4. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Hệ thống pháp luật về quản lý thuế hiện hàn hở Việt Nam
Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, mở cửa và hội nhập, hệ thống chính sách thuế đã được cải cách và hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước, hệ thống các Luật thuế đã được ban hành tương đối đồng bộ và có phạm vi điều chỉnh toàn diện đến các hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước, công tác quản lý thuế đã hình thành một hệ thống tổ chức thống nhất trong cả nước, từng bước đã được củng cố và tăng cường, kiện toàn cả về tổ chức bộ máy thuế và quy trình nghiệp vụ quản lý thuế; song tính pháp lý của các quy định về quản lý thuế chưa cao, dẫn đến hạn chế trong việc tuân thủ pháp luật thuế của các chủ thể tham gia quản lý. Nhằm khắc phục các hạn chế trong công tác quản lý thuế, đồng thời đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế Quốc tế, Luật Quản lý thuế ban hành và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2007. Luật Quản lý thuế gồm có 14 chương và 120 điều.
Luật quy định việc quản lý đối với các loại thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý thuế thu theo quy định của pháp luật. Như vậy, pháp luật QLT không chỉ điều chỉnh các quan hệ quản lý thuế của cơ quan thuế mà còn điều chỉnh các quan hệ quản lý thuế của cơ quan hải quan và các khoản thu do cơ quan hải quan thực hiện.
Luật áp dụng đối với người nộp thuế được quy định tại các luật thuế, phí và lệ phí, các đại lý thuế; cơ quan quản lý thuế; công chức thuế, công chức hải quan; cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện các luật thuế.
Luật đã phản ánh, ghi nhận khá đầy đủ, toàn diện các nội dung của quản lý thuế và đặc biệt có thêm nhiều nội dung mới mà trước đây các luật về chính sách thuế chưa có điều kiện quy định như: Nguyên tắc quản lý thuế; Trách nhiệm của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường; Trách nhiệm của cơ quan
điều tra, viện kiểm sát, toà án; Trách nhiệm của Mặt trận tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp; Trách nhiệm của cơ quan thông tin, báo chí trong việc quản lý thuế; Hợp tác quốc tế về quản lý thuế; Xây dựng lực lượng quản lý thuế; Hiện đại hoá công tác quản lý thuế; Tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế; Thông tin về người nộp thuế; Gia hạn nộp thuế; Xoá nợ thuế; Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế v.v.. Hoặc các vấn đề về quản lý thuế có quy định tại các luật về chính sách thuế nhưng chưa chi tiết cụ thể hoặc được quy định ở các nghị định, thông tư, như: Thứ tự thanh toán tiền thuế, tiền phạt; Xử lý số tiền thuế nộp thừa; Nộp thuế trong thời gian giải quyết khiếu nại, khiếu kiện; Trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế; Các biện pháp áp dụng trong thanh tra thuế đối với trường hợp có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế; Cưỡng chế thuế v.v..
Để hỗ trợ Luật QLT 2006 được thực hiện một cách hiệu quả nhất,nhiều văn bản khác hướng dẫn thi hành luật đã được ban hành hiện nay như :
Nghị định 83/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế. Trong nghị định này qui định về các nội dung liên quan đến quản lý thuế như: khai thuế; hồ sơ khai thuế; thời hạn, địa điểm nộp hồ sơ khai thuế; thứ tự thanh toán tiền thuế, tiền phạt; xử lý số tiền thuế nộp thừa; nộp thuế trong thời gian giải quyết khiếu nại, khởi kiện; gia hạn nộp thuế; ấn định số tiền thuế phải nộp; trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế trong việc giải quyết hồ sơ hoàn thuế; xây dựng và quản lý hệ thống thông tin về người nộp thuế; trách nhiệm cung cấp thông tin của cơ quan nhà nước, của tổ chức cá nhân có liên quan; thanh tra thuế; quyền khiếu nại của người nộp thuế...
Thông tư số 156/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 15/11/2013 Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và hướng dẫn thi hành Nghị định số 83/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Quản lý thuế và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế. (Kèm theo 2 files về mẫu biểu theo thông tư 156/2013/TT-BTC). Thông tư này áp dụng đối với việc quản lý các loại thuế theo quy định của pháp luật về thuế; các khoản phí, lệ phí thuộc Ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí; các khoản thu khác thuộc Ngân sách Nhà nước do cơ quan thuế quản lý thu (gọi chung là thuế). Nội dung quản lý thuế hướng dẫn tại Thông tư này bao gồm: 1. Khai thuế, tính thuế; 2. Ấn định thuế; 3. Nộp thuế; 4. Uỷ nhiệm thu thuế; 5. Trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế; 6. Thủ tục miễn thuế, giảm thuế; xoá nợ tiền thuế, tiền phạt; 7. Thủ tục hoàn thuế, bù trừ thuế; 8. Kiểm tra thuế, thanh tra thuế; 9. Giải quyết khiếu nại, tố cáo, khởi kiện liên quan đến thực hiện pháp luật thuế.
