Thơ Xuân Quỳnh và những tín hiệu thẩm mỹ trong thơ Xuân Quỳnh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Dạy học thơ Xuân Quỳnh trong nhà trường theo hướng khai thác tín hiệu thẩm mĩ (Trang 33)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.3. Thơ Xuân Quỳnh và những tín hiệu thẩm mỹ trong thơ Xuân Quỳnh

1.3.1. Đôi nét về Xuân Quỳnh

Xuân Quỳnh tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, sinh ngày 6/10/1942, tại làng La Khê, Hà Đông, một làng nghề cổ nổi tiếng với the, lụa. Lớn lên ở làng quê có bề dày văn hóa, Xuân Quỳnh trở thành diễn viên múa năm 13 tuổi, sau đó theo học Trường Bồi dưỡng viết văn trẻ, sau đó theo nghề báo và cuối cùng đi theo nghiệp thơ ca. Tất cả những yếu tố đó làm nên nét riêng của con người và thơ Xuân Quỳnh.

Thơ Xuân Quỳnh khai thác nhiều khía cạnh đời thường và chiều sâu nội tâm con người. Rất nhiều bài thơ của nữ thi sĩ mang sức nặng bởi những khát khao về tình cảm, tình yêu thương và những suy tư trăn trở về cuộc sống. Đó chính là tâm điểm làm nên phong cách riêng của thơ Xuân Quỳnh mà ít nữ sĩ nào cùng thời sánh kịp.

Trước hết, Xuân Quỳnh có nhiều sáng tác phản ánh quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và cuộc kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam. Tiêu biểu cho mảng này có tập Tơ tằm-Chồi biếc (in chung với Cẩm Lai năm 1963); Hoa dọc chiến hào (1968). Sau này, khi đất nước hồn tồn giải phóng, Xn Quỳnh vẫn

dành hồn thơ cho nhân dân, cho đất nước qua tập Lời ru trên mặt đất (1978), Gió Lào cát trắng (1984).

Thơ Xuân Quỳnh len lỏi vào các góc khuất nẻo của cuộc sống, phản ánh hiện thực đời sống xã hội và thế giới tinh thần phong phú của con người. Tiêu biểu cho mảng sáng tác này có các tập thơ: Tự hát (1984), Sân ga chiều em đi (1984), Hoa cỏ

may (1989). Sau này, Xuân Quỳnh có một số tuyên tập thơ như Thơ Xuân Quỳnh

(1992), Thơ Xuân Quỳnh-Lưu Quang Vũ (1994).

Ngoài ra, Xuân Quỳnh còn dành cho thiếu nhi những dòng thơ, trang văn trong trẻo, giàu yêu thương như: Bầu trời trong quả trứng (1982), Truyện Lưu

Nguyễn (truyện thơ, 1985), Mùa xuân trên cánh đồng (truyện thiếu nhi, 1981), Bến

tàu trong thành phố (truyện thiếu nhi, 1984), Vẫn có ơng trăng khác (truyện thiếu

nhi, 1986), Tuyển tập truyện thiếu nhi (1995), Chú gấu trong vòng đu (tập truyện). Gần đây, thơ Xuân Quỳnh được tuyển trong Xuân Quỳnh không bao giờ là cuối

(NXB. Hội nhà văn, 2011), Xuân Quỳnh - tác phẩm & lời bình (NXB. Văn học,

2015), Xuân Quỳnh thơ và đời (NXB. Văn học, 2016).

Cuộc đời ấy, trái tim và tâm hồn ấy đã tạo nên một phong cách thơ riêng của Xuân Quỳnh. Điều này được nhiều học giả khẳng định. Vương Trí Nhàn nhận xét rằng, “Xuân Quỳnh đã có được điều cần thiết nhất đối với một tác giả thơ: một cách nghĩ và một cách nói của riêng mình”[54, tr 9]; Nguyễn Xn Nam nhận định: “Thơ Xuân Quỳnh có lối viết thoải mái, khơng gị bó trong cấu tứ, mềm mại và duyên dáng, thơ chị có bản sắc riêng đó là sự trẻ trung, chân thành” [50]; Mai Thị Nhung cho rằng, Xuân Quỳnh là một “nữ thi sĩ tài năng, là một tác giả nữ có phong cách…” [55, tr.9]; Lại Nguyên Ân cho rằng, “chị trở thành nhân vật văn học của chính thơ chị” [2, tr.143].

