Theo Liên hợp quốc: ”Nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiến
thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế, hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế-xã hội trong một cộng đồng”.
Nguồn nhân lực của đất nước nói chung, của cơ quan và ngay cả mỗi gia đình đều cần được phát triển. Phát triển nguồn nhân lực là các hoạt động đầu tư nhằm tạo ra nguồn nhân lực với số lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời đảm bảo sự phát triển của mỗi cá nhân.
Theo UNESCO, phát triển nguồn nhân lực là làm cho toàn bộ sự lành nghề của dân cư luôn luôn phù hợp trong mối quan hệ với sự phát triển của đất nước. Quan niệm này gắn phát triển nguồn nhân lực với phát triển sản xuất; do đó, phát triển nguồn nhân lực giới hạn trong phạm vi phát triển kỹ năng lao động và thích ứng với yêu cầu về việc làm.
Theo ILO (trích dẫn bởi Sriyan de Silva 1997), phát triển nguồn nhân lực là quá trình tăng lên của kiến thức, kỹ năng và năng lực của tất cả mọi người trong xã hội. Quan điểm này của ILO cho rằng, phát triển nguồn nhân lực không chỉ là sự chiếm lĩnh trình độ lành nghề bao gồm ngay cả vấn đề đào tạo nói chung, mà cịn là phát triển năng lực và sử dụng năng lực đó của con người để tiến tới có được việc làm hiệu quả, cũng như thỏa mãn nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân. Sự lành nghề được hồn thiện khơng chỉ nhờ q trình đào tạo, bồi dưỡng mà cịn cả sự tích lũy kinh nghiệm trong cuộc sống và làm việc của người lao động.
Trên thế giới có nhiều quan điểm về phát triển nguồn nhân lực, nhưng nhìn chung đều khá thống nhất với nhau:
- Theo quan điểm sử dụng năng lực con người của Tổ chức quốc tế về lao động, phát triển nguồn nhân lực bao hàm không chỉ sự gia tăng trình độ lành nghề mà bên cạnh sự phát triển năng lực cịn phải làm cho con người có được việc làm hiệu quả cũng như thỏa mãn nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân.
- Theo Swanson (1997), phát triển nguồn nhân lực là một quá trình phát triển và thúc đẩy sự tinh thông của con người qua việc phát triển tổ chức, đào tạo và phát triển nhân sự nhằm cải thiện năng suất.
- Theo McLean (2000), phát triển nguồn nhân lực là quá trình nhằm phát triển những kiến thức làm việc cơ bản, sự tinh thông, năng suất và sự hài lịng cần cho một đội nhóm hoặc cá nhân hoặc mang lại lợi ích cho một tổ chức, cộng đồng, quốc gia…
Nội dung phát triển nguồn nhân lực gồm: - Đảm bảo số lượng và cơ cấu phù hợp - Phát triển trình độ chun mơn kỹ thuật - Phát triển kỹ năng nghề nghiệp
- Nâng cao động lực của người lao động - Nâng cao sức khỏe cho người lao động
1.5. Phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp
1.5.1. Sự cần thiết phải phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp nghề nghiệp
Phát triển đội ngũ giáo viên mầm non luôn là vấn đề chiến lược mang yếu tố quyết định đến chất lượng giáo dục mầm non. Để phát triển giáo dục mầm non và hướng tới mục tiêu của cấp học theo Thông tư số 17 /2009/TT- BGDĐT (Ban hành chương trình giáo dục mầm non) thì địi hỏi phải có một đội ngũ nhà giáo tâm huyết, tận tụy và trách nhiệm, yêu nghề, yêu trẻ.
người hình thành, ni dưỡng và phát triển nhân cách cho trẻ. Kết luận Hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung Ương Ðảng khóa XI đã chỉ rõ, một trong những yêu cầu để bảo đảm thực hiện đổi mới hệ thống giáo dục là xây dựng đội ngũ nhà giáo. Và đặc biệt mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trị quan trọng trong hình thành và phát triển nhân cách học sinh, chính vì thế mà sự ảnh hưởng, tác động của giáo viên quan trọng hơn bao giờ hết.
