Hạn chế trong công tác của các cơ quan thuế,cán bộ thuế

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ thực hiện pháp luật về quản lý thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thị xã sầm sơn, thanh hóa doc (Trang 73 - 76)

4. Nội dung nghiên cứu

2.2.3.2. Hạn chế trong công tác của các cơ quan thuế,cán bộ thuế

Công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế đó được nâng cao thêm một bước song chưa thật mạnh mẽ, còn nhỏ lẻ, trình độ cán bộ làm công tác tuyên truyền chưa đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý thuế mới.

Công tác kiểm tra thuế trên cơ sở thu thập, phân tích thông tin đánh giá rủi ro theo quy định của Luật Quản lý thuế còn lúng túng nên kết quả còn hạn chế.

Trình độ, kỹ năng nghiệp vụ của cán bộ công chức thuế còn hạn chế, chưa chuyên sâu, chưa được đào tạo và đào tạo lại cho phù hợp với sự lớn mạnh của doanh nghiệp nói chung và thương mại nói riêng; trình độ sử dụng khai thác các chương trình ứng dụng tin học của cán bộ thuế, kể cả cán bộ lãnh đạo cơ quan Thuế còn kém, chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách và hiện đại hóa ngành Thuế. Cụ thể hơn:

Thứ nhất, Một bộ phận cán bộ thuế, đặc biệt là cán bộ cấp cơ sở chưa được đào tạo lại hoặc chưa nắm bắt kịp về kiến thức quản lý thuế mới nên bỡ ngỡ trong quá trình thực hiện. Cách nghĩ, cách làm của một số công chức, viên chức chưa theo kịp tiến độ đổi mới; chưa thấy hết tính ưu việt của mô hình tổ chức bộ máy theo chức năng với việc triển khai mạnh mẽ các ứng dụng công nghệ tin học để chuyên môn hoá công việc và liên kết hóa các bộ phận của quy trình quản lý thuế, nên hiệu quả công việc đạt được chưa như mong muốn.

Thứ hai, Theo quy định của Luật QLT, chỉ có các chức danh, chuyên viên chính, kiểm soát viên chính của cơ quan quản lý thuế mới được thực hiện thanh tra thuế. Tuy nhiên hiện nay các địa phương, số lượng chuyên viên chính, kiểm soát viên chính cũng chưa đủ lực lượng để tổ chức các đoàn thanh tra thuế.

Thứ ba,Cán bộ thuế ngại cơ chế một cửa .

Trong công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế, các chi cục thuế trực thuộc đã cố gắng ưu tiên bố trí cán bộ thuế có năng lực, phong cách ứng xử văn minh làm việc tại bộ phận "một cửa", nhưng hầu hết đều gặp khó khăn trong bố trí nhân sự, do thiếu biên chế.

Việc chuẩn hóa dữ liệu, số liệu của doanh nghiệp để xác lập đưa vào hệ thống phục vụ phân tích, truy cập… chưa được xây dựng thống nhất; các phần mềm ứng dụng còn lỗi nhiều mặc dù đã có sự nâng cấp thay đổi liên tục

nhưng vẫn chưa thực sự phù hợp; ứng dụng QHS (phần mềm theo dõi nhận, trả hồ sơ thuế) chưa hoàn toàn phù hợp, rất khó khăn cho vận hành và kết nối thông tin. Việc ứng dụng tin học hỗ trợ quá trình theo dõi nhận và trả hồ sơ chưa kết xuất theo yêu cầu, điều này gây khó khăn cho bộ phận "một cửa" khi theo dõi, đánh giá việc thi hành của bộ phận khác.

Thứ tư, Thực hiện QLT theo mô hình chức năng là phù hợp với xu hướng phát triển, trong đó kết quả chất lượng quản lý là kết quả của hệ thống chức năng, hoạt động của khâu trước phục vụ công việc tiếp theo của khâu sau. Nguyên tắc quản lý của mô hình tổ chức bộ máy theo chức năng đòi hỏi phải có các quy trình, quy chế phối hợp giữa các bộ phận, nhằm gắn kết chặt chẽ các chức năng trong quá trình thực hiện quản lý. Không chỉ thế, các quy trình, quy chế này phải thường xuyên được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện trong quá trình phối hợp thực hiện công việc cụ thể ở mỗi chức năng mới, từ đó chuẩn hóa các quy trình theo hướng ứng dụng triệt để công nghệ thông tin, đảm bảo cho công tác quản lý thuế được thực hiện đồng bộ, hiệu quả. Nhưng hiện nay, cơ chế để nối kết các chức năng còn nhiều bất cập, thậm chí không ăn khớp. Công việc này triển khai còn chậm so với tiến độ triển khai Luật QLT, gây khó khăn không nhỏ cho công tác khai thác, phân tích, sử dụng thông tin phục vụ quản lý thuế.

Thứ năm, Ngoài ra, việc triển khai Luật QLT bắt buộc cơ quan thuế các cấp phải tổ chức lại bộ máy, phân bổ lại nguồn nhân lực trong khi chưa có các quy trình quản lý mới, chưa có quy định tiêu chuẩn hoá chức danh công chức, viên chức làm việc ở các bộ phận chức năng; cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đã có nhiều nỗ lực nhưng cũng chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý mới. Đây thật sự là những thách thức không nhỏ đối với ngành thuế.

Thứ sáu, Hiện nay việc thực hiện cải cách hành chính thuế ở nước ta còn gặp nhiều khó khăn do cơ sở hạ tầng còn thấp, thiếu đồng bộ. Mặc dù

ngành thuế đề ra mục tiêu thực hiện chiến lược cải cách hướng tới một mô hình thuế hiện đại, chuyên nghiệp theo các chuẩn mực quốc tế. Mô hình thuế hiện tại mới tự động hóa một số khâu tính thuế và chưa thống nhất qui trình xử lý thông tin các loại thuế.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ thực hiện pháp luật về quản lý thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thị xã sầm sơn, thanh hóa doc (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w