3.1.1. Tính hệ thống
Nguyên tắc này nhằm đảm bảo tính thống nhất trong cả hệ thống từ Ban giám hiệu đến các phòng khoa, các cá nhân trong tập thể. Thực hiện tốt nguyên tắc này là thực hiện tốt tính dân chủ trong nhà trường, nó góp phần tích cực vào cơng tác phát triển đội ngũ giáo viên.
3.1.2. Tính kế thừa và phát triển
Tính kế thừa là nguyên tắc nhằm phát huy tính truyền thống nhưng phải đảm bảo kế thừa những mặt mạnh, tính ưu việt trong cơng tác phát triển đội ngũ cán bộ giáo viên. Thực hiện nguyên tắc này cịn nhằm tránh những thay đổi tồn diện, đột ngột hay phủ nhận cái cũ, từ đó để tránh được sự mất ổn định trong tổ chức.
Phát triển là khuynh hướng vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, do mâu thuẫn trong bản thân sự vật gây ra. Phát triển là một khuynh hướng vận động tổng hợp của hệ thống sự vật, trong đó, sự vận động có thay đổi những quy định về chất (thay đổi kết cấu - tổ chức) của hệ thống sự vật theo khuynh hướng tiến bộ giữ vai trò chủ đạo; cịn sự vận động có thay đổi những quy định về chất của sự vật theo xu hướng thoái bộ và sự vận động chỉ có thay đổi những quy định về lượng của sự vật theo xu hướng ổn định giữ vai trò phụ đạo, cần thiết cho xu hướng chủ đạo trên;
Phát triển bền vững là một sự phát triển lành mạnh, trong đó sự phát triển của cá nhân này khơng làm thiệt hại đến lợi ích của cá nhân khác.
Nguyên tắc đảm bảo sự phát triển bền vững đòi hỏi những biện pháp đề ra phải có tác dụng giải quyết mâu thuẫn nội tại của đội ngũ GV, nhằm thúc
đẩy sự phát triển của đội GV các trường, khơng làm thiệt hại đến lợi ích của các thành viên trong nhà trường hay kìm hãm sự phát triển đi lên của nhà trường; đòi hỏi phát triển trên cơ sở kế thừa những yếu tố, những giá trị tích cực của quá khứ và hiện tại; không làm xáo trộn hệ thống và phù hợp với quy luật phát triển của hệ thống. Các biện pháp đưa ra phải hướng đến mục đích là nhằm phát huy những mặt mạnh của ĐNGV và công tác quản lý ĐNGV của nhà trường hiện nay để trên cơ sở đó mà xây dựng, bổ sung phát triển đội ngũ hoàn thiện hơn; khắc phục những tồn tại yếu kém trong công tác quản lý ĐNGV của nhà trường để xây dựng được ĐNGV theo hướng chuẩn hoá nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ của nhà trường trong giai đoạn mới.
3.1.3. Tính phù hợp
Xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên phải phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường, địa phương.
Nguyên tắc này yêu cầu người lãnh đạo không được áp đặt ý kiến chủ quan, phải từ tổng kết thực tiễn, cuộc sống mà đổi mới tư duy, nhanh nhạy phát hiện các vấn đề nảy sinh của thực tiễn để quản lý phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu mới.
Việc xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên phải dựa trên cơ sở thực tiễn đồng thời phải có dự báo, phân tích xu hướng phát triển để cơng tác này đạt được hiệu quả cao.
Các biện pháp đề ra phải có mối quan hệ biện chứng với nhau, có tác dụng hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau, không mâu thuẫn với nhau, phù hợp với khung lí luận và cơ sở thực tiễn đã được trình bày ở chương 1 và chương 2.
Phát triển đội ngũ GV trường tiểu học là một quá trình lâu dài, liên tục, bao gồm nhiều khâu, nhiều giai đoạn. Chính vì vậy, cần phải tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp để tác động đồng thời tới tất cả các khâu của cơng tác quản lý phát triển đội ngũ, có như vậy mới đem lại hiệu quả cao nhất.
3.1.4. Tính hiệu quả
trường ln phải tính đến nguyên tắc hiệu quả, đó là trong cơng tác tuyển dụng phải lựa chọn được đúng người, sử dụng đúng việc. Trong công tác đào, tạo bồi dưỡng hay quy hoạch phát triển phải tính đến hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài để xây dựng thành một chiến lược phát triển hợp lý. Nguyên tắc này áp dụng tư tưởng kinh tế vào phát triển đội ngũ cán bộ giáo viên nhằm thực hiện sao cho kết quả phải đạt cực đại.