Lí luận và thực tiễn giảng dạy đã chỉ ra rằng: Bất kỳ một nhà trường nào? Ở đâu? Trong mọi hoạt động lịch sử cũng đều có hoạt động trung tâm là quá trình dạy và học. Hai hoạt động này xảy ra trong cùng một thời điểm và thống nhất một cách chặt chẽ. Như vậy kiểm tra đánh giá chất lượng của nhà trường không thể tách rời đánh giá quá trình dạy học.
Như chúng ta đã biết công tác kiểm tra đánh giá vừa là điều tra, xem xét, đánh giá một quá trình hoạt động sư phạm vừa là tự kiểm tra đánh giá các quyết định của người cán bộ quản lý. Chức năng kiểm tra đánh giá không phải chỉ tiến tới xếp loại bình bầu mà cịn xác định phương hướng mục tiêu, điều chỉnh kế hoạch cho một quyết định mới.
Công tác kiểm tra là theo dõi, giám sát phát hiện các hoạt động sư phạm ở mặt đúng, mặt sai nhằm động viên giúp đỡ giáo viên, học sinh thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Thông qua công tác kiểm tra đánh giá xác định được kết quả giáo dục có phù hợp với mục tiêu, nội dung kế hoạch, quy chế đề ra về việc thực hiện nhiệm vụ năm học đề ra.
Trong một nhà trường, nếu người cán bộ quản lý không thực hiện chức năng kiểm tra đánh giá hoặc ít kiểm tra đánh giá hoặc kiểm tra thiếu kế hoạch sẽ gây tác hại đến phong trào đó là:
+ Đối tượng quản lý là con người nên phong trào sẽ làm việc đối phó, hình thức chiếu lệ dẫn đến chất lượng, hiệu quả công tác của đội ngũ về thực hiện các nhiệm vụ được giao không đáp ứng yêu cầu đề ra và quan điểm chỉ đạo.
+ Việc đánh giá của nhà trường đối với CB, GV-NV, học sinh, đánh giá các phong trào thi đua sẽ chung chung, “ Hòa cả làng” do vậy không phát huy được sức mạnh của tập thể sư phạm, tập thể học sinh, không khai thác được các nhân tố tích cực trong đội ngũ để tham gia xây dựng các phong trào thi đua.
Vì thế, cán bộ quản lý trường học cần coi trọng chức năng kiểm tra, đánh giá trong nội bộ trường học. Tổ chức kiểm tra đánh giá một cách khoa học sẽ giúp người quản lý nắm bắt được những thông tin từ đội ngũ, biết được thực chất giảng dạy của giáo viên từ đó yêu cầu phát huy ưu điểm hoặc bổ sung, điều chỉnh những lệch lạc, tồn tại để thúc đẩy các hoạt động tích cực, nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.
1.4.5. Mơi trường và chính sách phát triển đội ngũ giáo viên
Mơi trường làm việc và chế độ, chính sách đãi ngộ phù hợp có tác dụng và ảnh hưởng tích cực tới ý thức và chất lượng hoạt động sư phạm của đội ngũ giáo viên, cụ thể là:
- Xây dựng và thúc đẩy môi trường thân thiện trong nhà trường để tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên chia sẻ, hợp tác nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng để từ đó tập thể giáo viên có thể học hỏi kinh nghiệm với nhau và có điều kiện trải nghiệm, phát huy hết năng lực của mình trong điều kiện tốt nhất.
Nhà trường là môi trường làm việc và phát triển cho giáo viên, là chủ thể của những tác động trực tiếp mang ý chí, kỳ vọng của xã hội đến giáo viên. Bởi vậy nhà trường giữ vai trị vơ cùng quan trọng trong việc làm cho mỗi giáo viên toàn tâm toàn ý với sự nghiệp giáo dục. Để thực hiện được mục tiêu này nhà trường cần:
+ Làm cho mọi thành viên nhận thức đầy đủ về tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu, các bước đi, các cơ hội, những thách thức và các giá trị mà trường sẽ đạt tới.
+ Xác định các mục tiêu rõ ràng cho từng đơn vị, từng nhóm, trên cơ sở họ được thảo luận, chia sẽ và thống nhất tư tưởng.
+ Khuyến khích tinh thần hợp tác cùng phát triển
+ Phát hiện và tạo điều kiện phát triển năng lực tiềm tàng của đội ngũ. + Huấn luyện và hỗ trợ các điều kiện cho sự phát triển cá nhân về cả phẩm chất và năng lực cá nhân..
- Tạo động lực cho đội ngũ để cho ĐNGV tích cực học tập, tu dưỡng, tích cực cống hiến cho nhà trường, cho sự nghiệp giáo dục là câu hỏi mà nhiều cấp quản lý, nhiều lực lượng xã hội cần phối hợp để tìm ra lời giải.