Như vậy, một số nhà nghiên cứu đánh giá thơ Xuân Quỳnh mang phong cách sáng tác rất đặc trưng của nữ thi sĩ. Nhiều ý kiến thống nhất và lựa chọn Xuân Quỳnh là “gương mặt nhà thơ tiêu biểu của nền thơ Việt Nam hiện đại” [2, tr.138] và cho rằng, thơ Xuân Quỳnh có phong cách riêng bởi sự tài năng, trẻ trung, chân thành, chung tình với cách nghĩ và cách nói riêng. Chính phong cách đó đã khiến Xuân Quỳnh trở thành gương mặt tiêu biểu cho thi ca Việt Nam hiện đại.

Và phong cách sáng tác làm nên nét riêng độc đáo, có tính ổn định, thể hiện cá tính sáng tạo và làm nên diện mạo chung cũng như bản sắc của nhà thơ. Phong cách sáng tác được nhìn nhận như chìa khóa để GV giúp HS mở cánh cửa khám phá mọi văn bản. Hiểu phong cách thơ Xuân Quỳnh cũng là để tìm chìa khóa cho cánh cửa của thế giới thơ sâu lắng, đầy cảm xúc ấy.

1.3.3. Tín hiệu thẩm mỹ trong thơ Xuân Quỳnh và trong hai bài thơ “Tiếng gà trưa”, “Sóng” của nhà thơ trưa”, “Sóng” của nhà thơ

1.3.3.1. Tín hiệu thẩm mỹ trong thơ Xuân Quỳnh

Xuân Quỳnh rất khéo léo sử dụng THTM trong những sáng tác của mình. THTM trong thơ Xuân Quỳnh đa dạng, phong phú, thể hiện tài năng nghệ thuật, kinh nghiệm sống và bề dày hiểu biết của nhà thơ. THTM trong thơ Xuân Quỳnh gồm THTM đơn và cặp THTM (THTM kép), trong đó THTM đơn chỉ một biểu tượng, THTM kép chỉ hai biểu tượng trở lên. Một số cặp THTM tiêu biểu xuất hiện trong thơ Xuân Quỳnh như con tàu-sân ga, hoa-cỏ dại, sóng-gió; sóng-nước; thuyền-sơng, thuyền-biển, biển-bờ, v.v…

THTM đơn trong thơ Xuân Quỳnh gồm hai nhóm: biểu tượng thuộc hiện tượng tự nhiên và những biểu tượng hình ảnh đời sống hiện thực. Nhóm THTM thuộc hiện tượng tự nhiên trong thơ Xuân Quỳnh chủ yếu là sóng, gió, biển, hoa cỏ,

bầu trời, mây, cát, cánh chuồn…; nhóm biểu tượng THTM gần gũi với đời sống

hiện thực gồm bàn tay, trái tim, ngọn lửa, con thuyền, con tàu, sân ga, con đường,

căn hầm,v.v…

Trong hai loại hình THTM, loại hình THTM hiện tượng tự nhiên xuất hiện nhiều hơn THTM gắn với các hiện tượng đời sống hiện thực. THTM trong thơ Xuân Quỳnh là phương tiện nghệ thuật phản ánh hiện thực cuộc sống, thế giới nội tâm con người. THTM trong thơ Xuân Quỳnh còn gồm những biểu tượng thiên nhiên đa dạng, sinh động, thể hiện cảm xúc thẩm mỹ của nhà thơ. Các THTM là biểu tượng đời sống trong thơ Xuân Quỳnh là những hình ảnh, sự vật, bộ phận cơ thể con người, phản ánh nhiều mặt của đời sống hiện thực.

THTM trong thơ Xuân Quỳnh gồm 2 nhóm: THTM thuộc hiện tượng tự nhiên và THTM gắn với đời sống hiện thực của con người, trong đó THTM thuộc hiện tượng tự nhiên gắn với “chức năng thông báo biểu cảm”[60, tr.95]; THTM gắn với đời sống hiện thực có “chức năng tái hiện hay còn gọi là chức năng biểu cảm”[60, tr.94], nằm trong hệ thống chức năng của văn học. Ngồi ra, THTM trong thơ Xn Quỳnh cịn đóng vai trị “chức năng tác động biểu cảm…, chức năng hệ thống”[60, tr.97]. Giữa các chức năng của THTM cịn có mối quan hệ mật thiết, đan xen với nhau.