Tuy nhiên trong những năm gần đây, thực trạng đội ngũ giáo viên mầm non còn rất nhiều bất cập, yếu kém: hầu hết các giáo viên đều đạt chuẩn nghề nghiệp, nhưng còn một bộ phận chưa đạt yêu cầu về năng lực chuyên môn, nhất là năng lực sư phạm. Ðội ngũ nhà giáo vừa thừa, vừa thiếu cục bộ; không đồng bộ về cơ cấu chuyên môn; các giáo viên còn làm việc dựa trên kinh nghiệm, tư duy bảo thủ, ngại học hỏi, bồi dưỡng, chưa thật sự đổi mới phương pháp, đổi mới đánh giá; chưa gắn kết hoạt động giảng dạy với thực tiễn đời sống; chưa tổ chức tốt các hoạt động dạy học, giáo dục. Bên cạnh đó, tồn tại một bộ phận giáo viên mầm non thiếu trách nhiệm và thiếu tâm huyết với nghề, có lối sống suy thối về đạo đức làm ảnh hưởng xấu tới uy tín của nhà giáo ...
Chính vì thế sự ra đời của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non có vai trị hết sức quan trọng, nó giúp cho giáo viên biết mình đang ở đâu và như thế nào so với quy chuẩn chung; giúp công tác quản lý và phát triển giáo viên của đội ngũ cán bộ quản lý thuận lợi và hiệu quả hơn. Như vậy, việc phát triển đội ngũ giáo viên mầm non đạt chuẩn nghề nghiệp là hết sức cần thiết và quan trọng đảm bảo cho đội ngũ giáo viên nâng cao chất lượng, đảm bảo số lượng và cơ cấu phục vụ cho sự nghiệp giáo dục mầm non.
1.5.2. Quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp chuẩn nghề nghiệp
phát triển đội ngũ đó để góp phần thực hiện các định hướng của huyện, Phịng GD&ĐT, của Hiệu trưởng các trường mầm non, phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, đồng thời làm nhiệm vụ điều khiển, điều chỉnh trong công tác quản lý, chỉ đạo của các cấp quản lý.
Việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch tốt sẽ giúp cho cán bộ quản lý các trường mầm non có sự chủ động và linh hoạt để tìm hướng đi và cách làm riêng để phát triển đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, ổn định và có chất lượng đáp ứng được yêu cầu thúc đẩy sự phát triển nhà trường. Đây là một hoạt động quan trọng, có vai trị chi phối đến hầu hết các hoạt động nhà trường, đảm bảo việc thực hiện mục tiêu giáo dục.
Để làm tốt công tác quy hoạch đội ngũ giáo viên mầm non trong nhà trường cần quán triệt sâu sắc những quan điểm của Đảng, của Nhà nước bảo đảm nguyên tắc tập thể, dân chủ bên cạnh việc phát huy trách nhiệm của người cán bộ quản lý nhà trường. Quy hoạch đội ngũ giáo viên phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trị, sứ mệnh nhà trường, trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng một cách tồn diện về đội ngũ giáo viên hiện có.
Khi xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên mầm non cần quán triệt quan điểm:
- Phát triển đội ngũ giáo viên mầm non vừa là mục tiêu, vừa là động lực để đảm bảo hoàn thành các mục tiêu giáo dục và phát triển nhà trường
- Phát triển đội ngũ giáo viên phải được xem là nhiệm vụ của mỗi cán bộ quản lý và của mỗi giáo viên.
