Triệu chứng của bệnh dịch tả lợn

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học, xác định sự có mặt của protein trong bệnh dịch tả lợn tại huyện krongpak, tỉnh đăk lăk (Trang 26 - 29)

1.2.6.1. Thể quá cấp tính

Bệnh xuất hiện rất nhanh chĩng, đột ngột, phần lớn chưa cĩ những triệu chứng điển hình của bệnh, thân nhiệt tăng cao tới 41 - 420C cĩ kèm theo những triệu chứng thần kinh như giẫy giụa, co giật trước khi chết, ở những vùng da mỏng phía trong đùi, phía dưới bụng đỏ ửng lên. Lợn chết trong vịng 24 - 48 giờ và khơng cĩ bệnh tích, tỷ lệ chết cĩ thể lên đến 100% [17]. Cĩ một số tài liệu gọi đây là bệnh DTL trắng.

1.2.6.2. Thể cấp tính

Lợn bị bệnh đã cĩ đầy đủ những triệu chứng lâm sàng và bệnh tích điển hình của bệnh (thể này thường tiến triển trong vịng 6 - 20 ngày).

Lúc đầu lợn bệnh ủ rũ, bỏ ăn, thân nhiệt tăng 41 - 420C, con vật mệt mỏi, khơng thích vận động và kém ăn, sốt cao liên tục trong 4 - 5 ngày liền, khi thân nhiệt hạ xuống là lúc con vật sắp chết nhưng nếu thân nhiệt tăng cao lên lần nữa thường do biến chứng hoặc sự xuất hiện của một chứng bại huyết gây ra hoặc nhiễm ghép với Salmonella cholerae suis [16].

Lợn cĩ những triệu chứng ở da, mắt, bộ máy tiêu hĩa, hơ hấp, thần kinh. Ở những vùng da mỏng, xuất hiện những chấm nhỏ bằng đầu đinh ghim hoặc hạt đậu, những đám xuất huyết, cĩ khi nĩ tập trung lại thành từng mảng những vết đỏ này dần dần tím lại, cĩ thể thối loét ra rồi bong vẩy. Viêm kết mạc dẫn đến chảy nước mắt cũng xuất hiện sớm, mắt cĩ ghèn đặc như mủ trắng, che mắt làm con vật khơng thấy được [17].

Virus tác động đến bộ máy tiêu hĩa làm lợn nơn ra dịch vàng chứa dịch mật. Lợn bị táo bĩn ở giai đoạn sốt cao, nhưng đến những ngày ở giai đoạn cuối của bệnh cĩ tiêu chảy nặng cĩ khi cĩ cả máu tươi, phân lỏng cĩ

mùi hơi thối đặc biệt. Niêm mạc miệng, mắt, trong mơi, chân răng và gốc lưỡi cĩ mụn loét phủ bựa vàng trắng, vàng xám. Hạch ruột, phúc mạc viêm dính lại. Lợn con thường cĩ biểu hiện nằm chất chồng lên nhau [17].

Lợn nái mang thai cĩ thể sảy thai, chết thai, lưu thai, đẻ con yếu. Virus tác động lên bộ máy tiêu hĩa gây viêm dạ dày ruột nên cĩ hiện tượng nơn và tiêu chảy cĩ khi ra máu tươi, giai đoạn sau phân lỏng mùi thối khắm rất đặc trưng (thường gọi là dịch tả ướt), nếu cĩ nhiễm trùng kế phát do Salmonella cholerae thì hiện tượng tiêu chảy và sốt trở nên trầm trọng hơn, mùi phân thối

khắm.

Virus tác động lên hệ thống hơ hấp làm viêm niêm mạc mắt mũi, chảy nước mũi đặc cĩ trường hợp loét vành mũi, thở khĩ, ho và nơn.

Ở hệ thống thần kinh virus gây ra viêm màng não, xuất huyết dưới màng não dẫn đến triệu chứng thần kinh như run, co giật, yếu cơ,... Giai đoạn cuối của thể bệnh này lợn cĩ biểu hiện ngoẹo đầu, hai chân sau yếu, run, đi lại loạng choạng sau đĩ liệt phần sau của cơ thể [16].

Ngay từ khi cơ thể cĩ những biểu hiện bệnh lý lâm sàng, nếu làm xét nghiệm máu để kiểm tra bạch cầu ta thấy số lượng bạch cầu giảm rõ rệt, do virus xâm nhập vào hệ thống tạo máu.

Bình thường số lượng bạch cầu trong máu là 14,8 - 22,9 nghìn/mm3 máu nhưng khi bị nhiễm virus DTL thì số lượng này giảm xuống cịn dưới 6,7 nghìn/mm3 máu [21].