THTM trong thơ Xuân Quỳnh là phương tiện nghệ thuật để nhà thơ thể hiện cảm xúc, tư tưởng, đánh giá cuộc sống và con người. Đọc thơ Xuân Quỳnh, chúng ta thấy có nhiều biểu tượng nghệ thuật là những THTM mang ý nghĩa mộc mạc, bình dị, chân thực, khơng những chỉ thế giới thiên nhiên mn màu mn sắc mà cịn lấp ló đâu đó bóng dáng hiện hữu của đời sống hiện thực.

THTM trong thơ Xuân Quỳnh thể hiện chức năng thông báo biểu cảm. Nhà thơ đã lựa chọn những sự vật, hiện tượng tự nhiên rất gần gũi với đời sống con người như sóng, biển, gió, cát… để chuyển tải thơng tin về cảm xúc, tâm trạng, suy tưởng. Ví dụ, THTM Sóng thể hiện khát vọng tình u, nỗi nhớ, hạnh phúc lứa đôi, biểu tượng của quê hương và cảm xúc, của sức mạnh thiên nhiên; “gió” biểu tượng cho sự vận hành của thời gian, vạn vật, chuyển mùa, cảm xúc con người, nỗi nhớ về quá khứ, khát vọng của con người; “biển” là biểu tượng của tình u đơi lứa, nỗi khát khao của con người, không gian đại dương rộng lớn, sự suy tư, sức mạnh, tương lai và mục tiêu hướng tới…; biểu tượng THTM hoa cỏ trong thơ Xuân Quỳnh chỉ thời gian, tình đời, cũng thể hiện tình yêu thiên nhiên, đất nước cũng như phản ánh số phận, nghị lực con người…; THTM “bầu trời” chỉ thiên nhiên thơ mộng, cuộc sống; quê hương đất nước, không gian sinh hoạt của con người, người bạn tri kỷ, nhân chứng lịch sử; không gian vĩnh cửu…; THTM “mây” có nghĩa là sự di chuyển, vận hành, che chở, đùm bọc, ước mơ, khát vọng, hy vọng, là con người, đất nước Việt Nam và thiên nhiên vô tận.

THTM trong thơ Xuân Quỳnh tái hiện hoặc biểu hiện hiện thực đời sống qua miêu tả sự vật, các hiện tượng trong đời sống hàng ngày. Dựa vào loại hình THTM này, nhà thơ đã miêu tả, trình bày lại hiện thực khách quan một cách sinh động, lơi

cuốn và sắc nét. Ví dụ: THTM “cát” là biểu tượng của thiên nhiên đa sắc màu, quê hương đất nước, cõi nhớ, cảm xúc con người, vùng đất chiến tranh, hình ảnh chiến sĩ cách mạng, nhân chứng lịch sử, lòng căm thù giặc, tinh thần chiến đấu quật cường; THTM “cánh chuồn” là biểu tượng của thân phận người nhỏ bé, sự cô độc, nỗi đắn đo, lo sợ trước cuộc đời đầy bão tố; THTM “bàn tay” rất đặc biệt, đó là hình ảnh của bà, trách nhiệm cơng dân, gia tài, chỗ dựa, cơng cụ sản xuất, hình ảnh con người…; THTM “trái tim” chỉ sự sự đa dạng của cung bậc cảm xúc, tình u lứa đơi; THTM “ngọn lửa” là hình ảnh ngọn lửa trong gia đình, ngọn lửa yêu thương, ngọn lửa khơng có thật, ngọn lửa của tổ quốc, lửa của khói bụi, của bụi, của đạn, của ánh đèn, lửa của thời tiết, lửa nhiệt thành của tình yêu Tổ quốc; THTM “con thuyền” luôn xuất hiện song hành với biển thành một cặp đôi huyền diệu; THTM “con tầu, sân ga” biểu tượng cho sự chia xa, tình yêu và hạnh phúc; THTM “con đường” có chỉ quan điểm, triết lý sống, con đường cụ thể, sự nghiệp cách mạng, tình u lứa đơi, cuộc sống mới, khơng gian hành quân, hành trình từ hiện tại tới tương lai, không gian thiên nhiên, không gian cộng đồng, khát vọng sống, vươn tới ước mơ, hồi ức kỷ niệm, cõi bình yên, cuộc sống hạnh phúc; THTM “căn hầm” chỉ chiến tranh, sự che chở, bảo vệ, không gian trú ẩn, không gian sinh hoạt của con người, sức sống bất diệt của dân tộc, tình qn dân gắn bó, tình đồn kết, tình đồng chí, tình người, lịng nhân ái, v.v…

