Cơ quan quản lý thuế được giao quyền sử dụng một số biện pháp để đảm bảo thu đủ tiền

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ thực hiện pháp luật về quản lý thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thị xã sầm sơn, thanh hóa doc (Trang 50 - 56)

4. Nội dung nghiên cứu

2.2.2.4. Cơ quan quản lý thuế được giao quyền sử dụng một số biện pháp để đảm bảo thu đủ tiền

để đảm bảo thu đủ tiền thuế cho Ngân sách nhà nước.

Pháp luật quy định có 7 biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế Trong đó, biện pháp thu tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ là biện pháp mạnh để xử lý đối với trường hợp đối tượng cưỡng chế thuế tẩu tán tài sản.

Về trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế: Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế hành quyết định cưỡng chế thuế và có nhiệm vụ tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đối tượng thuộc diện cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chức năng cùng với cơ quan quản lý thuế thực hiện việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế. Lực lượng cảnh sát nhân dân có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn, hỗ trợ cơ quan quản lý thuế trong quá trình cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế khi có yêu cầu của người ban hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.

Thứ hai: Xác định đầy đủ trách nhiệm, quyền hạn của các chủ thể tham gia quản lý thuế, nhất là các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Xuất phát từ quan điểm tiền thuế phục vụ lợi ích chung của toàn xã hội. Do đó, mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội phải có trách nhiệm tham gia quản lý thuế:

a) Luật Quản lý thuế quy định quyền hạn và trách nhiệm của người nộp thuế, trong đó bổ sung một số quyền cho người nộp thuế.

Được hướng dẫn thực hiện pháp luật thuế; được cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ thuế.

Yêu cầu cơ quan quản lý thuế giải thích việc tính thuế, ấn định thuế; yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giám định chất lượng, chủng loại hàng hoá xuất nhập khẩu.

Yêu cầu cơ quan quản lý thuế giữ bí mật thông tin.

Ký hợp đồng với tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế thay mặt mình làm các thủ tục về thuế.

b) Luật quản lý thuế quy định đầy đủ trách nhiệm và quyền của cơ quan quản lý thuế. Trong đó:

Nhấn mạnh chức năng tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, công khai minh bạch các thủ tục và thời hạn giải quyết hồ sơ thuế, gắn trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế trong việc tiếp nhận và giải quyết hồ sơ.

Quy định cụ thể quy trình tiếp nhận, xử lý hồ sơ thuế. Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì trong thời hạn 3 ngày phải thông báo cho người nộp thuế biết để hoàn thiện hồ sơ.

Quy trình tiếp nhận, xử lý hồ sơ theo cơ chế một cửa, ấn định rõ thời hạn giải quyết từng loại hồ sơ thuế.

Trách nhiệm trong việc xây dựng hệ thống thông tin về người nộp thuế làm căn cứ cho việc phân loại, đánh giá mức độ tuân thủ trên cơ sở phân tích

tập trung vào đối tượng có nhiều khả năng vi phạm. Đồng thời cơ quan thuế có trách nhiệm bảo mật thông tin cho người nộp thuế.

Quy định trách nhiệm kiểm tra thuế, thanh tra thuế; cưỡng chế nộp thuế; xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật thuế.

Quy định cơ quan quản lý thuế được quyền ký hợp đồng uỷ nhiệm thu thuế với tổ chức, cá nhân để thu một số loại thuế, khoản thu. Bên được uỷ nhiệm thu thuế thông qua hợp đồng được hưởng kinh phí uỷ nhiệm thu trích từ kinh phí khoán chi của cơ quan quản lý thuế.

c) Luật Quản lý thuế quy định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia công tác quản lý thuế:

Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo, giám sát việc chấp hành các Luật thuế.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có trách nhiệm vận động viện nhân dân nghiêm chỉnh thi hành pháp luật thuế, giám sát việc thi hành pháp luật thuế của người nộp thuế và cơ quan quản lý thuế, phê phán các hành vi vi phạm pháp luật thuế.