- Việc vận dụng và thực thi các chế độ, chính sách đãi ngộ đối với ĐNGV sẽ tạo động lực cho ĐNGV để họ tích cực học tập, tu dưỡng, tích cực cống hiến cho nhà trường, Động cơ cũng bắt nguồn từ một thực tế là mọi người đều mong muốn được khẳng định bản thân mình, được thành đạt, được tự chủ và có thẩm quyền đối với cơng việc của mình, cũng như muốn có thu nhập đảm bảo cuộc sống phong phú cho gia đình và cá nhân. Do đó, các chính sách đãi ngộ GV về vật chất và tinh thần là rất quan trọng.
- Yếu tố vật chất được hiểu là những vấn đề liên quan đến vật chất như: lương, các khoản thù lao, các khoản phụ cấp, các khoản phúc lợi xã hội…
+ Làm tốt công tác trả lương, thưởng cho người lao động + Thực hiện tốt các khoản phụ cấp, các khoản phúc lợi xã hội.
- Yếu tố tinh thần là những yếu tố thuộc về tâm lý của con người và không thể định lượng được như: khen, động viên, khuyến khích và tuyên dương qua đó, GV ý thức sự thành đạt, sự kiểm sốt của cá nhân đối với cơng việc và cảm giác cơng việc của mình được đánh giá cao, tạo điều kiện phát huy năng lực sáng tạo cho những người có tài.
1.5. Những yêu cầu về đổi mới giáo dục tiểu học trong giai đoạn hiện nay
1.5.1. Quy định mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục tiểu học
1.5.1.1. Mục tiêu giáo dục tiểu học
Giáo dục tiểu học là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục phổ thông, Luật Giáo dục 2005 và Luật bổ sung, sửa đổi một số Điều trong Luật Giáo dục năm 2009 đã ghi rõ “Mục tiêu Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở”.
Theo Luật Giáo dục và Điều lệ Trường Tiểu học, Điều lệ Trường Phổ thơng có nhiều cấp: Cơ sở giáo dục tiểu học có thể là Trường Tiểu học (trường có một cấp học) hoặc trường phổ thơng có nhiều cấp học gồm: Trường tiểu học và trung học cơ sở; trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.
1.5.1.2. Yêu cầu về thực hiện nội dung và phương pháp GDTH
Về nội dung, Giáo dục tiểu học phải đảm bảo cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính tốn; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật.
Phương pháp giáo dục phổ thơng phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
1.5.1.3. Những định hướng đổi mới giáo dục tiểu học
Theo Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 đến năm 2020,
nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và tồn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện, gồm: giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học …
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, BCHTƯ khóa XI (Nghị quyết số 29- Q/TW) với nội dung đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT. Đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đã từng được khẳng định trong các văn kiện Đảng trước đây, đặc biệt là trong Nghị quyết số 29 của Hội nghị Trung ương 8, khóa XI, khẳng định đây khơng chỉ là quốc sách hàng đầu, là “chìa khóa” mở ra con đường đưa đất nước tiến lên phía trước, mà cịn là “mệnh lệnh” của cuộc sống.
“Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”.
Như vậy, GDTH cũng như các cấp học và các bậc học khác đều hướng tới mục tiêu chung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, phát huy năng lực sáng tạo, năng lực thực hành cũng như các kỹ năng khác …
1.5.2. Định hướng phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học
1.5.2.1. Quan điểm chỉ đạo
Trong giai đoạn hiện nay, các quan điểm phát triển ĐNGV như sau:
- Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới; kiên quyết chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc. Đổi mới phải bảo đảm tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng và cấp học; các giải pháp phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bước đi phù hợp
- Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội.
- Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục- đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học…
1.5.2.2. Những yêu cầu chung về phát triển ĐNGV
Để thực hiện đúng quan điểm chỉ đạo trên, trong giai đoạn hiện nay đội ngũ GV trường tiểu học phải đáp ứng được những yêu cầu cơ bản:
(1) Củng cố, hoàn thiện hệ thống đào tạo giáo viên, đổi mới căn bản và toàn diện nội dung và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng nhằm hình thành đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ sức thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng sau năm 2015.
(2) Đảm bảo từng bước có đủ giáo viên thực hiện giáo dục tồn diện theo chương trình phổ thơng dạy học 2 buổi/ngày, giáo viên dạy ngoại ngữ, giáo viên tư vấn học đường và hướng nghiệp, giáo viên giáo dục đặc biệt và giáo viên giáo dục thường xuyên.
(3) Chuẩn hóa trong đào tạo, tuyển chọn, sử dụng và đánh giá nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Chú trọng nâng cao đạo đức nghề nghiệp, tác phong và tư cách của đội ngũ nhà giáo để làm gương cho học sinh, sinh viên.