Việc xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên mầm non phải được thực hiện một cách bài bản theo quy trình:
Bước 1: Phân tích điều kiện thực tế, xác định mục tiêu phát triển giáo viên trong thời gian xác định
Bước 2: Đánh giá thực trạng đội ngũ; Bước 3: Quy hoạch phát triển đội ngũ;
Bước 4: Lập kế hoạch phát triển đội ngũ;
Và đặc biệt, để xây dựng tốt quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên mầm non trong nhà trường, thì trước hết cán bộ quản lý cần làm tốt công tác dự báo giáo dục. Đối với việc xây dựng phát triển đội ngũ giáo viên mầm non thì việc này giúp cho các nhà lãnh đạo, quản lý biết trước được xu thế, có kế hoạch, phương pháp tác động để đạt kết quả mong muốn trong việc phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo yêu cầu thực tiễn đòi hỏi.
Muốn dự báo chính xác để phát triển đội ngũ giáo viên mầm non cho từng năm, từng giai đoạn cụ thể lãnh đạo nhà trường cần tiến hành điều tra, phân tích một số vấn đề liên quan như:
+ Các yếu tố về kinh tế xã hội địa phương
+ Xác định quy mô dân số và khả năng thu hút học sinh của nhà trường, nắm vững quy định của Nhà nước về tỷ lệ số học sinh /giáo viên;
+ Dự tính được tải trọng chun mơn hay số giờ dạy/năm mà giáo viên phải đảm nhận;
+ Xác định cơ cấu độ tuổi, giới tính của đội ngũ giáo viên nhà trường để tính tỷ lệ hao hụt giáo viên qua từng năm, từng giai đoạn từ đó có kế hoạch cân đối, bổ sung, thay thế;
+ Đánh giá được năng lực, trình độ đội ngũ giáo viên trong giai đoạn hiện tại và vai trị, vị trí, u cầu về phẩm chất, năng lực của đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp trong giai đoạn phát triển tiếp theo của nhà trường ...
Nội dung quy hoạch phát triển giáo viên mầm non phải toàn diện nêu được nhiệm vụ trọng tâm, phản ánh mục tiêu quản lý nhà trường. Quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên phải do hiệu trưởng nhà trường soạn thảo và ban hành với sự tham gia thảo luận rộng rãi của tập thể cán bộ quản lý, giáo viên và các lực lượng giáo dục khác ngoài nhà trường.
các điều kiện thực hiện lộ trình đó. Định kỳ hằng năm phải tiến hành kiểm tra, đánh giá và rút kinh nghiệm trong công tác tổ chức thực hiện.
Quy hoạch, kế hoạch là sản phẩm của hoạt động quản lý, nó là kết quả của q trình tư duy, là cơng cụ quan trọng của người hiệu trưởng. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo viên là một phương pháp tiếp cận hợp lý để đạt mục tiêu đã định từ trước, hơn nữa đây là phương pháp tiếp cận không tách rời khỏi môi trường.
1.5.3. Tuyển chọn giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp
Tuyển chọn là một nội dung quan trọng trong công tác phát triển đội ngũ giáo viên mầm non. Thông qua hoạt động tuyển chọn này, giúp nhà trường tìm được những giáo viên có năng lực tốt, trình độ chun mơn cao, phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu chăm sóc, ni dưỡng trẻ.
Tuyển chọn giáo viên mầm non là hoạt động nhằm bổ sung giáo viên cho nhà trường, đây là một hoạt động hết sức quan trọng vì nó khơng chỉ đảm bảo đủ số lượng giáo viên mà cịn giúp nhà trường kiện tồn bộ máy để thực hiện chất lượng giáo dục mầm non.
Tuyển chọn giáo viên mầm non cần phải xuất phát từ một số yêu cầu: - Dựa vào sứ mệnh, tầm nhìn và nhiệm vụ của nhà trường;
- Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo viên của nhà trường trong một giai đoạn cụ thể.
- Căn cứ vào yêu cầu, vị trí việc làm và nhu cầu của nhà trường.
- Đảm bảo tính cơng tâm, khách quan, cần sử dụng nhiều hình thức để tuyển chọn như: thi tuyển, xét tuyển và các hình thức phỏng vấn nhằm đánh giá về kiến thức giao tiếp, hiểu biết xã hội, nguyện vọng, hướng phấn đấu của người dự tuyển.