Cơ quan thông tin, báo chí có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật thuế và phản ánh, phê phán các hành vi vi phạm pháp luật thuế.

Các cơ quan quản lý nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ quản lý ngành có trách nhiệm cung cấp thông tin liên quan đến người nộp thuế cho cơ quan quản lý thuế hoặc phối hợp với cơ quan quản lý thuế thực hiện cưỡng chế thuế, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật thuế.

Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn do Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định thành lập theo đề nghị của Chi cục trưởng Chi cục thuế. Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn có nhiệm vụ tư vấn cho cơ quan thuế về mức thuế của các hộ, gia đình, cá nhân

kinh doanh trên địa bàn, bảo đảm đúng pháp luật, dân chủ, công khai, công bằng, hợp lý.

Thứ ba: Cải cách thủ tục hành chính thuế được quy định đơn giản, rõ ràng, minh bạch, nhằm nâng cao trách nhiệm, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người nộp thuế, tạo điều kiện cho người nộp thuế chấp hành tốt pháp luật thuế.

a. Quy định công khai, minh bạch các loại giấy tờ của từng loại hồ sơ thuế: hồ sơ khai thuế, hồ sơ miễn giảm thuế, hồ sơ hoàn thuế… để người nộp thuế tự xác định được trách nhiệm của mình và tránh tuỳ tiện của công chức thuế, công chức hải quan trong khi thi hành công vụ.

Đồng thời ban hành hệ thống mẫu biểu áp dụng chung cho người nộp thuế và cơ quan thuế. Trong đó có hướng dẫn cụ thể cách khai các chỉ tiêu trong mẫu biểu để người nộp thuế dễ thực hiện.

b. Thống nhất thời hạn nộp hồ sơ khai thuế phù hợp với từng loại thuế khai theo tháng, theo năm, theo từng lần phát sinh để người nộp thuế dễ thực hiện. Sửa đổi một số thời hạn, phương thức khai thuế của một số loại thuế cho phù hợp với thực tế hơn.

c. Nâng cao tinh thần trách nhiệm của người nộp thuế trong quá trình tuân thủ pháp luật thuế. Khi phát hiện hồ sơ khai thuế có sai sót, người nộp thuế được khai bổ sung khai thuế và không bị phạt vi phạm hành chính về các lỗi sai sót này.

d. Bổ sung hình thức khai thuế điện tử: Chương trình tiếp nhận hồ sơ khai thuế điện tử sẽ tự động kiểm tra, soát xét tính đầy đủ, hợp lý của các thông tin khai trong hồ sơ thuế. Người nộp thuế cũng sẽ biết ngay được các lỗi kê khai để hoàn chỉnh, bổ sung hồ sơ kịp thời theo quy định, tránh được

tạo điều kiện pháp lý cao trong hình thức khai này, điều đặc biệt hữu ích với các doanh nghiệp giảm được chi phí đi lại và thời gian lưu chuyển hồ sơ thuế.

e. Thời hạn nộp thuế được quy định gắn với thời hạn khai thuế vừa bảo đảm phù hợp với tính chất của từng loại thuế, vừa tạo thuận lợi cho người nộp thuế dễ nhớ, dễ thực hiện và không phải làm các thủ tục hành chính thuế rải rác nhiều ngày trong tháng, giảm phiền hà cho người nộp thuế.

