Kết hợp kiểm tra, đánh giá kết quả lao động sư phạm của G

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên ở trường tiểu học đền lừ, quận hoàng mai , thành phố hà nội theo định hướng đổi mới giáo dục (Trang 87)

3.2. Biện pháp phát triển đội ngũ GV Trường Tiểu học Đền Lừ theo

3.2.5. Kết hợp kiểm tra, đánh giá kết quả lao động sư phạm của G

cơng tác thi đua khen thưởng

* Mục đích của biện pháp:

- Đánh giá chính xác, khách quan và kịp thời các kết quả lao động sư phạm của giáo viên theo từng giai đoạn hoạt động của nhà trường.

- Phát huy các nhân tố tích cực, sự sáng tạo của từng giáo viên và từng đơn vị tổ chuyên môn trong nhà trường, đồng thời tổ chức học tập và nhân rộng các gương điển hình trong các hoạt động giáo dục và giảng dạy của GV trong và ngồi nhà trường.

- Có các quyết định điều chỉnh, ngăn chặn các sai lệch trong các hoạt động giáo dục của nhà trường đồng thời có các biện pháp hỗ trợ về mặt chuyên môn và tinh thần tới ĐNGV để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ và đạt được mục tiêu của nhà trường đề ra.

Kiểm tra, đánh giá là một chức năng quan trọng, vừa là một biện pháp quản lý có hiệu quả. Kiểm tra việc thực hiện bồi dưỡng chuyên môn là trách nhiệm của cán bộ quản lý. Qua kiểm tra, cán bộ quản lý nắm được đầy đủ những thơng tin cần thiết về tình hình thực hiện chun mơn, đánh giá đúng phẩm chất năng lực của giáo viên, phát hiện đúng những lệch lạc, thiếu sót để kịp thời bổ sung, điều chỉnh và uốn nắn giáo viên nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động chuyên môn của giáo viên. Trong công tác quản lý nhà trường nếu thiếu kiểm tra chun mơn thì việc chỉ đạo chun mơn của người Hiệu phó sẽ mất đi một nội dung quan trọng. Mặt khác qua kiểm tra chuyên môn, cán bộ quán lý tác động đến hành vi của giáo viên, nâng cao tinh thần trách nhiệm của họ đối với công việc, nâng cao ý thức tự bồi dưỡng phấn đấu đáp ứng được yêu cầu chuyên môn của nhà trường.

Kiểm tra đánh giá kết hợp với công tác thi đua khen thưởng sẽ tạo ra cho các cá nhân động lực, phát huy tính sáng tạo, nâng cao tính tự giác, độc

lập của mỗi người để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Cơng tác này nằm trong nhóm các phương pháp kinh tế, nó có tác động gián tiếp đến đội ngũ cán bộ giáo viên thơng qua lợi ích kinh tế và danh dự cá nhân, từ đó làm cho các giáo viên tự lựa chọn phương án làm việc hiệu quả nhất trong phạm vi công việc của họ.

* Nội dung biện pháp

- Đánh giá chính xác, khách quan và kịp thời các kết quả lao động sư phạm của giáo viên theo từng giai đoạn hoạt động của nhà trường.

- Phát huy các nhân tố tích cực, sự sáng tạo của từng giáo viên và từng đơn vị tổ chuyên môn trong nhà trường, đồng thời tổ chức học tập và nhân rộng các gương điển hình trong các hoạt động giáo dục và giảng dạy của GV trong và ngồi nhà trường.

- Có các quyết định điều chỉnh, ngăn chặn các sai lệch trong các hoạt động giáo dục của nhà trường đồng thời có các biện pháp hỗ trợ về mặt chuyên mơn và tinh thần tới ĐNGV để cùng nhau hồn thành nhiệm vụ và đạt được mục tiêu của nhà trường đề ra.

* Cách thực hiện biện pháp:

Quá trình thực hiện các biện pháp phát triển ĐNGV được gắn liền với hoạt động kiểm tra đánh giá, do đó, để cho các hoạt động giáo dục cũng như công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên đạt hiệu quả cao nhất, người hiệu trưởng không được phép buông lỏng công tác kiểm tra. Hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả lao động sư phạm của GV cần được tiến hành như sau:

+ Ngay từ đầu năm học, hiệu trưởng xây dựng và công khai kế hoạch kiểm tra và phải tiến hành kiểm tra ngay từ tháng đầu tiên của năm học đối với các hoạt động sư phạm của GV.