Có thể thấy rằng, hầu như THTM trong thơ Xuân Quỳnh dựa vào mối quan hệ giữa THTM với cấu trúc tác phẩm, thể hiện chức năng hệ thống của THTM và vai trò quan trọng cũng như mối liên hệ đối với toàn bộ hệ thống THTM cịn lại trong tác phẩm. Ngồi ra, một số THTM trong thơ Xn Quỳnh có tính kích thích tác động đối với độc giả. Đó là tín hiệu mà nhà thơ mong muốn nhằm hướng vào hệ thống cảm xúc, nhận thức con người.

Xuân Quỳnh xây dựng thành công hệ thống THTM trong rất nhiều bài thơ. Nhà thơ đã có sự chắt lọc những hình ảnh, sự vật làm biểu tượng THTM gần gũi với đời sống hiện thực. Biểu tượng THTM thiên nhiên giúp người đọc cảm nhận rõ hơn sự sâu lắng, nhiều chiều của bài thơ. Trong khi đó, THTM đời sống hiện thực phản ánh mọi mặt sinh hoạt đời sống con người.

1.3.3.2. Tín hiệu thẩm mĩ trong hai bài thơ “Tiếng gà trưa” và “Sóng” của Xuân Quỳnh

Tín hiệu thẩm mĩ trong bài thơ “Tiếng gà trưa”

Bài thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ đã được in lần đầu vào năm 1968 trong tập thơ Hoa dọc chiến hào và được lựa chọn đưa vào giảng dạy trong chương trình

THCS từ năm 1978. “Tiếng gà trưa” là bài thơ tương đối thành công, cấu tứ được nhà thơ gợi mở đều liên quan đến biểu tượng THTM.

“Tiếng gà trưa” là một bài thơ trữ tình gợi về hình ảnh quê hương, tình bà cháu, tình yêu quê hương đất nước. Âm thanh “tiếng gà” gợi liên tưởng về tình cảm giữa bà và cháu; hình ảnh “gà” gợi kỷ niệm thân thuộc về tuổi thơ của người cháu, v.v… Tính hình tượng, biểu cảm được thể hiện rõ qua những THTM trong bài thơ.

- Số lượng biểu tượng tín hiệu thẩm mỹ trong bài thơ “Tiếng gà trưa” Theo khảo sát bước đầu học viên thấy rằng: bài thơ “Tiếng gà trưa” có các biểu tượng THTM chỉ sự vật, động vật, con người. Ngồi ra, cịn có những cặp biểu tượng THTM kép như: bà - cháu, bà – tay bà. Chúng tôi tiến hành thống kê THTM trong văn bản, từ đó đưa ra bảng so sánh số lượng THTM cũng như tần suất xuất hiện của từng THTM trong bài thơ “Tiếng gà trưa” của nhà thơ Xuân Quỳnh như dưới đây:

Bảng 2.1. Số lƣợng THTM và số lần xuất hiện, tỉ lệ % của từng THTM trong bài thơ “Tiếng gà trƣa” của Xuân Quỳnh

STT THTM Số lần xuất hiện (số lần/tổng số câu thơ) Tỉ lệ % 1 Bà, tay bà 5/43 14,285 2 Cháu 4/43 11,428 3 Gà 8/43 22,856 4 Gà trưa 4/43 11,428

5 Trứng hồng 3/43 8,571 6 Xóm 2/43 5,714 7 Nắng 2/43 5,714 8 Tiếng gà trưa 4/43 11,428 9 Sương 1/43 2,857 10 Đất 1/43 2,857 11 Gió 1/43 2,857 35/43 100%

