Biện pháp 1: Xây dựng và thực hiện tốt quy hoạch, rà soát bổ sung quy hoạch hàng năm đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non của thị

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội theo hướng chuẩn hóa (Trang 76 - 81)

- Tổ chức thực hiện việc ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ

1 Xác định đúng mục tiêu phát triển độ

3.2.1. Biện pháp 1: Xây dựng và thực hiện tốt quy hoạch, rà soát bổ sung quy hoạch hàng năm đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non của thị

xã Sơn Tây.

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Quy hoạch: là một bản luận chứng khoa học, trong đó thể hiện sự bố trí, sắp xếp tồn bộ cả nhân lực, vật lực và tài lực theo một quy trình hợp lý cho từng thời gian làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch dài hạn và ngắn hạn.

Quy hoạch cán bộ: là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài.

Quy hoạch CBQL trường mầm non là công tác phát hiện sớm nguồn cán bộ trẻ có đức, có tài, có triển vọng về khả năng lãnh đạo, quản lý, đưa vào quy hoạch để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ quản lý trường mầm non đáp ứng nhiệm vụ chính trị của đơn vị và thị xã.

Quy hoạch nhằm xây dựng đội ngũ CBQL trường mầm non đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có phẩm chất và năng lực cơng tác, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chính trị của đơn vị, của ngành đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới.

3.2.1.2. Nội dung biện pháp

Tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của cán bộ giáo viên trong công tác xây dựng, quy hoạch cán bộ.

Đây là trách nhiệm chủ yếu của đội ngũ CBQL trong các nhà trường mầm non, trách nhiệm của Phịng GD&ĐT và cả hệ thống chính trị.

Nội dung xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL các trường mầm non gồm:

(1) Dự báo nhu cầu CBQL ở các trường mầm non và xác định nguồn bổ sung. Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ CBQL ở các trường mầm non, phân loại CBQL đương nhiệm: Số CBQL hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, số CBQL hoàn thành nhiệm vụ, số CBQL chưa hoàn thành nhiệm vụ. Số CBQL sắp nghỉ hưu; Số CBQL sức khỏe không đảm bảo công tác, điều kiện, hồn cảnh gia đình khó khăn, ảnh hưởng tới công tác. Cần phân loại các đối tượng cụ thể để xác định nguồn bổ sung thay thế, người về hưu và không được tiếp tục bổ nhiệm lại hoặc bãi miễn.

(2) Đánh giá đúng cán bộ, viên chức trước khi đưa vào quy hoạch. Nội dung đánh giá theo các mặt:

- Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống: Nhận thức, tư tưởng chính trị;

việc chấp hành chủ trương, đường lối, quy chế, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; việc giữ gìn đạo đức, lối sống, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác; tinh thần tự học nâng cao trình độ; tính trung thực, cơng bằng, khách quan, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trong cơng tác; việc chấp hành chính sách pháp luật của vợ, chồng, con; mối quan hệ với nhân dân…

- Năng lực thực tiễn: Thể hiện ở kết quả, hiệu quả cơng tác; tính chủ

động, sáng tạo; mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao; khả năng đoàn kết, tập hợp; năng lực điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ.

- Uy tín: Thể hiện qua việc láy phiếu tín nhiệm và kết quả đánh giá cán bộ, viên chức.

- Sức khỏe: Có sức khỏe bảo đảm hồn thành tốt chức trách, nhiệm vụ

của chwucs danh quy hoạch.

- Chiều hướng và triển vọng phát triển: Khả năng đáp ứng yêu cầu

nhiệm vụ khi được bố trí vào chức vụ cao hơn.

(3) Tuyển chọn, sắp xếp đội ngũ trong quy hoạch và chuẩn y danh sách. (4) Tổng kết, kiểm tra, điều chỉnh và đưa ra khuyến nghị (nếu có) đối với cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, nhằm nâng cao chất lượng quy hoạch.

3.2.1.3.Cách thức thực hiện

Định kỳ hàng năm vào cuối năm học, cấp ủy và lãnh đạo Phòng GD&ĐT phối hợp với phịng Nội vụ rà sốt lại quy hoạch cán bộ của các nhà trường. Trên cơ sở đã rà soát, quy hoạch cán bộ, xây dựng kế hoạch cụ thể để hướng dẫn các trường mầm non thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, bổ sung quy hoạch cán bộ theo từng giai đoạn; Tổ chức hội nghị Hiệu trưởng trường mầm non triển khai công tác xây dựng quy hoạch cán bộ. Để thực hiện đầy đủ và có hiệu quả các nội dung trên, Phòng Giáo dục và Đào tạo phải phối hợp tốt với phòng Nội vụ và trường mầm non thực hiện tốt những công việc sau:

- Xác định số lượng dự nguồn cần có: Một là, xây dựng dự báo nhu cầu phát triển đội ngũ CBQL theo quy mô phát triển về số học sinh, số lớp, số trường, hạng trường để xác định nguồn quy hoạch. Hai là, hàng năm, thực hiện rà soát và nhận xét đánh giá đội ngũ CBQL về độ tuổi, về phẩm chất đạo đức và năng lực công tác, sức khỏe, để xác định nguồn bổ sung.

- Tiến hành đánh giá đúng cán bộ, viên chức

- Tuyển chọn, sắp xếp đội ngũ quy hoạch và chuẩn y danh sách, cần thực hiện các bước sau:

Bước 1. Tổ chức hội nghị Cấp uỷ và lãnh đạo nhà trường ( Gồm: Bí thư chi bộ, phó bí thư chi bộ, Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng nhà trường)

thống nhất dự kiến danh sách nhân sự có triển vọng đưa vào “Phiếu giới thiệu nhân sự” chuẩn bị danh sách trích ngang cán bộ.

