CHƢƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.2. Thi pháp học và việc vận dụng những thành tựu của thi pháp học vào dạy học
1.2.4. Khai thác tín hiệu thẩm mĩ trong thơ trữ tình
Như vậy, với những nhân định về vai trị của THTM trong thơ trữ tình thì việc khai thác THTM cũng là một biểu hiện của sự đổi mới về quan niệm và phương pháp giảng dạy. Mỗi tác phẩm là một thông diệp với đặc trưng biểu cảm, phân tích tác phẩm là “mở nếp gấp”. Hay nói một cách khác, cấu trúc văn chương nói riêng, thơ trữ tình nói cung là cấu trúc nhiều tầng: tầng thứ nhất là ngữ nghĩa do hệ thống ngôn ngữ trực tiếp đưa lại. Tầng thứ hai là tầng hình dung, tưởng tượng. tầng này từ hình ảnh, hình tượng được tạo nên lung linh. Phong phú trong tâm trí người đọc. Sứ mệnh của tác phẩm nghệ thuật là ở tầng này, mọi cí hay, cái đẹp cũng
ở tầng này. Tầng thứ ba là tầng ý được suy ra từ hai tầng trên. Và học văn, đọc hiểu tác phẩm thơ trữ tình chính là phải đọc được những tầng nghĩa sâu xa ấy, mở để khám phá “ những nếp gấp” bí ẩn ấy.
Tóm lại, khai thác THTM là bám sát các yếu tố thẩm mĩ như các kí hiệu thẩm mĩ, những hình thức có tính nội dung, những hình ảnh thơ giàu ý nghĩa biểu tượng để điểm nhịp cảm xúc, khơi tầng ý nghĩa sâu sắc của tác phẩm, là hướng dẫn học sinh xác định biểu tượng thể hiện mạch cảm xúc chính của tác phẩm, từ đó phân tích, so sánh, đối chiếu, mã hóa và hiểu sâu tác phẩm, khám phá thế giới cảm xúc của thơ ca, hiểu thêm hồn thơ của tác giả, hiểu thơ trữ tình cho đúng, cho sâu. Như giáo sư Trần Dinhd Sử đã nói “ khám phá cái mã văn hóa đằng sau hình tượng nghệ thuật”, có như thế “ bộ môn giảng văn trong nhà trường mới khắc phục được phương pháp suy diễn giản đơn, dễ dãi”