS, ít nhiều có sự tác động tích cực, chuyển biến theo chiều hướng tốt. HS được tiếp cận thơ Xuân Quỳnh qua những THTM cụ thể và tiêu biểu.

Quá trình thực nghiệm địi hỏi GV cần có sự chuẩn bị chu đáo, xác định rõ địa bàn, đối tượng cho đến soạn giáo án, đề kiểm tra thực nghiệm. GV phải chuẩn bị

kỹ những nội dung liên quan đến bài học và có cách tổ chức khoa học gây sự chú ý của HS trong giờ dạy thơ Xuân Quỳnh theo hướng khai thác THTM. Việc dạy thơ Xuân Quỳnh theo hướng này bằng giáo án thực nghiệm có nhiều khó khăn hơn so với giáo án bình thường và có u cầu cao hơn đối với GV dạy lớp thực nghiệm.

Việc vận dụng và phối hợp nhiều phương pháp dạy học, chiến thuật và kỹ thuật dạy học theo hướng khai thác THTM trong thơ Xn Quỳnh đã có tác dụng đề cao vai trị chủ thể HS như nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở.

Tiểu kết chƣơng 3

Việc thực nghiệm sư phạm giúp kiểm chứng những giả thuyết nghiên cứu và đánh giá sơ bộ chất lượng và hiệu quả của phương pháp dạy hai bài thơ Sóng và

Tiếng gà trưa theo hướng chú trọng khai thác hệ thống THTM trong thơ của Xuân

Quỳnh.

Kết quả thực nghiệm cho thấy việc dạy hai bài thơ Sóng và Tiếng gà trưa

theo hướng chú trọng khai thác hệ thống THTM có tác động tốt tới sự cảm nhận và tiếp thu cái hay, cái đẹp trong thơ trữ tình nói chung và thơ của Xn Quỳnh nói riêng.

Phương pháp thực nghiệm coi trọng vai trò của chủ thể và khơi dậy năng lực thực sự của người học, khả năng tự vận dụng tri thức, tự nắm bắt kiến thức trong học tập là xu hướng chính của giáo dục hiện nay.

Việc thay đổi trong phương pháp giảng dạy đã làm cho người học tăng sự say mê, hứng thú, nâng cao sự tiếp nhận, rung động thẩm mỹ trong môn văn cũng như khuyến khích, phát triển năng khiếu của HS.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

1. Cùng với sự phát triển của thời đại, giáo dục cũng cần phải có sự thay đổi về phương pháp, kỹ thuật dạy học, chiến lược, trong đó có mơn Ngữ văn. Đó cũng là cách tiếp cận dạy học thơ Xuân Quỳnh trong NTPT theo hướng khai thác THTM trong NTPT.

Thơ Xuân Quỳnh đã để lại nhiều dấu ấn trong lòng người đọc bởi phong cách và chính con người nhà thơ. Việc dạy học thơ Xuân Quỳnh trong NTPT theo hướng khai thác THTM giúp HS tăng cường kỹ năng ĐHVB, tích lũy kiến thức văn chương, nâng cao khả năng cảm thụ văn học và nắm bắt giá trị nội dung, nghệ thuật, THTM trong thơ trữ tình nói chung, thơ Xn Quỳnh nói riêng.

Tuy nhiên, hiện trạng dạy học thơ Xuân Quỳnh trong CT Ngữ văn 7 và Ngữ văn 12 trên địa bàn Hà Nội cho thấy, còn nhiều tồn tại từ định hướng PTNL HS qua các phương pháp dạy học và các chiến thuật dạy học tích cực ở cả phía GV và HS, khiến cho một số giờ dạy học thơ Xuân Quỳnh chưa đạt hiệu quả cao. Việc dạy học thơ Xuân Quỳnh theo hướng khai thác THTM cần đặt ra trước những thực tế này nhằm khắc phục những vấn đề còn tồn tại.

2. Với đề tài “Dạy học thơ Xuân Quỳnh trong nhà trường theo hướng khai

thác tín hiệu thẩm mỹ”, học viên bước đầu thể nghiệm sự kết hợp giữa những phương pháp dạy học tiến bộ với chiến lược dạy học tích cực nhằm phát triển NLHS trong các giờ dạy học thơ Xuân Quỳnh ở lớp 7 và lớp 12 qua bài thơ “Sóng” và “Tiếng gà trưa”. Từ đó, HS cảm nhận được những tầng nghĩa của hệ thống THTM trong hai bài thơ.

