Tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và trẻ tham gia các hoạt động xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội theo hướng chuẩn hóa (Trang 57 - 62)

- Tổ chức thực hiện việc ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ

6. Tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và trẻ tham gia các hoạt động xã hộ

viên và trẻ tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng

88 88 12 12 0 0 0 0

Trung bình 475 79,1 76 12,7 49 8,2

Chúng tôi thực hiện thống kê các số liệu trong bảng theo phiếu trưng cầu ý kiến đánh giá, tỷ lệ % của 4 loại: Tốt, khá, trung bình, kém/ tiêu chí được tính theo số phiếu khảo sát. Tổng số tiêu chí đưa ra trưng cầu, đánh giá về năng lực tổ chức phối hợp với gia đình học sinh, cộng đồng và xã hội là 6 tiêu chí. Tổng số tiêu chí được đánh giá loại tốt là 475/600 =79,1%; tổng số tiêu chí đánh giá loại khá là 76/600 = 12,7%; tổng số tiêu chí đánh giá loại trung bình là 49/600 = 8,2%. Số tiêu chí đánh giá loại yếu là: 0.

Qua số liệu thống kê trong bảng cho thấy: Năng lực tổ chức, phối hợp với gia đình học sinh, cộng đồng và xã hội của CBQL trường mầm non Sơn Tây, Hà Nội chưa đạt ở mức tốt. Tỷ lệ CBQL xếp loại trung bình ở các tiêu chí cịn cao: 8,2%.

Điều này cũng trùng khớp với đánh giá của Phòng Giáo dục và Đào tạo Thị xã Sơn Tây: khả năng CBQL huy động thực hiện xã hội hóa giáo dục và vận động các tổ chức, đoàn thể, lực lượng xã hội tham gia ủng hộ cơng tác giáo dục của địa phương cịn nhiều hạn chế.

2.4. Đánh giá chung về thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý các trƣờng mầm non thị xã Sơn Tây mầm non thị xã Sơn Tây

Qua khảo sát và nghiên cứu với những kết quả thu được chúng tơi có những nhận định về đội ngũ CBQL các trường mầm non Thị xã Sơn Tây như sau:

*Về cơ cấu:

Hiện nay, trong tổng số 15 ban giám hiệu có 38 CBQL là đảng viên, chiếm tỷ lệ 100%, có 34 người có trình độ Đại học, Cao đẳng. Tuy nhiên, về chính trị: Trung cấp chỉ có 11 người. Về quản lý: Đã qua bồi dưỡng có 33 người. Với trình độ các mặt của đội ngũ CBQL như trên chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học và hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ của trường mầm non.

Với số liệu thống kê trên thì đội ngũ CBQL các trường mầm non Thị xã Sơn Tây đã phần nào đáp ứng được yêu cầu đổi mới, nhưng trên thực tế vẫn chưa thể đáp ứng được đầy đủ yêu cầu đổi mới trong quản lý giáo dục hiện nay.

* Về độ tuổi:

Trong số Ban giám hiệu trường mầm non có 18 người tuổi từ 31-40 (47,4%), 8 người tuổi từ 41-50 (21,0%), 12 người tuổi từ 51-55 (31,6%), phần lớn trong CBQL này được tuyển chọn từ đội ngũ giáo viên có năng lực chun mơn tốt, có giác ngộ chính trị cao. Tuy nhiên về độ tuổi, con số 31,6%

ban giám hiệu trên 50 tuổi đang đặt ra vấn đề phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho cả hiện tại và tương lai về đội ngũ CBQL của trường mầm non trên địa bàn Thị xã Sơn Tây.

* Về chất lượng:

Đội ngũ CBQL giáo dục trường mầm non thị xã Sơn Tây thành phố Hà Nội đều có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Có lối sống lành mạnh, trung thực, có tinh thần trách nhiệm cao, tận tuỵ trong cơng tác.

Về trình độ chun mơn đào tạo: 100% đạt chuẩn trở lên, đại đa số CBQL đều hiểu rõ vai trị, trách nhiệm và quyền hạn của mình, lập kế hoạch, tổ chức chỉ đạo, triển khai, kiểm tra đánh giá, thực hiện tốt các văn bản chỉ đạo của cấp trên, hoàn thành tốt kế hoạch được giao.

* Mặt mạnh:

- Hấu hết CBQL trường mầm non trong Thị xã có đạo đức tốt, nhiệt tình, u nghề, u trẻ, có tinh thần trách nhiệm và có ý thức vươn lên.

- Phần lớn Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng được đề bạt từ giáo viên có kinh nghiệm trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.

- Có tinh thần tự học, tự rèn luyện về các mặt.

* Mặt yếu:

- Nghiệp vụ quản lý giáo dục còn hạn chế, cán bộ mầm non được bổ nhiệm phần lớn chưa được đào tạo chính quy về nghiệp vụ quản lý. Sau khi bổ nhiệm, được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhưng chưa toàn diện, chưa thường xuyên. Năng lực quản lý còn hạn chế nhiều nhất là các mặt quản lý tài chính, quản lý chun mơn quản lý cơ sở vật chất, quản lý trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi.