Để thực hiện tốt công tác tuyển dụng giáo viên mầm non, đòi hỏi cán bộ tuyển dụng nắm vững mục tiêu, nội dung, yêu cầu và quy trình tuyển dụng.
Cần lập kế hoạch tuyển dụng cụ thể và xác định rõ vị trí việc làm, mơ tả cơng việc, đưa ra các yêu cầu xác đáng cho các vị trí cần tuyển dụng nhằm chọn được những giáo viên thực sự có năng lực.
Và việc tuyển chọn giáo viên mầm non cũng cần phải tuân thủ quy định nguyên tắc tuyển dụng viên chức từ Điều 21 Luật viên chức 2010:
- Bảo đảm tính cơng khai, minh bạch, khách quan, tuân thủ pháp luật trong tuyển dụng.
- Bảo đảm cạnh tranh công bằng, tuyển chọn được giáo viên đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm.
- Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập. - Thực hiện chính sách ưu tiên người có tài năng, người có cơng với cách mạng, người dân tộc thiểu số ...
Việc tổ chức tuyển chọn cần phải thành lập Hội đồng tuyển dụng hoặc bộ phận tổ chức cán bộ để triển khai theo đúng quy trình. Tuyển chọn giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp đòi hỏi các trường phải căn cứ vào các yêu cầu, tiêu chuẩn của giáo viên mầm non theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non để thực hiện tuyển chọn có hiệu quả.
1.5.4. Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp
Công tác đào tạo, bồi dưỡng để giúp cho đội ngũ giáo viên nâng cao năng lực chun mơn, nghiệp vụ, có kỹ năng giải quyết các vấn đề trong thực tiễn giảng dạy là yêu cầu cấp thiết. Đào tạo chủ yếu là hình thành năng lực nghề nghiệp ban đầu, bồi dưỡng được thực hiện thường xuyên, liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của người học, được cấp chứng chỉ sau khi kiểm tra đạt được những yêu cầu theo chuẩn nghề nghiệp.
Việc xác định nội dung, chương trình, hình thức, thời gian đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên mầm non phải căn cứ vào chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, công việc thực tế.
bồi dưỡng giáo viên nói riêng thì cán bộ quản lý phải xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng hợp lý, bám sát mục tiêu đặt ra và trên cơ sở các tiêu chí mà chuẩn nghề nghiệp đã quy định. Nội dung bồi dưỡng xây dựng phải bám sát mục tiêu, phù hợp với sự hình thành và phát triển kỹ năng nghề nghiệp của giáo viên, đảm bảo tỷ lệ giữa lý thuyết và thực hành phải cân đối. Như vậy việc xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng giúp cho nhà quản lý biết được những nội dung sẽ triển khai trong quá trình bồi dưỡng? trình tự thực hiện các hoạt động được sắp xếp thế nào? đã phù hợp chưa? có khả thi và có giúp đạt mục tiêu khơng? Có đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non không?
Các trường cần xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đồng thời cần tạo điều kiện để giáo viên thuận lợi trong việc tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chun mơn, nghiệp vụ. Xây dựng mơi trường tự học, tự nghiên cứu cho đội ngũ giáo viên một cách rộng rãi trong nhà trường.
Quá trình đào tạo, bồi dưỡng này nên được thực hiện thường xuyên với sự đa dạng hóa các nội dung và hình thức thực hiện đảm bảo sự phát triển mạnh về chất lượng giáo viên mầm non. Cơng tác đào tạo, bồi dưỡng có thể thực hiện theo các hình thức chính quy hoặc khơng chính quy, tập trung dài hạn hay ngắn hạn, tự bồi dưỡng ...
Các nguyên tắc cơ bản khi tổ chức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp là:
- Đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và nhu cầu phát triển giáo viên của nhà trường; Bảo đảm tất cả cán bộ quản lý và giáo viên đều được tham gia bồi dưỡng.
- Bồi dưỡng có trọng tâm, tập trung vào các vấn đề mới, những khó khăn mà thực tiễn hoạt động của giáo viên gặp phải; bảo đảm tính kế thừa,