Biện pháp 5: Xây dựng môi trường, cơ chế chính sách tạo động lực

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội theo hướng chuẩn hóa (Trang 96 - 99)

- Cấp ủy, lãnh đạo nhà trường có nhu cầu đề nghị bổ nhiệm cán bộ phải phối hợp với Phòng Nội vụ và Phòng GD&ĐT thực hiện các công việc sau:

3.2.5. Biện pháp 5: Xây dựng môi trường, cơ chế chính sách tạo động lực

phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non.

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Xây dựng môi trường thuận lợi và một chế độ, chính sách khoa học, hợp lý cho đội ngũ CBQL nhằm thu hút, khuyến khích, động viên CBQL giỏi, có năng lực, tích cực, nhiệt tình, tận tâm, hết lịng vì cơng việc để hoạt động quản lý trường học đạt hiệu quả, chất lượng giáo dục trong nhà trường được nâng cao, tạo động lực cho CBQL trẻ có năng lực và triển vọng phát triển.

Tiếp tục nâng cấp phương tiện, điều kiện làm việc; mở rộng giao lưu, học hỏi để đội ngũ CBQL trường mầm non đáp ứng yêu cầu ngày càng cao

của công tác lãnh đạo, quản lý trường mầm non. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, quy chế, điều lệ liên quan đến giáo dục mầm non phù hợp, chặt chẽ, đồng bộ theo hướng tăng cường tính tự chủ cho trường mầm non; bổ sung chế độ, chính sách khuyến khích CBQL vươn lên, tự hồn thiện mọi mặt để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác lãnh đạo, quản lý trường mầm non trong thời gian tới.

3.2.5.2. Nội dung biện pháp

Tăng cường điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học phục vụ cho công tác CBQL. Hiện nay, các trường mầm non thị xã Sơn Tây đã được dự án đầu tư cơ sở vật chất, trang bị máy vi tính, kết nối internet. Phịng GD&ĐT cần tăng cường thêm cho nhà trường các trang thiết bị hiện đại để thực hiện ứng dụng cá tiện ích từ cơng nghệ thông tin, giúp cho đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp làm việc và cách thức quản lý mới của hiệu trưởng.

Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật cho nhà trường để CBQL có điều kiện làm việc tốt hơn, ngoài sự đầu tư của Nhà nước, chính quyền địa phương, thì chính đội ngũ CBQL có vai trị hết sức quan trọng trong việc tham mưu cho cấp có thẩm quyền bố trí nguồn lực xây dựng và phát triển nhà trường. Chính đội ngũ CBQL, trong đó vai trị chủ yếu của hiệu trưởng nhà trường, phải xây dựng được kế hoạch đầu tư, mua sắm hợp lý, tiết kiệm, đầu tư đón đầu nhu cầu phát triển theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, tránh lãng phí, làm đi làm lại. Đội ngũ CBQL còn phải biết huy động các nguồn lực đóng góp, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân ngồi xã hội cùng chăm lo xây dựng cơ sở vật chất trường học.

Trong việc tiếp tục xây dựng hoàn thiện chế độ chính sách cần phải quán triệt quan điểm gắn nghĩa vụ với quyền lợi, lý tưởng với lợi ích, kết hợp với việc giáo dục, rèn luyện phẩm chất, đòi hỏi sự gương mẫu, nhiệt tình, trách nhiệm với việc thực hiện chính sách đãi ngộ thỏa đáng, công bằng, coi đây là động lực thúc đẩy công tác cán bộ hiện nay.

Nghiên cứu, đề nghị cải tiến hơn nữa phụ cấp trách nhiệm của CBQL sao cho xứng đáng với chức danh, nhiệm vụ của người quản lý. Tiếp tục nghiên cứu đề xuất nhằm xây dựng, hoàn thiện, mở rộng việc cải cách hệ thống chính sách khuyến khích, động viên đội ngũ CBQL trường mầm non, như:

+ Chính sách thu hút nhân tài, khuyến khích tài năng: Nên có chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với những CBQL giỏi (dựa vào chất lượng và hiệu quả hoạt động của nhà trường).

+ Tăng cường công tác thi đua khen thưởng theo hướng kết hợp hài hòa giữa yếu tố vật chất và tinh thần, kịp thời biểu dương, khen thưởng những CBQL giỏi, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; đồng thời xử lý nghiêm kỷ luật đối với những CBQL vi phạm khuyết điểm, sai lầm.

3.2.5.3. Cách thức thực hiện

Phòng GD&ĐT chỉ đạo đơn vị trường học tăng cường khả năng ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ dạy học và quản lý, đồng thời có kế hoạch nâng cấp thiết bị cho các nhà trường, nối mạng internet để các trường cập nhật thông tin thường xuyên. Tăng cường cơ sở vật chất, tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ CBQL giáo dục làm việc có hiệu quả.

Hàng năm, các Phịng GDĐT lập dự tốn ngân sách trình UBND huyện cần bổ sung thêm nguồn kinh phí chi cho hoạt động giao lưu, trao đổi học tập kinh nghiệm quản lý ở các trường điển hình tiên tiến xuất sắc trong thị xã, ngoài thị xã...

Phịng GD&ĐT tham mưu với các cấp có thẩm quyền để có chính sách đãi ngộ phù hợp với đội ngũ CBQL giáo dục nói chung, CBQL trường mầm non nói riêng như: Chính sách thu nhân tài, khuyến khích tài năng CBQL giáo dục, chính sách khuyến khích nâng cao chất lượng CBQL trong các nhà trường.

Sau khi ban hành các chế độ phải tổ chức thực hiện kịp thời, đúng chế độ, đảm bảo dân chủ, công khai.

Các cấp quản lý thường xuyên kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách kịp thời. Có biện pháp xử lý nghiêm những cá nhân, tập thể vi phạm chế độ, chính sách. Kịp thời kiến nghị và bổ sung chế độ chính sách mới phù hợp với tình hình kinh tế xã hội.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Các biện pháp nêu trên sẽ dễ dàng thực hiện khi tình hình kinh tế đất nước và địa phương tăng trưởng tốt. Nhà nước, người dân và xã hội có điều kiện đầu tư cho phát triển giáo dục.

Cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương có sự quan tâm sát sao đến GD, cơng tác xã hội hóa giáo dục của địa phương được đẩy mạnh.

CBQL nhà trường, nhất là hiệu trưởng phải có kế hoạch xây dựng nhà trường, kế hoạch hoạt động các nội dung giáo dục cụ thể, hợp lý, được sự đồng thuận của tập thể sư phạm và cộng đồng địa phương.

Có các văn bản pháp lý của Nhà nước về chế độ chính sách đối với đội ngũ CBQL, đặc biệt là chế độ chính sách cho CBQL cơng tác tại trường thuộc xã đặc biệt khó khăn.

Xây dựng và hồn thiện chế độ, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ CBQL trường mầm non phải chú ý thường xuyên, phải có sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường mầm non thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội theo hướng chuẩn hóa (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)