+ Hoạt động kiểm tra, đánh giá trong một năm học có thể thực hiện nhiều mục tiêu cụ thể khác nhau, do đó trong kế hoạch kiểm tra cần xác định rõ mục tiêu và mục đích yêu cầu của từng đợt kiểm tra dựa trên yêu cầu nhiệm vụ cụ thể của nhà trường trong năm học.

+ Phải có kế hoạch cụ thể trên cơ sở kế hoạch kiểm tra cả năm, học kỳ, đi sâu vào kế hoạch từng đợt kiểm tra xác định rõ mục đích u cầu, nội dung, hình thức, phương pháp kiểm tra.

+ Làm tốt công tác tuyên truyền giúp cho giáo viên thông suốt việc kiểm tra, khuyến khích tinh thần tự giác, trung thực của giáo viên để giáo viên chuẩn bị mọi phương tiện và điều kiện tích cực góp phần thực hiện tốt cùng đợt kiểm tra đó.

+ Hiệu trưởng cần xác định lực lượng kiểm tra và các qui định cụ thể về chế độ kiểm tra và thủ tục kiểm tra. Đặc biệt để kiểm tra đánh gía có hiệu quả, nhà trường cần xây dựng quy chế chuyên môn của nhà trường, những quy định cụ thể này sẽ là những tiêu chí thiết thực trong quá trình kiểm tra đánh giá khắc phục những quy định còn quá chung chung trong các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.

Về nội dung kiểm tra: kiểm tra về qui chế chuyên môn, hồ sơ sổ sách

(Bài soạn, sổ chất lượng, sổ theo kế hoạch, sổ ghi chép cá nhân về các buổi bồi dưỡng chuyên môn…), phương pháp dạy của bộ mơn… đánh giá tình hình triển khai và thực hiện chun mơn của giáo viên có đúng như kế hoạch mà trường đã chỉ đạo hay không.

Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra dự giờ có báo trước, đột xuất về các

tiết dạy cũng như hoạt động thông qua phiếu dự giờ.

Nguyên tắc kiểm tra, đánh giá

+ Trong cơng tác kiểm tra phải đảm bảo tính khách quan và cơng khai, công bằng và dân chủ.

+ Sau kiểm tra phải có những nhận xét đánh giá chính xác, phân tích các ưu điểm, tồn tại của giáo viên để giúp họ phát huy những mặt mạnh,khắc phục những hạn chế áp dụng vào thực tế chăm sóc giáo dục HS.

- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ đã được giao của giáo viên, những kết quả mà cán bộ giáo viên đạt được so với yêu cầu và chuẩn mực (như kiểm tra việc thực hiện chương trình giảng dạy, việc soạn giáo án,

Có thể kiểm tra theo 2 loại: + Kiểm tra phát hiện – sửa chữa + Kiểm tra phòng ngừa – ngăn chặn

- Phân loại mức độ thực hiện tốt, vừa, chưa tốt của các đối tượng cụ thể. Yêu cầu của việc kiểm tra, đánh giá, phân loại, xếp loại phải hết sức khách quan, công bằng, tránh các hiện tượng trù dập cán bộ giáo viên hoặc thơng tin đánh giá thiếu chính xác sẽ gây ra những sai lầm, lẫn lộn không cần thiết và dễ tạo sự bất bình trong giáo viên. Vì vậy, hệ thống kiểm tra phải đánh giá được chính xác, khách quan thơng tin kiểm tra.

- Công tác thi đua khen thưởng phải được làm thường xuyên, tránh hình thức. Khi bình xét thi đua phải làm dân chủ, cơng bằng. Đánh giá đúng người, khen thưởng, kỷ luật đúng mức.

+ Thiết kế chuẩn đánh giá thi đua cho từng danh hiệu một cách hợp lí. + Tổ chức đánh giá, công nhận danh hiệu một cách công bằng. Công bằng giữa các giáo viên, giữa cán bộ, NV với GV;

- Nội dung xếp loại thi đua phải cụ thể, rõ ràng, được sự đồng tình của đội ngũ cán bộ, giáo viên; phải xây dựng thành quy chế của cơ quan để mọi người cùng thực hiện.

Tăng cường công tác thi đua khen thưởng theo hướng kết hợp hài hoà giữa yếu tố vật chất và tinh thần, tạo động lực phấn đấu cho mỗi người ở nhiều cấp độ; kịp thời biểu dương, khen thưởng những giảng viên giỏi, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; đồng thời xử lý nghiêm kỷ luật đối với cán bộ, giáo viên vi phạm khuyết điểm, sai lầm.

