2.4.1. Ưu điểm
- ĐNGV nhà trường có phẩm chất chính trị vững vàng, tư cách đạo đức tốt, yêu nghề và hết lịng vì HS.
- ĐNGV phần lớn là GV trẻ, được đào tạo cơ bản, dễ tiếp thu cái mới, có ý thức vươn lên, đây là một thuận lợi cho các hoạt động đổi mới giáo dục hiện nay.
- 100% GV có trình độ đạt chuẩn, nhiệt tình trong giảng dạy, có ý thức trách nhiệm cao, tinh thần khắc phục khó khăn, sáng tạo trong cơng việc. Một bộ phận GV khoảng 30% có trình độ chun mơn giỏi là nịng cốt trong công tác chuyên môn của các trường.
- Việc bố trí, sử dụng ĐNGV về cơ bản là hợp lý, phù hợp với năng lực của GV và hoàn cảnh thực tế của nhà trường.
- Nhà trường đã chú ý đến việc nâng cao chất lượng cho ĐNGV như cử đi học tập trên chuẩn, chú trọng bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho ĐNGV - Việc kiểm tra đánh giá ĐNGV được tiến hành thường xuyên đã góp phần tác động vào ý thức nghề nghiệp của GV.
- Hiệu trưởng nhà trường đã đưa ra các biện pháp quản lý ĐNGV để phục vụ cho từng năm học: lập kế hoạch; tuyển chọn; bố trí sử dụng; kiểm tra đánh giá ĐNGV,.... Tuy nhiên, các biện pháp QL đã đưa ra cịn là các giải pháp tình thế, giải quyết được những yêu cầu trước mắt, ngắn hạn trong việc phát triển ĐNGV của nhà trường.
2.4.2. Hạn chế
- Việc tuyển chọn ĐNGV như hiện nay mới đảm bảo tính khách quan,
dân chủ nhưng cịn bộc lộ nhiều bất cập đó là: Nhà trường là nơi sử dụng trực tiếp ĐNGV nhưng lại có quyền rất hạn chế trong công tác tuyển chọn GV. Việc tuyển chọn như hiện nay chỉ dựa vào hồ sơ và 1- 2 tiết thuyết trình bài giảng, trả lời phỏng vấn, chưa đánh giá đúng thực chất, năng lực của GV.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV còn nhiều mặt hạn chế:
+ Cách thức tổ chức vẫn cịn mang nặng tính hình thức; chưa thực sự đổi mới về nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức học tập, bồi dưỡng nên chưa thực sự gây hứng thú và tạo ra ý thức chủ động, sáng tạo của người học; chưa gắn bồi dưỡng GV với công tác đánh giá - khen thưởng, đề bạt... đối với
GV; các điều kiện phục vụ cho BDTX như tài liệu, kinh phí, cơ sở vật chất còn hạn chế. Cơng tác BDTX hiện nay gần như khốn trắng cho cơ sở, dẫn tới kém hiệu quả.
+ Công tác bồi dưỡng tại trường, tự bồi dưỡng của GV còn hạn chế, hiệu quả chưa cao, chưa đóng vai trị nịng cốt trong việc bồi dưỡng GV.
+ Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng chuẩn, bồi dưỡng về tin học, ngoại ngữ, bồi dưỡng các nội dung mới cho ĐNGV, nhà trường chưa có điều kiện chú trọng đúng mức. Chính vì vậy, tỉ lệ GV trên chuẩn và tỉ lệ GV sử dụng thành thạo tin học và ngoại ngữ của nhà trường còn rất thấp, không thể đáp ứng yêu cầu hội nhập với khu vực và quốc tế.
- Công tác đánh giá, sàng lọc ĐNGV cịn mang tính hình thức. Việc đánh giá GV hàng năm là để xếp loại, mang tính thi đua là chủ yếu chứ khơng phải nhằm mục đích phát triển năng lực nghề nghiệp cho mỗi GV. Tuy việc đánh giá, xếp loại GV có theo các tiêu chuẩn nhưng còn nặng về định tính, nhẹ về định lượng, do đó khó phân định được các mức độ, dễ dẫn đến tình trạng thiếu khách quan và thiếu chính xác.
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế
- Phần lớn ĐNGV là GV trẻ chiếm khoảng trên 50%, có sự nhiệt tình nhưng cịn thiếu kinh nghiệm trong giảng dạy và và giáo dục HS nên chất lượng và hiệu quả giáo dục chưa cao. Một số GV thiếu ý chí vươn lên, an phận, khơng muốn học tập nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, ngại đổi mới phương pháp dạy học, không biết sử dụng các trang thiết bị hiện đại và phần mềm trong giảng dạy nên phương pháp dạy học lạc hậu không cuốn hút được HS.
- Một số GV giỏi chỉ tập trung vào dạy thêm để tăng thu nhập kinh tế cho gia đình, khơng muốn học nâng cao trình độ trên chuẩn.
- Còn một bộ phận GV chưa nhận thức được đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng, mục tiêu của công tác bồi dưỡng, coi việc học tập bồi dưỡng là yêu cầu bắt buộc của các cấp QL chứ không phải là nhu cầu tự thân cần học tập để bổ sung, cập nhật kiến thức để nâng cao trình độ chuyên mơn nghiệp vụ.
nhưng với mục đích khi thành danh để thuyên chuyển đến nơi thu nhập tốt hơn.
Tiểu kết chương 2
Qua nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực trạng công tác phát triển đội ngũ GV trường Tiểu học Đền Lừ, các kết quả cho thấy:
Thực trạng ĐNGV của trường Tiểu học Đền Lừ có nhiều điểm mạnh: đảm bảo về số lượng, đảm bảo về cơ cấu và đảm bảo về trình độ đào tạo đây là những thuận lợi chính của ĐNGV của trường để thực hiện đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Tuy nhiên cơ cấu tổ chức tổ chuyên mơn chưa có nét mới cần thiết cho việc tổ chức các hoạt động phát triển chất lượng ĐNGV.
Thực trạng phát triển ĐNGV của trường cho thấy các hoạt động đều được đánh giá cao từ khâu quy hoạch phát triển đội ngũ đến việc lựa chọn, bố trí sử dụng GV, đào tạo bồi dưỡng GV, đánh giá kết quả lao động của GV, chế độ chính sách đãi ngộ và tạo môi trường phát triển. Tuy nhiên, cịn có những nét hạn chế trong việc định hướng đổi mới cơ chế tổ chuyên môn, khắc phục một số khâu trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho tổ trưởng chuyên môn cũng như một số yêu cầu mới về kĩ năng của GV thật sự tạo môi trường trải nghiệm và phát triển thế mạnh của ĐNGV của trường.
Những vấn đề trên là luận chứng thuyết phục cho việc xây dựng các biện pháp phát triển đội ngũ GV trường Tiểu học Đền Lừ có tính chiến lược đối với sự phát triển và nâng cao chất lượng của nhà trường.
CHƯƠNG 3
BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỀN LỪ QUẬN HOÀNG MAI, TP. HÀ NỘI THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI GIÁO DỤC