Ví dụ: Ngày 20 hàng tháng là ngày cuối của thời hạn nộp thuế của loại khai thuế theo tháng (thuế GTGT tháng, thuế thu nhập cá nhân, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên,...)

f. Đối với số tiền thuế nộp thừa hoặc số tiền thuế thuộc diện được hoàn, người nộp thuế được quyền lựa chọn hoặc yêu cầu cơ quan thuế làm thủ tục hoàn trả ngay, hoặc để thanh toán cho số thuế phải nộp của lần nộp thuế tiếp theo. So với quy định hiện hành, chỉ có thuế giá trị gia tăng thì được hoàn ngay, cũng còn loại thuế khác phải để lại nộp cho kỳ tiếp theo và chỉ được hoàn trả khi người nộp thuế kết thúc hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế thì quy định này linh hoạt và tôn trọng quyền lợi của người nộp thuế hơn.

g. Luật Quản lý thuế còn quy định một số quyền của người nộp thuế như: yêu cầu cơ quan thuế hướng dẫn, giải thích về chính sách thuế, thủ tục hành chính thuế tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế của mình; yêu cầu cơ quan thuế thực hiện đúng việc miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, bồi thường thiệt hại về thuế theo quy định của pháp luật để đảm bảo lợi ích hợp pháp của mình; yêu cầu cơ quan thuế giữ bí mật thông tin do mình và các tổ chức, cá nhân khác cung cấp phục vụ cho việc quản lý thuế

Thứ tư: các quy định của Luật quản lý thuế phù hợp với thông lệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của đất nước.

a. Luật quản lý thuế mở rộng các hình thức giao dịch làm thủ tục về thuế như khai thuế điện tử, nộp tiền thuế theo hình thức chuyển khoản… tạo

điều kiện cho người nộp thuế có thể hoàn thành nghĩa vụ với nhà nước mọi lúc, mọi nơi, không bị bó hẹp trong giới hạn giờ làm việc hành chính của cơ quan thuế.

Áp dụng cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế đối với hầu hết các sắc thuế và đại bộ phận người nộp thuế.

b. Về kiểm tra, thanh tra thuế dựa trên cơ sở phân tích thông tin về người nộp thuế để lựa chọn đối tượng kiểm tra thuế, thanh tra thuế. (phương pháp quản lý rủi ro, để tập trung giám sát, kiểm tra).

c. Luật quy định khung pháp lý cho hoạt động của tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế... Tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế phải là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ có điều kiện, được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp, có ngành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế. Tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế được thay mặt người nộp thuế thực hiện một trong các thủ tục: Khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, lập hồ sơ đề nghị số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế được hoàn theo quy định của luật này và pháp luật khác có liên quan. Tổ chức này chịu trách nhiệm với người nộp thuế theo nội dung thoả thuận trong hợp đồng dịch vụ theo pháp luật dân sự. Tuy nhiên, trong quá trình cung cấp dịch vụ, tổ chức KD dịch vụ làm thủ tục về thuế chịu trách nhiệm về việc làm sai của mình với người nộp thuế theo quy định của Pháp luật dân sự; người nộp thuế vẫn phải chịu trách nhiệm với Nhà nước về nghĩa vụ thuế của người nộp thuế.

Quy định này thể hiện sự cam kết của Việt Nam trong việc mở cửa thị trường kinh doanh dịch vụ khi vào WTO, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cơ sở kinh doanh, người nộp thuế thực hiện tốt nghĩa vụ thuế.

d. Luật quản lý thuế quy định về trách nhiệm của cơ quan thuế với người nộp thuế. Nếu cơ quan thuế làm chậm các thủ tục, dẫn đến thiệt hại cho

người nộp thuế thì phải đền bù thiệt hại cho người nộp thuế. Hoặc nếu công chức thuế tiết lộ các thông tin của người nộp thuế (vi phạm quy định về bảo mật thông tin) thì phải chịu trách nhiệm về thiệt hại gây ra cho người nộp thuế.

Luật quản lý thuế quy định và đặt ra yêu cầu hiện đại hoá toàn diện công tác quản lý thuế, cả về phương pháp quản lý, thủ tục hành chính, bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ và cả công nghệ quản lý.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ thực hiện pháp luật về quản lý thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thị xã sầm sơn, thanh hóa doc (Trang 50 - 56)