Trong lĩnh vực xuất khẩu,nhập khẩu, Bộ tài chính ban hành Thông tư số 59/2007/TT-BTC ngày14/6/2007 hướng dẫn thi hành thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu , nhập khẩu:
* ) Quy định về đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế,kế toán thuế có trong một số văn bản sau:
Thông tư 80/2012/TT-BTC ngày 22/5/2012 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thi hành Luật quản lý thuế về việc đăng ký thuế
Ngày 22 tháng 06 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương.
Trên cơ sở đó, Bộ tài chính ban hành Quyết định 78/2007/QĐ-BTC ban hành ngày 18/9/2007 Ban hành quy chế hướng dẫn, giải đáp vướng mắc về chính sách thuế, quản lý thuế và giải quyết các thủ tục hành chính thuế của người nộp thuế theo cơ chế " một cửa”. Quy chế hướng dẫn, giải đáp vướng mắc về chính sách thuế, quản lý thuế và giải quyết các thủ tục hành chính thuế của người nộp thuế theo cơ chế “một cửa” nhằm đảm bảo việc tiếp nhận
và giải quyết các yêu cầu hướng dẫn, giải đáp các vướng mắc về chính sách thuế, quản lý thuế, tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính thuế của người nộp thuế được thuận lợi nhất, đồng thời đảm bảo giám sát được công chức thuế trong việc thực hiện giải quyết các yêu cầu, thủ tục hành chính thuế của người nộp thuế (Điều 1).
* ) Quy định về chức năng ,nhiệm vụ,quyền hạn,cơ cấu,tổ chức của cơ quan thuế các cấp có trong các văn bản như:
Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ban hành ngày 27/11/2008 của Chính Phủ về việc quy định chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài Chính. Theo Nghị định này, Bộ Tài chính là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: tài chính (bao gồm: ngân sách nhà nước, thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước, dự trữ nhà nước, tài sản nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước, đầu tư tài chính, tài chính doanh nghiệp, tài chính hợp tác xã và kinh tế tập thể); hải quan; kế toán; kiểm toán độc lập; giá; chứng khoán; bảo hiểm; hoạt động dịch vụ tài chính và dịch vụ khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.Về cơ cấu tổ chức, Bộ Tài chính có 25 đơn vị tổ chức hành chính (gồm các Vụ, Cục, Tổng cục chuyên môn) giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; 4 đơn vị tổ chức sự nghiệp nhà nước phục vụ quản lý nhà nước thuộc Bộ (Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, Thời báo Tài chính Việt Nam, Tạp chí Tài chính, Trường bồi dưỡng cán bộ tài chính).
Quyết định số 76/2007/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính. Theo đó, Tổng cục Thuế được tổ chức quản lý tập trung, thống nhất thành hệ thống ngành dọc từ Trung ương đến địa phương, theo đơn vị hành chính gồm 16 Ban chuyên môn ở Trung ương. Tổng cục Thuế sẽ được tăng thêm quyền hạn
như thẩm định, trình cấp có thẩm quyền quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền việc gia hạn thời gian nộp hồ sơ khai thuế, gia hạn thời hạn nộp thuế, xóa tiền nợ thuế, tiền phạt; quyền ấn định thuế, xử lý vi phạm hành chính về thuế, truy thu thuế, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế để thu tiền thuế nợ, tiền phạt vi phạm hành chính thuế. Ngoài ra, Tổng cục Thuế có thể tiến hành giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; lập hồ sơ đề nghị khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế.
Quyết định của Bộ Tài chính số 49/2007/QĐ-BTC ngày 15 tháng 6 năm 2007 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế trực thuộc Tổng cục Thuế
*)Quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế có trong các văn bản: Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 7/6/2007 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế. Đã được thay thế bằng Nghị định 129/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013. Nghị định này qui định nguyên tắc, thẩm quyền, hành vi vi phạm, mức và biện pháp xử lý vi phạm pháp luật về thuế; trình tự, thủ tục các qui định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế theo qui định của Luật Quản lý thuế và pháp luật xử lý vi phạm hành chính. Những nội dụng qui định tại Nghị định này áp dụng chung cho các luật, pháp lệnh thuế.
Thông tư số 166/2013/TT-BTC ngày15/11/2013 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện xử lý vi phạm pháp luật về thuế. Thông tư hướng dẫn thực hiện: phạt theo số tiền tuyệt đối đối với các hành vi vi phạm thủ tục thuế, mức phạt tối đa không quá 100 triệu đồng. Khi phạt tiền, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm thủ tục thuế là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống, nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung
tiền phạt, nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.