Quy định mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên ở trường tiểu học đền lừ, quận hoàng mai , thành phố hà nội theo định hướng đổi mới giáo dục (Trang 36 - 38)

1.5.1.1. Mục tiêu giáo dục tiểu học

Giáo dục tiểu học là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục phổ thông, Luật Giáo dục 2005 và Luật bổ sung, sửa đổi một số Điều trong Luật Giáo dục năm 2009 đã ghi rõ “Mục tiêu Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở”.

Theo Luật Giáo dục và Điều lệ Trường Tiểu học, Điều lệ Trường Phổ thơng có nhiều cấp: Cơ sở giáo dục tiểu học có thể là Trường Tiểu học (trường có một cấp học) hoặc trường phổ thơng có nhiều cấp học gồm: Trường tiểu học và trung học cơ sở; trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.

1.5.1.2. Yêu cầu về thực hiện nội dung và phương pháp GDTH

Về nội dung, Giáo dục tiểu học phải đảm bảo cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính tốn; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật.

Phương pháp giáo dục phổ thơng phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.

1.5.1.3. Những định hướng đổi mới giáo dục tiểu học

Theo Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 đến năm 2020,

nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện, gồm: giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học …

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, BCHTƯ khóa XI (Nghị quyết số 29- Q/TW) với nội dung đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT. Đổi mới căn bản,

toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đã từng được khẳng định trong các văn kiện Đảng trước đây, đặc biệt là trong Nghị quyết số 29 của Hội nghị Trung ương 8, khóa XI, khẳng định đây khơng chỉ là quốc sách hàng đầu, là “chìa khóa” mở ra con đường đưa đất nước tiến lên phía trước, mà còn là “mệnh lệnh” của cuộc sống.

“Đối với giáo dục phổ thơng, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực cơng dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”.

Như vậy, GDTH cũng như các cấp học và các bậc học khác đều hướng tới mục tiêu chung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, phát huy năng lực sáng tạo, năng lực thực hành cũng như các kỹ năng khác …

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên ở trường tiểu học đền lừ, quận hoàng mai , thành phố hà nội theo định hướng đổi mới giáo dục (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)