Việc áp dụng hàng loạt phương pháp dạy học tích cực và những chiến lược phù hợp đã bước đầu phát huy hiệu quả dạy học thơ Xuân Quỳnh theo hướng khai thác THTM. Những biện pháp và chiến thuật dạy học tích cực của GV đã giúp HS đọc hiểu đúng cách và nhận thức rõ giá trị nội dung và nghệ thuật cũng như phong cách và tài năng của nhà thơ.

3. Đề tài là một bước thể nghiệm mới cho việc dạy học thơ Xuân Quỳnh trong NTPT. Sự thể nghiệm này đã được vận dụng trong 02 giờ dạy thực nghiệm tại

2 lớp: lớp 7D trường THCS Thăng Long (Ba Đình, Hà Nội) và lớp 12A15, trường PTTH Kim Liên (Đống Đa, Hà Nội), năm học 2015-2016 nhằm đánh giá khả năng ứng dụng, và rút ra những kinh nghiệm từ thực tiễn thực nghiệm dạy học thơ Xuân Quỳnh theo hướng khai thác THTM. Tuy phạm vi ứng dụng còn nhỏ hẹp, đơn vị bài học thực nghiệm chưa nhiều, chỉ dừng ở 02 tiết thực nghiệm cùng 02 lớp đối chứng nhưng nhóm nghiên cứu cho rằng, dạy học theo hướng khai thác THTM bằng cách áp dụng các phương pháp, chiến lược và kỹ thuật dạy học tích cực ít nhiều mang tính khả thi.

Quá trình thực nghiệm được tiến hành với nhiều đối tượng HS nên tiến trình bài giảng cũng thu nhận được những tình huống khác nhau xoay quanh một số phương pháp đề xuất. Khả năng tư duy độc lập của HS có học lực trung bình, yếu kém hơn rất nhiều so với nhóm HS có năng khiếu văn học hoặc tốp HS khá giỏi. Việc vận dụng các chiến thuật dạy học tích cực, trong đó có kỹ thuật đặt câu hỏi giúp HS tăng cường nhận thức, khả năng tư duy cũng như năng lực cảm thụ thơ Xuân Quỳnh theo hướng khai thác THTM.

Thơ Xuân Quỳnh phát huy đầy đủ chức năng giáo dục, chức năng nhận thức, chức năng thẩm mỹ đối với HS còn ngồi trên ghế nhà trường. Từ hướng khai thác THTM, HS nhận thức được giá trị nhân văn của hai bài thơ và nhìn nhận cuộc sống tươi đẹp hơn những gì vốn có. Các em đã biết cách tiếp cận với thể loại thơ trữ tình và thơ Xuân Quỳnh theo hướng nhận thức thẩm mỹ qua hệ thống THTM. Điều đó cho thấy, những đề xuất và thực nghiệm sư phạm của LV tương đối phù hợp với đối tượng HS lớp 7 và lớp 12.

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu chưa thể gặt hái được kết quả khả quan chỉ trong 02 giờ dạy học thực nghiệm sư phạm kết hợp với 02 lớp đối chứng. Với LV này, tác giả hy vọng góp một phần nhỏ bé vào việc đề xuất những phương pháp, chiến thuật và kỹ thuật dạy học thơ Xuân Quỳnh trong nhà trường hiện nay theo hướng khai thác THTM. Tác giả LV cũng mong muốn có sự trao đổi, kết nối với bạn bè, đồng nghiệp để có những định hướng tốt hơn trong dạy học thơ Xuân Quỳnh.

2. Khuyến nghị

Về CT và SGK: Do SGK chưa có phần hướng dẫn đọc hai bài thơ trong giờ dạy học thơ Xuân Quỳnh, cho nên các chuyên gia soạn SGK nên đưa phần này vào CT dạy thơ Xuân Quỳnh nói riêng, CT Ngữ văn trong nhà trường nói chung.

Về phía GV: Để chuẩn bị cho những giờ dạy học thơ Xuân Quỳnh, GV nên tích cực hơn nữa trong việc tiếp cận tư liệu về nhà thơ và những thi phẩm nổi tiếng của Xuân Quỳnh, làm dày thêm kiến thức thơ trữ tình. Ngồi ra, GV cần nắm vững các phương pháp dạy học tích cực, chiến lược cũng như kỹ năng dạy học tích cực theo định hướng PTNL HS trong giờ dạy học thơ Xuân Quỳnh.