- Chưa có kế hoạch dài ngày và tầm nhìn khoa học trong công tác quản lý, cịn ơm đồm nhiều việc.

Cấp học mầm non ngày càng được Đảng và Nhà nước quan tâm. Từ năm 2009 đến nay nhiều trường mầm non trên địa bàn thị xã được đầu tư xây dựng về cơ sở vật chất, được đầu tư trang thiết bị dạy học. Số lượng giáo viên biên chế được tăng lên nhiều. Các chế độ chính sách đối với đội ngũ CBQL và giáo viên mầm non được quan tâm đầy đủ, đời sống của CBQL và giáo viên mầm non được nâng lên. Tạo điều thuận lợi cho đội ngũ CBQL và giáo viên mầm non yên tâm công tác.

* Khó khăn:

Số CBQL mới được bổ nhiệm tương đối nhiều, chưa có kinh nghiệm trong cơng tác quản lý, cịn nhiều lúng túng trong việc quản lý, nhất là quản lý nguồn nhân lực nhà trường. Ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả hoạt động quản lý.

Một số CBQL cao tuổi thiếu nhạy bén trong cơng việc, khơng thích ứng kịp thời trước những yêu cầu đổi mới trong công tác đổi mới quản lý giáo dục nói riêng và cơng tác đổi mới giáo dục nói chung. Một số CBQL thiếu tính quyết đốn, chưa dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước những cơng viêc mang tính cấp thiết, quan trọng, chưa chú ý đến việc vận động, thu hút các tổ chức, lực lượng xã hội tham gia vào xây dựng và phát triển xã hội.

Trình độ lý luận chủ yếu là trình độ trung cấp và sơ cấp, được đào tạo theo chương trình ở trường chuyên nghiệp. Trình độ quản lý giáo dục cũng chỉ chủ yếu qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục ngắn ngày, công tác bồi dưỡng chưa thường xuyên.

Việc ứng dụng tin học trong cơng tác quản lý cịn hạn chế; khả năng hiểu biết, khai thác và sử dụng thông tin, ứng dụng công nghệ mới, CNTT để phục vụ công tác QLGD còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục nói riêng và đổi mới đất nước nói chung.

Việc xác định được tầm nhìn, sứ mạng, các giá trị của nhà trường hướng tới sự phát triển toàn diện nâng cao chất lượng, hiệu quả chăm sóc, ni dưỡng, giáo dục trẻ của nhà trường còn hạn chế. Khả năng dự báo còn yếu; Chưa xác định đúng các mục tiêu ưu tiên; Thiết kế và triển khai các chương

trình hành động nhằm thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường còn chậm. Việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ và nhân viên đáp ứng yêu cầu chuẩn hoá, đảm bảo sự phát triển lâu dài của nhà trường còn yếu.

* Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập đó là

Tiền thân của các trường Mầm non công lập hiện nay là các trường Mầm non bán công hoạt động trong điều kiện rất khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất, cơng tác xây dựng và phát triển đội ngũ nói chung, cán bộ quản lý nói riêng chưa được quan tâm đúng mức (còn nhiều cán bộ quản lý chưa phải viên chức), đội ngũ cán bộ quản lý còn nhiều hạn chế về năng lực quản lý, năng lực chuyên môn, đội ngũ giáo viên chắp vá. Sau khi tỉnh Hà Tây hợp nhất về Hà Nội, toàn bộ các trường Mầm non bán công được chuyển đổi sang công lập, bộ máy tổ chức trường mầm non được chuyển nguyên trạng sang công lập tự chủ. Đến nay, 100% Cán bộ quản lý và giáo viên có trình độ đạt chuẩn, Chất lượng cán bộ quản lý và giáo viên ngày được nâng lên song vẫn còn chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác trong giai đoạn hiện nay.

2.5. Thực trạng về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trƣờng mầm non Thị xã Sơn Tây theo hƣớng chuẩn hóa non Thị xã Sơn Tây theo hƣớng chuẩn hóa

Để đánh giá được thực trạng phát triển đội ngũ CBQL trường mầm non thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Chúng tôi dùng phiếu khảo sát theo mẫu số 2, đối tượng khảo sát gồm 60 người là lãnh đạo, chuyên viên Phòng GD&ĐT; lãnh đạo, chuyên viên phòng Nội vụ; CBQL các trường tiểu học trên địa bàn Thị xã. Bảng cho điểm theo thang điểm 5 tương ứng với các loại: tốt (5 điểm), khá (4 điểm), trung bình (3 điểm), yếu (2 điểm), kém (1 điểm). Kết quả điều tra theo từng nội dung như sau:

2.5.1. Công tác quy hoạch CBQL

Với 6 tiêu chí để khảo sát thực trạng cơng tác quy hoạch đội ngũ CBQL ở các trường tiểu học, chúng tôi đã thu được kết quả như sau:

Bảng 2.14: Kết quả trưng cầu ý kiến đánh giá về thực trạng việc xây dựng quy hoạch đội ngũ CBQL các trường mầm non thị xã Sơn Tây, Hà Nội

T

T Tiêu chí

Số lƣợng ngƣời cho điểm theo

từng tiêu chí Điểm trung bình Thứ bậc 1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội theo hướng chuẩn hóa (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)