4. Nội dung nghiên cứu
2.2.2 Nội dung cơ bản của Luật QLT và các văn bản hướng dẫn thi hành luật
định về tội trốn thuế (điều 161), các quy định về tội phạm về chức vụ, tội phạm khác có liên quan đến lĩnh vực thuế hoặc người thu thuế như chống người thi hành công vụ…
Những văn bản pháp luật trên đây có tác dụng luật hoá trách nhiệm của các cơ quan thuế, người nộp thuế, tổ chức, cá nhân có liên quan nhằm nâng cao trách nhiệm pháp luật của các ngành, các cấp và cộng đồng xã hội trong việc thi hành pháp luật thuế. Luật hoá các thủ tục hành chính về thuế, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính... một cách cụ thể, đầy đủ, rõ ràng để nâng cao tính pháp lý và đảm bảo sự thống nhất trong tổ chức thực hiện.
Bên cạnh đó những văn bản này còn nhằm mục đích thúc đẩy việc thực hiện tốt hơn cơ chế QLT hiện đại - cơ chế tự kê khai, tự nộp thuế. Đây là phương thức quản lý thu thuế tiên tiến, hiện đại đang được hầu hết các nước trên thế giới áp dụng. Theo cơ chế này thì các cá nhân, tổ chức nộp thuế căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh trong kỳ kê khai của mình và căn cứ vào các quy định của pháp luật về nghĩa vụ thuế tự tính ra số thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước, từ đó tự kê khai và tự thực hiện nghĩa vụ nộp số thuế đã kê khai vào ngân sách nhà nước theo đúng thời hạn mà pháp luật quy định.
2.2.2 Nội dung cơ bản của Luật QLT và các văn bản hướng dẫn thi hành luật. luật.
Qua nghiên cứu Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành hiện hành, có thể đánh giá tổng quan, về hình thức, Luật Quản lý thuế Việt Nam khá hoàn chỉnh,thống nhất. Về nội dung, phù hợp với Luật Quản lý thuế mẫu của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và tương thích với Luật Quản lý thuế của các nước cũng như thông lệ quốc tế trong việc quản lý thuế.
Các nội dung về quản lý thuế được quy định khá đầy đủ, chi tiết trong pháp luật QLT, mà cụ thể là trong Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành nó.Trong đó, Luật quản lý thuế quy định các vấn đề chung nhất, bao quát và toàn diện nhất, cụ thể như sau:
Thứ nhất: Luật Quản lý thuế quy định đầy đủ các nội dung của công tác
quản lý thuế, có phạm vi điều chỉnh thống nhất đối với toàn bộ các loại thuế
(thuế nội địa và thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu), các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan thuế quản lý thu theo quy định của pháp luật. Các quy định của Luật đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính nhà nước thông qua các thủ tục hành chính thuế được quy định đơn giản, rõ ràng, minh bạch đã bảo đảm tính pháp lý cho việc thực hiện cơ chế quản lý thuế mới, cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật của người nộp thuế. Cơ quan thuế chuyển sang thực hiện chức năng tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, kiểm tra thuế, thanh tra thuế, phù hợp với
thông lệ quốc tế nhằm nâng cao trách nhiệm và bảo đảm quyền lợi hợp pháp
của người nộp thuế, tạo điều kiện cho người nộp thuế chấp hành tốt pháp luật thuế.