Về phía HS: HS cần trau dồi thêm vốn thơ ca trữ tình nói chung, thơ Xn Quỳnh nói riêng. Để mở rộng kiến thức về thể loại này, HS nên dành thời gian đọc hết các tập thơ của Xuân Quỳnh, tập khai thác các THTM trong những bài thơ của Xuân Quỳnh không thuộc CT SGK.

Về phía nhà trường: BGH nhà trường nên quan tâm hơn nữa đến bối cảnh giờ dạy học thơ Xuân Quỳnh bằng cách dự giờ, khích lệ HS tìm hiểu thơ Xuân Quỳnh theo hướng khai thác THTM. Ngồi ra, BGH nên khuyến khích bộ mơn Ngữ văn tổ chức cuộc giao lưu thơ ca, các Hội ngâm thơ, trong đó có thơ Xuân Quỳnh.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Thị Ngọc Anh (2013), Tín hiệu thẩm mỹ gió trong thơ Xuân Diệu

trước cách mạng trên ba bình diện: kết học, nghĩa học và dụng học, Luận

văn Thạc sỹ, Đại học sư phạm Hà Nội.

2. Lại Nguyên Ân (1989), “Nghĩ về Xuân Quỳnh - con người và nhà thơ”, in trong Thơ Xuân Quỳnh, NXB Tác phẩm mới, Hội Nhà văn Việt Nam. 3. Nguyễn Thành Ngọc Bảo (2014), “Bước đầu tìm hiểu khái niệm đánh giá

năng lực và đề xuất một số đánh giá năng lực ngữ văn của học sinh”, Tạp chí

Khoa học Đại học sư phạm TP. HCM, số 56, Tr.157-165.

4. Bộ Giáo dục Canada (2004), Chương trình giáo dục trung học Quebec. 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Chương trình THPT mơn Ngữ văn, Tài liệu

lưu hành nội bộ.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Chuyên đề bồi dưỡng giáo viên Trung học

phổ thông môn Ngữ văn, NXB Đại học Quốc gia.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh

giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ văn cấp trung

học cơ sở, Tài liệu lưu hành nội bộ.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Đề án đổi mới chương trình và sách giáo

khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015, Tài liệu lưu hành nội bộ.

9. Cải cách giáo dục ở Indonesia,

http://www.worldedreform.com/intercon/kedre9.htm

10. California Department of Education (2013), Common Core State Standards

for English Language Arts & Literacy in History/Social Studies, Science, and Technical Subjects – Kindergarten through Grade Twelve,

11. Đỗ Hữu Châu (1990), “Những luận điểm về cách tiếp cận ngôn ngữ học các sự kiện văn học”, Tạp chí Ngơn ngữ, số 2, Tr.8-11.

12. Nguyễn Văn Cường và Bernd Meier (2010), Một số vấn đề chung về đổi mới

phương pháp dạy học ở trường Trung học phổ thông, xuất bản tại Germany.

13. Http://lib.vinhuni.edu.vn/DATA/62/upload/493/documents/2016/03/file18.p d

14. Vũ Dũng (2000), Từ điển tâm lý học, NXB Khoa học xã hội.

15. Đoàn Ánh Dương (2017), Tiếng gà trưa hai lời bình cho một bài thơ.

16. Http://tonvinhvanhoadoc.vn/component/content/article/170-tac-pham-va-du- luan/2821-tieng-ga-trua-hai-loi-binh-cho-mot-bai-tho.html, truy cập ngày 4/2/2017

17. Đào Ngọc Dương (2015), Một số tín hiệu thẩm mỹ trong ca dao Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ Ngôn ngữ học, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học khoa học xã hội và Nhân văn.

18. Nguyễn Thị Ngọc Điệp (2014), “Từ định hướng giáo dục phát triển năng lực học sinh nghĩ về việc dạy văn học dân gian trong trường phổ thơng”, Tạp chí

Khoa học Đại học sư phạm TP. HCM, số 56, Tr.82 -87.

19. Ngân Hà (2001), Nữ sĩ Xuân Quỳnh – cuộc đời để lại, NXB Văn hóa Thơng tin.

20. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1999), Từ điển thuật ngữ văn

học, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Dạy học thơ Xuân Quỳnh trong nhà trường theo hướng khai thác tín hiệu thẩm mĩ (Trang 95)