1.2.6.3. Thể mãn tính

Ở thể này, những triệu chứng thường gặp là kém ăn, bỏ ăn, viêm da, sốt cách quãng (410C). Hiện tượng sốt 410C cĩ thể kéo dài trong thời gian 1 - 2 tuần [35]. Giai đoạn đầu táo bĩn cĩ màng nhầy (thường gọi là Dịch tả khơ). Giai đoạn sau cĩ hiện tượng tiêu chảy kéo dài do viêm ruột hoại thư cĩ màng fibrin ở ruột già, cĩ trường hợp tiêu chảy cách quãng, lợn mắc bệnh thể mãn tính thường kéo dài trong một thời gian dài cĩ khi vài tháng nên lợn thường cịi cọc chậm lớn, cuối cùng lợn cũng chết [24].

loại vi khuẩn như: Salmonella cholerae, Pasteurella multocida, E.coli, Mycoplasma,… Khi mổ khám cĩ thể thấy các loại ký sinh trùng xâm nhập

vào cơ thể lợn gây bại huyết, hoại tử niêm mạc ruột, viêm phổi thùy.

Ở thể mãn tính do lượng virus thấp hoặc chủng độc lực thấp chủ yếu nằm trong tế bào máu, virus phá hủy các tế bào máu và các tế bào Lympho T và B từ đĩ làm giảm khả năng thực bào, giảm khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ thể.

Thể mãn tính ít gặp ở lợn con nhưng đĩng vai trị trong việc lan truyền virus cho đàn lợn khỏe mạnh [03].

Ở lợn nái sịnh sản thể bệnh này phát triển thành hội chứng mang trùng và lan truyền mầm bệnh cho bào thai, con của những lợn nái bị nhiễm virus cĩ thể mang trùng trong một thời gian dài. Lợn nái thường cĩ biểu hiện rối loạn sinh sản như sảy thai, thai khơ, tiêu thai, đẻ non, cĩ thể động dục trở lại sau 18 - 23 ngày. Lợn sơ sinh cĩ các biểu hiện yếu ớt, chậm lớn, sai lệch bẩm sinh ở miệng, não, mắt, phổi và hay bị run [16].

1.2.6.4. Thể khơng điển hình (thể tiềm ẩn)

Thể này biểu hiện dưới các dạng khác nhau của rối loạn sinh sản như sảy thai, chết thai, thai gỗ, dị dạng, lợn con sinh ra run rẩy, rối loạn vận động yếu ớt, thường phát bệnh khi tiêm phịng,…[14].

Theo quan điểm dịch tễ học những lợn mắc bệnh ở thể tiềm ẩn mà khơng chết khi được sinh ra chúng khơng cĩ biểu hiện lâm sàng rõ ràng nên khĩ phát hiện trong khi đĩ lợn vẫn thải mầm bệnh ra bên ngồi nên trở thành nguồn lây bệnh rất nguy hiểm (Vanoirschef và Terptra, 1979) [03].

Các nghiên cứu của Mingenling và Chevelle (1969), Nguyễn Tiến Dũng và H.Westbury (1977) cho thấy chủng gây bệnh DTL thể ẩn (chủng 331) chỉ truyền qua đường sinh sản và chỉ gây bệnh cho bào thai mà khơng gây bệnh cho lợn trưởng thành. Cũng theo các tác giả phần lớn các chủng virrus gây bệnh ở thể mãn tính đều gây bệnh ở thể tiềm ẩn [38].

Do đĩ sự khác biệt ở thể mãn tính và ở thể khơng điển hình chỉ là sự khác nhau về cơ chế sinh bệnh. Để chẩn đốn được chính xác thể bệnh này

chúng ta phải cĩ được những xét nghiệm phi lâm sàng dựa vào kháng nguyên, kháng thể.

Theo Nguyễn Xuân Bình (1998) cho rằng, do tình trạng lợn nái mang thai mà bị bệnh ở thể mãn tính thì lợn con khi sinh ra cĩ hiện tượng dung nạp miễn dịch [05].

Hiện tượng dung nạp miễn dịch xảy ra do bào thai bị nhiễm virus DTL ở giai đoạn đầu của quá trình mang thai, lúc này bào thai chưa cĩ khả năng sinh miễn dịch vì vậy chúng chưa cĩ khả năng chống lại virus DTL và lợn con khi sinh ra sẽ phát triển thành bệnh ở thể tiềm ẩn.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học, xác định sự có mặt của protein trong bệnh dịch tả lợn tại huyện krongpak, tỉnh đăk lăk (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)