Bước 2. Tổ chức hội nghị toàn thể đảng viên của chi bộ nhà trường: - Tập thể lãnh đạo đơn vị chủ trì qn triệt mục đích, u cầu, tiêu chuẩn, cơ cấu nguồn quy hoạch vào các chức danh.

- Phát mỗi đảng viên một danh sách nhân sự có triển vọng dự kiến đưa vào quy hoạch các chức danh Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng kèm theo thơng tin về cán bộ.

Các đồng chí tham dự hội nghị có thể giới thiệu thêm nguồn quy hoạch ngoài danh sách đã được chuẩn bị.

- Phát mỗi đảng viên một phiếu theo mẫu. Các đại biểu dự hội nghị xem xét, viết phiếu, bỏ phiếu giới thiệu.

- Tập thể lãnh đạo đơn vị thu phiếu, kiểm phiếu.

Bước 3. Tổ chức hội nghị cấp uỷ và lãnh đạo nhà trường

Phát mỗi đồng chí một phiếu. Các đại biểu dự hội nghị xem xét, viết phiếu, bỏ phiếu giới thiệu.

- Tập thể lãnh đạo đơn vị thu phiếu, kiểm phiếu.

Bước 4. Tổng hợp kết quả kiểm phiếu của hai hội nghị trên (lập biên bản kiểm phiếu). Trong trường hợp bỏ phiếu lần thứ nhất mà chưa đạt số lượng và cơ cấu cần thiết, có thể bỏ phiếu giới thiệu bổ sung.

Bước 5. Sau khi có kết quả giới thiệu nguồn của hội nghị chi bộ và hội nghị cấp uỷ + lãnh đạo đơn vị. Tổ chức hội nghị cấp uỷ và lãnh đạo đơn vị phiên cuối để thảo luận và biểu quyết bằng phiếu kín giới thiệu quy hoạch cán bộ.

Căn cứ vào kết quả kiểm phiếu, Lãnh đạo nhà trường xây dựng báo cáo gửi về UBND thị xã gồm: Biên bản, kết quả kiểm phiếu của các hội nghị; Biểu thống kê danh sách quy hoạch; Biểu tổng hợp chất lượng cán bộ quy hoạch. Trên cơ sở đó Phịng Giáo dục và Đào tạo phối hợp với phòng Nội vụ thẩm định trình UBND thị xã phê duyệt. Sau khi danh sách quy hoạch được phê duyệt, UBND thị xã thông báo kết quả cho các Trường mầm non để các trường có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ trong quy hoạch. Sau khi cán bộ được quy hoạch, cần phải hướng dẫn để họ xây dựng kế hoạch học tập, tự học, rèn luyện, bổ sung những kiến thức, kỹ năng còn thiếu. Chú ý tạo điều kiện để cán bộ dự bị được học, bồi dưỡng về năng lực lãnh đạo, quản lý, về lý luận chính trị, về tin học; Trách nhiệm này chủ yếu thuộc về Hiệu trưởng nhà trường.

Cùng với xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập, tự học tập, Hiệu trưởng nhà trường cần bố trí, sắp xếp giao cho cán bộ quy hoạch những công việc cụ thể, hoặc tạo điều kiện để họ tiếp cận và tham gia lãnh đạo các cơng tác đồn thể trong nhà trường. Việc giao nhiệm vụ nào cần phải tính đến năng lực và kinh nghiệm của cán bộ dự bị, đảm bảo vừa sức, tránh giao việc quá khó, thiếu sự quan tâm, giúp đỡ, cán bộ khơng hồn thành nhiệm vụ, dẫn đến chán nản, nhụt chí.

Cuối năm học, cấp ủy và lãnh đạo nhà trường cần có bản nhận xét, đánh giá những mặt mạnh, những hạn chế cần khắc phục của cán bộ trong quy hoạch gửi về Phòng GD&ĐT và phịng Nội vụ để có cơ sở bổ nhiệm cán bộ theo quy định.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Các Phòng GD&ĐT phải xây dựng kế hoạch dự báo phát triển giáo dục mầm non của địa phương, dự báo dân số để chủ động được số lượng học sinh mầm non, mạng lưới trường lớp, đội ngũ CBQL và giáo viên, công tác bồi dưỡng CBQL, xây dựng cơ sở vật chất trường mầm non.

Hàng năm phải tổ chức đánh giá đúng thực trạng đội ngũ CBQL trường mầm non, trên cơ sở đó chỉ đạo quy hoạch cán bộ đảm bảo chất lượng.

Phải có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Phòng GD&ĐT và Phòng Nội vụ đến các trường trong công tác xây dựng và thực hiện quy hoạch CBQL trường mầm non. Trong quá trình xây dựng quy hoạch cán bộ phải có sự phối kết hợp giữa dự kiến của cấp trên, sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng với những đề xuất của các bộ phận cơ sở, chính quyền và các đồn thể.

Cấp ủy và lãnh đạo nhà trường, trước hết là Hiệu trưởng phải có tầm nhìn xa trơng rộng, khơng hẹp hịi, định kiến, biết sử dụng người tài, biết cân nhắc người giỏi để xây dựng đội ngũ cán bộ kế cận có đủ tâm, đủ tài đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày một cao hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội theo hướng chuẩn hóa (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)