Nhận xét: Bảng 2.1 cho thấy, tần suất xuất hiện khá nhiều THTM trong bài

thơ Tiếng gà trưa. Đáng chú ý, biểu tượng THTM “gà” xuất hiện tới 8 lần trên 43 câu thơ (22,856%), tức là có tần xuất suất hiện vượt trội hơn hẳn các THTM khác, cho thấy đây là một THTM mang nhiều ý nghĩa mà tác giả muốn gửi gắm trong bài thơ. Ngoài ra, một số THTM này cũng có số lần xuất hiện tương đối đồng nhất như:

cháu, gà trưa, tiếng gà trưa (4 lần/11,428%), hay THTM xóm, nắng (2

lần/5,714%), trứng hồng (3 lần/8,571%), và sương, đất, gió, 1 lần chiếm 2,857% và cuối cùng là bàn tay bà (5 lần/14,285%). Trong số đó, một số THTM thuộc nhóm THTM tự nhiên và một số khác thuộc nhóm THTM về con người. Từng THTM mang một ý nghĩa thẩm mỹ đa dạng, phong phú khác nhau nhưng đều tập trung vào biểu thị một ý nghĩa biểu tượng, đó là tình u giữa con người với con người, tình cảm bà cháu, tình yêu quê hương đất nước.

- Vai trị của tín hiệu thẩm mỹ trong bài thơ “Tiếng gà trưa”

Những biểu tượng THTM trong bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh hướng tới hệ thống cảm xúc, hệ thống nhận thức của HS. Tất cả các THTM tạo nên những hình tượng nghệ thuật với ý nghĩa thơng tin hàm súc. Các THTM trong bài thơ “Tiếng gà trưa” tuy là những biểu tượng gần gũi với đời sống con người nhưng lại có ý nghĩa khơi gợi tâm tư, cảm xúc của con người. THTM “tiếng gà trưa” huyền hoặc như trong cổ tích là tiếng nói của chủ thể trữ tình do nhà thơ Xuân Quỳnh hóa thân vào.

THTM “Bà” có nhiều tầng nghĩa, vừa là biểu tượng của tình yêu thương, tình cảm gia đình và cao hơn nữa là tình yêu quê hương đất nước. “Bà” gợi một trường liên tưởng về một hình ảnh hậu phương vững chắc chi viện cho tiền tuyến lớn miền

Nam, gợi về ký ức tuổi thơ của “cháu”, một người lính đang trên đường hành quân tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước: “Có tiếng bà vẫn mắng/Gà để mà mậy nhìn” hay “Tay bà khum soi trứng/Dành từng quả chắt chiu”.

THTM “gà” mang nhiều tầng nghĩa, được nhắc tới 8 lần với bằng các cụm từ: gà nhảy ổ, gà mái tơ, gà mái ấp, gà cục tác, gà mái vàng, gà đẻ, gà toi, bán gà. “Gà” là THTM biểu tượng gợi nhớ về những kỉ niệm của quê hương, cuộc sống và đất nước, của cuộc sống đời thường bình dị, của ký ức tuổi thơ khơng bao giờ quên: “Trên đường hành quân xa/Dừng chân bên xóm nhỏ/Tiếng gà ai nhảy ổ: “Cục… cục tác cục ta” hay hình ảnh người bà của kí ức tuổi thơ: “Bà lo đàn gà toi/Mong trời đừng sương muối”.

“Tiếng gà trưa” là THTM đóng vai trị quan trọng xun suốt ý nghĩa bài thơ, điều chỉnh các THTM và với các tín hiệu ngơn ngữ cịn lại của bài thơ. “Tiếng gà trưa” cũng gợi về ký ức xưa gắn với tuổi thơ êm đềm. “Tiếng gà trưa” còn gợi nỗi nhớ nhà, nhớ quê của người lính, ước mơ một cuộc sống thanh bình, hạnh phúc: “Tiếng gà trưa/Ổ rơm hồng những trứng/Này con gà mái tơ/Khắp mình hoa đốm trắng/Này con gà mái vàng/Lơng óng như màu nắng…”. “Tiếng gà trưa” còn là những kỷ niệm ngọt ngào của tuổi thơ năm nào: “Tiếng gà trưa/Có tiếng bà vẫn mắng/Gà đẻ mà mậy nhìn/Rồi sau này lang mặt”. Nhân vật trữ tình, anh chiến sĩ trẻ đang cùng đồng đội tiến quân về Nam bất chợt nghe thấy “tiếng gà”. “Tiếng gà

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Dạy học thơ Xuân Quỳnh trong nhà trường theo hướng khai thác tín hiệu thẩm mĩ (Trang 33)