* Điều kiện thực hiện.

- Ban giám hiệu, các giáo viên phải có nhận thức đúng đắn về công tác

kiểm tra, đánh giá, phân loại giáo viên.

Các thành viên chấp nhận sự kiểm tra, đánh giá, phân loại và coi đây là một nghĩa vụ đánh giá quá trình phấn đấu, trưởng thành của họ.

Có sự thống nhất giữa Ban giám hiệu, Ban chấp hành cơng đồn và hội nghị cơ quan về tiêu chí xếp loại thi đua hàng tháng, hàng quý và cả năm.

Nhà trường phải dành nguồn kinh phí hợp lý cho hoạt động này để thực sự khuyến khích được người lao động.

3.2.6. Xây dựng mơi trường và chính sách phát triển đội ngũ giáo viên

* Mục đích của biện pháp

Biện pháp này nhằm xây dựng và duy trì mơi trường, điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của đội ngũ giáo viên để đội ngũ giáo viên nhà trường ngày càng lớn mạnh, có chất lượng cao đáp ứng với yêu cầu của thời đại.

Mục đích của biện pháp nhằm tạo ra một môi trường thân thiện với những văn hóa của một tổ chức biết học hỏi, chia sẻ, hợp tác và cồng đồng trách nhiệm trong các hoạt động giáo dục.

* Nội dung của biện pháp

Xây dựng mối quan hệ phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường (hiệu trưởng) với Cơng đồn và Đoàn thanh niên, đội thiếu niên để các tổ chức này chủ động giúp nhà trường trong việc triển khai các hoạt động giáo dục nhằm hiện thực hóa mục tiêu giáo dục.

Xây dựng cơ chế quản lý trên nền tảng dân chủ phát huy vai trò chủ động của các đơn vị và cá nhân trong trường. Phát huy vai trò dân chủ trong quản lý lấy hoạt động của tổ chuyên môn làm nền tảng cho việc đổi mới quản lý và thực hiện cơng khai các chế độ, chính sách đãi ngộ giáo viên bắt đầu từ tổ chuyên môn của nhà trường.

* Cách thực hiện biện pháp.

Tạo ra môi trường pháp lý trong quản lý nhà trường bằng các biện pháp giáo dục ý thức thi hành pháp luật về Giáo dục - Đào tạo cho cán bộ giáo viên trong nhà trường, hướng mọi người vào việc thực hiện và làm theo pháp luật; tiếp tục tạo hành lang pháp lý trong quản lý hành chính, chun mơn, nghiệp vụ của nhà trường bằng các quy chế, quy định và các văn bản hướng dẫn phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị; đồng thời tiếp tục thực hiện “Kỷ cương,

tình thương, trách nhiệm” trong Giáo dục- Đào tạo.

Tạo điều kiện thuận lợi về tâm lý, tinh thần, vật chất và tài chính cho đội ngũ, nhằm ổn định việc làm và cải thiện đời sống cho đội ngũ giáo viên.

Đầu tư thích đáng cho việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên có triển vọng thành các giáo viên giỏi. Tạo điều kiện cho giáo viên được giao lưu học hỏi kinh nghiệm tiên tiến trong và ngồi nước, tạo khơng khí sơi nổi, cạnh tranh lành mạnh, tránh sự già cỗi, bảo thủ, giúp giáo viên được mở mang trí tuệ, cập nhật thơng tin. Khuyến khích tự học tập, tự đào tạo, có sáng kiến mang lại hiệu quả thiết thực.

Xây dựng và hồn thiện chính sách, cơ chế quản lý, chế độ đãi ngộ bảo đảm lợi ích vật chất và động viên tinh thần đối với giáo viên, tạo động lực để đội ngũ giáo viên an tâm, phấn khởi, cống hiến công tác. Đặc biệt phải tạo ra sự công bằng giữa cống hiến và hưởng thụ của các loại cán bộ. Do vậy, phân công trách nhiệm cần rõ ràng, hợp lý, có định mức lao động. Có chính sách thu hút nhân tài, khuyến khích tài năng, xây dựng chế độ đãi ngộ thoả đáng đối với những giáo viên giỏi (dựa vào chất lượng và hiệu quả hoạt động của giáo viên).

