Tăng cường các chế độ, chính sách đãi ngộ cho đội ngũ giáo viên mầm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên các trường mầm non trên địa bàn thanh sơn, tỉnh phú thọ theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 95 - 98)

3.2. Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường mầm non trên địa

3.2.5. Tăng cường các chế độ, chính sách đãi ngộ cho đội ngũ giáo viên mầm

mầm non

3.2.5.1. Mục tiêu biện pháp

Thực hiện biện pháp này sẽ tạo động lực để phát triển giáo viên, góp phần giúp giáo viên phấn khởi, tự giác, trách nhiệm hoàn thành mọi nhiệm vụ giáo dục giúp nhà trường phát triển bền vững. Mặt khác, việc đảm bảo cho đội ngũ giáo viên mầm non được hưởng các chế độ, chính sách đầy đủ; có các điều kiện làm việc tốt nhất và được sự quan tâm về vật chất lẫn tinh thần, để giúp cho đội ngũ giáo viên an tâm công tác, phát huy hết khả năng của mình để phục vụ sự nghiệp giáo dục.

3.2.5.2. Nội dung và cách thực hiện

- Thực hiện các chế độ, chính sách đối với giáo viên, yêu cầu nhà trường cần quan tâm, chăm lo đời sống vật chất tinh thần tạo môi trường việc làm thuận lợi cho đội ngũ giáo viên và chú trọng vào các nội dung sau:

+ Nâng cao mức thu nhập, mức sống của đội ngũ giáo viên. + Giáo viên được hưởng đúng, đủ các chính sách đãi ngộ.

+ Được tạo điều kiện để phát huy khả năng của bản thân trong các hoạt động giáo dục.

+ Được trang bị một cách hệ thống, đầy đủ các điều kiện cơ bản.

+ Được bảo đảm quyền công bằng dân chủ, hoạt động trong bầu khơng khí đồn kết nhân ái.

trương, chính sách, đãi ngộ, những văn bản quy định mới đối với giáo viên để họ nắm bắt kịp thời và thực hiện tốt các quy định đó; đồng thời biết được những lợi ích, cũng như trách nhiệm của bản thân trong hoạt động giáo dục.

- Ban giám hiệu nhà trường nghiên cứu vận dụng đúng đắn, sáng tạo các chủ trương, chính sách và chế độ, đãi ngộ đối với giáo viên vào tình hình thực tiễn.

- Xây dựng các tiêu chí đánh giá để đo được khối lượng công việc của giáo viên, từ đó có sự khen thưởng, xử phạt cơng bằng:

+ Các tiêu chí đánh giá đảm bảo tính phù hợp, tin cậy, thực tiễn ... + Một số phương pháp đánh giá để đo được khối lượng công việc của GV: phương pháp chấm điểm, phương pháp phỏng vấn, phương pháp so sánh cặp, phương pháp xếp hạng luân phiên, phương pháp định lượng ...

+ Thu thập thông tin về kết quả hồn thành cơng việc của giáo viên: Quan sát và kiểm tra kế hoạch làm việc của giáo viên; Theo dõi việc thực hiện quy chế chuyên môn, nội quy, kỷ luật của giáo viên; Phỏng vấn, tham khảo ý kiến của tổ trưởng chuyên môn, đồng nghiệp và phụ huynh; Ghi lại những sự kiện quan trọng về giáo viên ...

+ Dựa trên những tiêu chí đối chiếu kết quả thực hiện của giáo viên với bản tiêu chuẩn công việc để đánh giá mức độ hồn thành cơng việc; Thái độ làm việc của giáo viên; Kỹ năng làm việc; Triển vọng phát triển giáo viên trong tương lai.

- Đánh giá công bằng, khách quan năng lực của đội ngũ giáo viên để có chế độ thưởng, phạt cơng bằng. Có chính sách khuyến khích giáo viên tham gia học tập, bồi dưỡng trình độ sau đại học. Đảm bảo việc tuyên dương, khen thưởng kịp thời, đúng người. Thường xuyên động viên, khích lệ, cũng như tạo động lực cho đội ngũ giáo viên.

- Thực hiện trả lương, thanh tốn chế độ cơng tác phí, làm thêm giờ, kiêm nhiệm, nghỉ hè, nghỉ phép ... đúng thời hạn, đầy đủ. Thực hiện tốt chế

độ thăm quan, nghỉ dưỡng khám chữa bệnh cho giáo viên. Có chế độ trợ cấp đối với những cán bộ, giáo viên có hồn cảnh đặc biệt khó khăn. Kịp thời tổ chức thăm hỏi những gia đình giáo viên ốm đau, tai nạn ...

- Đảm bảo chế độ học tập, công tác cho đội ngũ giáo viên trường mầm non, chính sách đãi ngộ hợp lý, thỏa đáng để họ được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng cả về lý luận nghiệp vụ, lý luận chính trị, trình độ chun mơn nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ.

- Xây dựng và thực hiện chính sách, chế độ phụ cấp cho đội ngũ giáo viên mầm non và cơ chế chính sách đó khơng ngừng được hoàn thiện theo hướng khắc phục những bất cập hiện có, tạo điều kiện cho giáo viên an tâm công tác, tâm huyết với nghề.

- Tăng cường đầu tư CSVC, trang thiết bị dạy học là tạo môi trường làm việc và cơ hội cho đội ngũ giáo viên phát huy tối đa năng lực của bản thân. Phối kết hợp với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, Ban đại diện cha mẹ học sinh và các tổ chức khác nhằm tăng cường các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, giao lưu cho đội ngũ giáo viên ...

- Cán bộ quản lý nhà trường xây dựng một môi trường sư phạm lành mạnh, đoàn kết, tương thân tương ái. Xây dựng văn hóa nhà trường, tạo được một khối thống nhất, toàn vẹn giữa các lực lượng nhà trường - gia đình - xã hội trong các hoạt động giáo dục trong nhà trường hướng tới mục tiêu chung.

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện

- Có đầy đủ văn bản, quy định ... về chế độ, chính sách cho đội ngũ giáo viên một cách cụ thể và rõ ràng.

- Tổ chức thực hiện hiệu quả quyền dân chủ, công khai trong nhà trường.

- Có sự quan tâm, đồng thuận của các cấp quản lý giáo dục, chính quyền địa phương và tồn thể cán bộ, giáo viên vào mục tiêu chung về phát triển đội ngũ giáo viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên các trường mầm non trên địa bàn thanh sơn, tỉnh phú thọ theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)