Tiếp tục đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo để đến năm 2020, 100% giáo viên tiểu học đạt trình độ đào tạo trên chuẩn.
(4) Thực hiện các chính sách ưu đãi về vật chất và tinh thần tạo động lực cho các nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, nhất là với đội ngũ giáo viên; có chính sách đặc biệt nhằm thu hút các nhà giáo, nhà khoa học tham gia phát triển giáo dục.
1.5.2.3. Yêu cầu cơ bản đối với đội ngũ GVTH theo chuẩn nghề nghiệp
* Yêu cầu về phẩm chất
- Có được phẩm chất của một nhà giáo theo quy định:
+ Chấp hành đúng luật pháp và chính sách Nhà nước. Có ý thức tổ chức, kỷ luật cao;
+ Có chí tiến thủ, có ý thức học tập nâng cao trình độ chính trị, chun mơn, nghiệp vụ quản lý;
+ Yêu nghề mến trẻ, tận tụy với công việc, trách nhiệm. Không tham nhũng, không cửa quyền, hách dịch;
+ Hiểu biết, tôn trọng, hợp tác với các cộng sự, với các cấp quản lý; + Có ý thức cao trong phê bình và tự phê bình, tiết kiệm, bảo vệ của công, rèn luyện tu dưỡng đạo đức;
+ Đoàn kết, tương thân tương ái, gương mẫu, giản dị, trung thực, nhân ái, sống hòa đồng với mọi người;
+ Khiêm tốn, lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp và nhân dân; + Có uy tín với tập thể, với nhân dân địa phương;
+ Tiết kiệm, bảo vệ tài sản, tài chính của nhà trường; + Có sức khỏe tốt để đảm đương công việc.
* Yêu cầu về kiến thức
(1). Kiến thức cơ bản, nắm vững mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình, sách giáo khoa của các môn học được phân công giảng dạy;
(2). Kiến thức về tâm lý học sư phạm và tâm lý học lứa tuổi, giáo dục học tiểu học để lựa chọn các phương pháp giáo dục có hiệu quả;
(3). Kiến thức về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của HS. (4). Có kiến thức phổ thơng về chính trị, xã hội, tin học, ngoại ngữ … (5). Có kiến thức địa phương về nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
* Yêu cầu về năng lực
(1). Lập được kế hoạch dạy học; biết cách soạn giáo án theo hướng đổi mới.
(2). Tổ chức và thực hiện các hoạt động dạy học trên lớp phát huy được tính năng động sáng tạo của học sinh.
(3). Công tác chủ nhiệm lớp; tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
(4). Thực hiện thông tin hai chiều trong quản lý chất lượng giáo dục; hành vi trong giao tiếp, ứng xử có văn hố và mang tính giáo dục.
(5). Xây dựng, bảo quản và sử dụng có hiệu quả hồ sơ giáo dục và giảng dạy.
1.5.2.4. Nhiệm vụ, trách nhiệm của hiệu trưởng trường tiểu học
Trong hệ thống các cơ quan quản lý giáo dục các cấp, nhà trường là cấp cơ sở, đội ngũ HT và PHT là những người QL cấp thấp (cấp cơ sở) có bổn phận tổ chức thực hiện các hoạt động GD theo đúng các định hướng và kế hoạch đã đề ra. Tuy nhiên, trong một cơ sở GD, HT, PHT lại là những người QL cấp cao có vai trị lãnh đạo, dẫn dắt tập thể nhà trường đạt đến các mục tiêu GD đã đề ra.
Với vai trò người CBQL cấp thấp, người HT và PHT phải học cách để đơn vị, cơ sở GD của họ là một tổ chức thống nhất, làm việc nhịp nhàng, ăn khớp với toàn bộ hệ thống, đồng thời, họ học cách chia sẻ sự phục vụ của đội ngũ nhà giáo, nhân viên dưới quyền với những người quản lý khác.
Người QL cấp thấp thường cần đến những kỹ năng, kỹ thuật đủ mạnh để “hướng dẫn”, chỉ bảo những người thuộc quyền và giám sát họ thực hiện
nhiệm vụ. Người QL cấp thấp muốn QL có hiệu quả phải là người học cách “tựa vào” những người giúp việc của mình. Muốn vậy, người QL cấp thấp cần rèn luyện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng liên nhân cách để có được trợ giúp kỹ thuật cần thiết.
Đối với vai trò của người quản lý cấp cao, người HT có trách nhiệm trực tiếp trong việc xây dựng kế hoạch toàn diện của nhà trường, làm việc với những cán bộ cấp trung gian cấp dưới để thực hiện kế hoạch này và duy trì sự kiểm sốt tồn diện đối với mọi hoạt động của tổ chức.
1.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học