Đầu tư kinh phí, tăng cường các phương tiện, điều kiện làm việc cho đội ngũ giáo viên, xây dựng môi trường giáo dục thân thiện.

* Điều kiện thực hiện.

Phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của Chi bộ, Ban giám hiệu, sự năng động linh hoạt, dám nghĩ dám làm của đội ngũ cán bộ lãnh đạo nhà trường.

Các tổ chức Cơng đồn, Đoàn thanh niên, Phụ nữ cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy vai trị người đại diện và bảo vệ quyền lợi chính đáng cho cán bộ viên chức nói chung và đội ngũ giáo viên nói riêng.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Trên đây là tổ hợp 6 biện pháp trong công tác phát triển đội ngũ GV ở trường tiểu học Đền Lừ, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Các nội dung của tổ hợp các biện pháp có quan hệ biện chứng, đan xen nhau,đều có tác động qua lại, hỗ trợ nhau, chi phối nhau, là điều kiện của nhau.. Trong thực tiễn, ở tại từng thời điểm nhất định, tuỳ theo điều kiện cụ thể, có những cặp biện pháp thể hiện tính độc lập tương đối. Nhưng tựu chung lại, các biện pháp

đều hỗ trợ đắc lực cho công tác phát triển đội ngũ GV ở trường tiểu học.Vì vậy, khi tổ chức thực hiện cần triển khai, tiến hành một cách đồng bộ và nhất qn thì mới có thể đem lại hiệu quả cao. Mối quan hệ giữa các biện pháp có thể được xác định cụ thể như sau:

- Biện pháp 1. Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức về vị trí, vai trị và trách nhiệm của đội ngũ giáo viên có tính chất tiền đề nhằm nâng cao nhận thức cho các thành viên.

- Biện pháp 2. Xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên theo hướng chuẩn hóa nghề nghiệp là khâu cơ bản có tính định hướng cho việc triển khai các hoạt động phát triển số lượng, chất lượng và cơ cấu đội ngũ.

Biện pháp 3. Sử dụng đội ngũ giáo viên hợp lý, đảm bảo phát huy tối đa khả năng chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên là khâu trọng tâm có tính đột phá trong việc bố trí sử dụng con người trong quản lý nguồn nhân lực của nhà trường.

Biện pháp 4. Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên là khâu quyết định cho việc tạo tiềm năng mới của nhà trường.

Biện pháp 5. Kết hợp kiểm tra, đánh giá kết quả lao động sư phạm của GV với công tác thi đua khen thưởng là khâu thúc đẩy các biện khác trong quá trình hoạt động.

Biện pháp 6. Xây dựng mơi trường và chính sách phát triển đội ngũ giáo viên là biện pháp có tính hỗ trợ nhằm thử thách và hoàn thiện các phẩm chất và năng lực của ĐNGV trong quá trình phát triển nguồn nhân lực của trường là ĐNGV.

3.4. Khảo sát tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất

Các giải pháp mà luận văn đã đề cập đến là kết quả của quá trình nghiên cứu lý luận và khảo sát, phân tích thực trạng cơng tác phát triển đội ngũ giáo viên của trường Tiểu học Đền Lừ. Để xem xét mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đã đề xuất trong luận văn này, tác giả sử dụng phương pháp xin ý kiến chuyên gia và phương pháp tổng kết kinh

* Khảo nghiệm bằng phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

Mục đích của việc xin ý kiến chuyên gia là khẳng định được tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên bằng việc thông qua các ý kiến đánh giá của những cán bộ giáo viên nhà trường. Chúng tôi đã trưng cầu ý kiến bằng phiếu hỏi với 52 người, bao gồm: 3 người trong Ban Giám hiệu nhà trường, 49 giáo viên của nhà trường. Sau khi tổng hợp các ý kiến trả lời từng câu hỏi về tính cấp thiết và tính khả thi cho từng giải pháp. Kết quả thể hiện trong bảng sau đây:

Bảng 3.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên ở Trường Tiểu học Đền Lừ * Mức độ cần thiết: + Rất cần thiết: RCT + Cần thiết: CT + Không cần thiết: KCT TT CÁC BIỆN PHÁP TÍNH CẦN THIẾT RCT CT KCT SL % SL % SL %

1 Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức về vị trí, vai trị và trách nhiệm của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên ở trường tiểu học đền lừ, quận hoàng mai , thành phố hà nội theo định hướng đổi mới giáo dục (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)