Tiêu chí đánhgiá năng lực giải quyết vấn đề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn chương cacbon silic hóa học 11 nâng cao nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trung học phổ thông (Trang 92 - 95)

1.3.1 .Khái niệm dạy học tích hợpliên mơn

2.3. Đánhgiá năng lực giải quyết vấn đề thơng qua dạy học theo chủ đề tích

2.3.1. Tiêu chí đánhgiá năng lực giải quyết vấn đề

Để đánh giá được sự phát triển của năng lực giải quyết vấn đề ở HS, người ta phải xác định được các biểu hiện của năng lực này và xây dựng bộ tiêu chí đánh giá. Sau đây là các tiêu chí chúng tơi đề nghị để đánh giá các mức độ khác nhau của năng lực giải quyết vấn đề.

Bảng 2.5: Tiêu chí và các mức độ đánh giá năng lực GQVĐ

Năng lực Chưa đạt Đạt Tốt Rất tốt Xác định tình huống cĩ vấn đề Chưa xác định được Xác định được nhưng phát biểu chưa rõ ràng Xác định được và phát biểu được rõ ràng Xác định được và phát biểu rõ ràng, phát hiện thêm tình huống mới. Đưa ra cách giải quyết Chưa đưa ra được cách giải quyết Đưa ra cách giải quyết phức tạp nhưng giải quyết được vấn đề

Đưa ra cách giải quyết đơn giản phù hợp với vấn đề

Đưa ra cách giải quyết tối ưu nhất với các vấn đề phát sinh Lập kế hoạch Chưa lập được kế hoạch Lập được kế hoạch nhưng phức tạp Lập được kế hoạch đơn giản

Lập được kế hoạch đơn giản, khoa học, tối ưu

Thực hiện giải pháp

Chưa thực hiện được

Thực hiện được nhưng chưa hiệu quả

Thực hiện được, hiệu quả

Thực hiện được, hiệu quả rất cao

giải pháp giá được về giải pháp. nêu được ưu điểm của giải pháp

nêu được ưu nhược điểm của giải pháp Sáng tạo Chưa đề xuất được ý tưởng mới Đề xuất được ý tưởng mới nhưng thiếu khả thi Đề xuất được ý tưởng mới cĩ khả thi Đề xuất được ý tưởng mới một cách tối ưu

Ví dụ tiêu chí và một số mức độ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề với vấn đề thực tế: “Vì sao khi cơm bị khê người ta thường cho vào nồi cơm một mẩu than củi”.

* Xác định tình huống cĩ vấn đề

- Chưa đạt: Chưa xác định được vấn đề: “Vì sao khi cơm bị khê người ta thường cho vào nồi cơm một mẩu than củi”.

- Đạt: Xác định được nhưng phát biểu chưa rõ ràng: “Vì sao khi cơm bị khê người ta thường cho vào nồi cơm một mẩu than củi? Mẩu than củi cĩ tác dụng gì đĩ?”. - Tốt: Xác định được và phát biểu được rõ ràng: “Vì sao khi cơm bị khê người ta thường cho vào nồi cơm một mẩu than củi? Cơm khê cĩ mùi khĩ chịu, chắc là than củi cĩ tác dụng làm giảm mùi”.

- Rất tốt: Xác định được và phát biểu rõ ràng, phát hiện thêm tình huống mới: “Khi cơm bị khê người ta thường cho vào nồi cơm một mẩu than củi, than củi cĩ cấu tạo như thế nào để cĩ thể hấp phụ được mùi khê”.

* Đưa ra cách giải quyết

- Chưa đạt: Chưa đưa ra được cách giải quyết: “Vì sao khi cơm bị khê người ta thường cho vào nồi cơm một mẩu than củi”.

- Đạt: Đưa ra cách giải quyết phức tạp nhưng giải quyết được vấn đề: “Tìm hiểu tính chất vật lí, hĩa học của cacbon và hợp chất, tìm hiểu tại sao than củi cĩ tác dụng làm giảm mùi khê”.

- Tốt: Đưa ra cách giải quyết đơn giản phù hợp với vấn đề: “tìm hiểu về tính chất vật lí của các dạng thù hình của cacbon, tìm hiểu về tính chất hấp phụ của than củi ”.

- Rất tốt: Đưa ra cách giải quyết tối ưu nhất với các vấn đề phát sinh: “Tìm hiểu than củi là dạng thù hình nào của cacbon, cấu tạo của than củi (cacbon vơ định

hình), tìm hiểu tính chất hấp phụ của than củi (cacbon vơ định hình), đưa ra các ứng dụng khác của than củi, than xương,..”.

* Lập kế hoạch giải quyết

- Chưa đạt: Chưa lập được kế hoạch + Bước 1: Tìm hiểu cơm khê.

+ Bước 2: Tìm hiểu về cacbon

+ Bước 3: Tìm hiểu về hợp chất của cacbon.

- Đạt: Lập được kế hoạch nhưng phức tạp, chưa khoa học + Bước 1: Tìm hiểu tính chất vật lí của cacbon.

+ Bước 2: Tìm hiểu tính chất hĩa học của cacbon. + Bước 3: Tìm hiểu tác dụng hấp phụ của than củi.

- Tốt: Lập được kế hoạch đơn giản, nhưng chưa khoa học + Bước 1: Tìm hiểu tính chất vật lí của than củi.

+ Bước 2: Tìm hiểu tác dụng hấp phụ của than củi. - Rất tốt: Lập được kế hoạch đơn giản, khoa học, tối ưu + Bước 1: Tìm hiểu cơm khê cĩ mùi khĩ chịu do đâu + Bước 2: Tìm hiểu than củi cĩ cấu trúc như thế nào

+ Bước 3: Tìm hiểu tác dụng hấp phụ của than củi và đề xuất sử dụng trong các tình huống khác.

* Thực hiện giải pháp

- Chưa đạt: Chưa thực hiện được do việc nghiên cứu chưa biết bắt đầu từ đâu, hoặc nghiên cứu về cacbon và hợp chất rất phức tạp.

- Đạt: Thực hiện được giải pháp nhưng mất thời gian nghiên cứu tính chất vật lí của các dạng thù hình, tính chất hĩa học của cacbon một cách khơng cần thiết.

- Tốt: Thực hiện giải pháp khơng mất thời gian, đưa ra được giải thích hợp lý cho việc dùng than củi xử lí cơm khê.

- Rất tốt: Thực hiện được giải pháp khơng mất thời gian, giải đáp được lý do vì sao khi cơm bị khê người ta thường cho vào nồi cơm một mẩu than củi và đề xuất sử dụng trong các tình huống khác trong đời sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn chương cacbon silic hóa học 11 nâng cao nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trung học phổ thông (Trang 92 - 95)