1.6.1. Trình độ, năng lực quản lý của cán bộ quản lý trường tiểu học
Ngày nay, trong xu thế hội nhập, đổi mới và phát triển của sự nghiệp giáo dục, cán bộ quản lý trường phổ thơng nói chung và cán bộ quản lý trường tiểu học nói riêng càng phải thể hiện vai trò quan trọng, vừa là nhà lãnh đạo, vừa là nhà quản lý đơn vị nhà trường. Lãnh đạo để nhà trường ln có sự đổi mới và phát triển, quản lý để các hoạt động trong nhà trường có sự ổn định, đạt được mục tiêu xác định. Với vai trò là chủ thể quản lý nhà trường, người hiệu trưởng vừa là thủ trưởng (đôn đốc, kiểm tra giám sát), vừa là thủ lĩnh (liên kết đa nhân cách). Để hồn thành tốt vai trị này, người hiệu trưởng phải vừa nắm chắc các công cụ quản lý, vừa phải tích cực tu dưỡng và rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, tăng cường học tập, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; xây dựng văn hóa quản lý và văn hóa nhà trường, xây dựng nhà trường thành tổ chức biết học hỏi.
Trong thời kì hội nhập, người cán bộ quản lý phải đổi mới tư duy, lãnh đạo và quản lí các lĩnh vực hoạt động của nhà trường trong mơi trường có nhiều thay đổi, đổi mới cách suy nghĩ và hành động, biết phát huy và sử dụng những giá trị của mình và nhà trường cho sự phát triển nhà trường, nhằm đào tạo học sinh trở thành những chủ nhân mới của đất nước, biết thực hiện khát vọng đổi mới, vươn lên trong cuộc sống.
1.6.2. Trình độ chun mơn, nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ GV
Người giáo viên tiểu học có tầm quan trọng đặc biệt. Lao động của giáo viên tiểu học mang tính khoa học, tính nghệ thuật và địi hỏi sự cơng phu. Bởi thầy cô giáo tiểu học chính là trực quan gần gũi, sinh động và toàn diện để học sinh học tập và noi theo góp phần hồn thiện nhân cách của mình. Do đó người giáo viên tiểu học có vai trị rất quan trọng vì nó khẳng định và quyết định đến sự thành bại của sự nghiệp giáo dục. Các em có trở thành những con người mới hay khơng, có khả năng hịa nhập với kiến thức KHKT mới hay khơng?.. chính là nhờ vào sự nỗ lực của đội ngũ giáo viên có phẩm chất, có kiến thức văn hóa và trình độ chun mơn, nghiệp vụ. Như vậy nhiệm vụ đề ra cho đội ngũ giáo viên tiểu học là rất lớn lao và nặng nề. Nếu giáo viên yếu về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cũng như năng lực giảng dạy thì khơng nâng cao được chất lượng giảng dạy. Chính vì vậy yếu tố về trình độ, chun mơn nghiệp vụ cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển đội ngũ nhà giáo.
1.6.3. Môi trường và điều kiện lao động của đội ngũ GV
Môi trường và điều kiện lao động cũng ảnh hưởng tới phát triển đội ngũ giáo viên. Giáo viên có mơi trường và điều kiện làm việc tốt sẽ tạo động lực cho giáo viên yên tâm công tác, phát huy sở trường của bản thân. Trên thực tế hiện nay, các trường dân lập được xây dựng và giảng dạy theo tiêu chuẩn và mơ hình học tập của nước ngồi đã thu hút khá nhiều đội ngũ giáo viên từ trường công lập chuyển sang với lý do: Điều kiện làm việc tốt, chính sách ưu đãi hơn so với trường cơng lập. Chính vì vậy, các trường cơng lập hiện nay muốn thu hút được ĐNGV đặc biệt là đội ngũ giáo viên có năng lực thì phải quan tâm đến môi trường làm việc cũng như các chế độ chính sách hợp lý.
1.6.4. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong công tác phát triển đội ngũ nhà giáo
công tác cán bộ, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu phát triển của sự nghiệp cách mạng trong từng thời kỳ.
Ban bí thư TW Đảng đã ban hành Chỉ thị số 40 về xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục. Từ Chỉ thị này, ngày 11-1-2005 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 09/2005/QĐ- TTg phê duyệt Đề án Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục giai đoạn 2005-2010.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo cũng đã xác định “phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo” là khâu then chốt nhằm đạt mục tiêu đổi mới.
Việc quán triệt các chủ trường, đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước và được cụ thể hóa thành các chế độ chính sách hỗ trợ cho việc phát triển thì các chủ trương và chính sách về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL sẽ thực sự vừa là mục tiêu vừa là động lực để phát triển đội ngũ giáo viên nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Tiểu kết chương 1
Đội ngũ giáo viên trong nhà trường đóng vai trị quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nhà trường. Do đó, người CBQL cần phải nghiên cứu và vận dụng cơ sở lí luận vào thực tiễn để phát triển đội ngũ giáo viên “vừa hồng, vừa chuyên” đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo hiện nay.
Nội dung chương 1 đã đề cập đến các khái niệm cơ bản liên quan như giáo viên, đội ngũ GV, quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, biện pháp quản lý, phát triển nguồn nhân lực…. Đồng thời nêu những nội dung quản lý, yêu cầu và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển ĐNGV ở trường tiểu học. Thơng qua đó làm cơ sở phân tích thực trạng cơng tác phát triển đội ngũ giáo viên của trường Tiểu học Đền Lừ, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỀN LỪ, QUẬN HOÀNG MAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI GIÁO DỤC