3.2. Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường mầm non trên địa
3.2.4. Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực trình độ cho
đội ngũ giáo viên mầm non
3.2.4.1. Mục tiêu biện pháp
Đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp đảm bảo cho mọi giáo viên có trình độ, năng lực, phẩm chất và kỹ năng sư phạm tốt nhất phục vụ cho sự nghiệp giáo dục, có tầm nhìn và hiểu biết sâu sắc đáp ứng chuẩn nghề nghiệp; giúp nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm, tích cực, chủ động tham gia vào hoạt động.
Biện pháp này bảo đảm cho đội ngũ giáo viên mầm non được chuẩn hóa về chun mơn, nghiệp vụ, có đủ năng lực tham gia vào quá trình đổi mới đào tạo, thích ứng với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, khoa học công nghệ, theo kịp với sự phát triển xã hội và góp phần thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
3.2.4.2. Nội dung và cách thực hiện
Nội dung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mầm non phải bao gồm: lý luận chính trị, kiến thức chuyên mơn nghiệp vụ, trình độ tay nghề, kỹ năng sư phạm, phương pháp nghiên cứu khoa học, kỹ năng tin học, ngoại ngữ, khả năng tự học, tự bồi dưỡng ... Hay nội dung bồi dưỡng bám sát các tiêu chuẩn của giáo viên trong chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.
Nhà trường khuyến khích đội ngũ giáo viên tích cực tham gia nghiên cứu khoa học, viết các sáng kiến kinh nghiệm giáo dục ... nhằm đề xuất những cách làm mới, có giá trị hay biện pháp để khắc phục những hạn chế, khó khăn của các hoạt động giáo dục trong nhà trường hiện nay. Tổ chức nhiều buổi sinh hoạt, giao lưu, trao đổi để mọi người có cơ hội trị chuyện, chia sẻ kinh nghiệm bản thân. Tạo điều kiện để giáo viên được học tập, bồi dưỡng, có mơi trường để tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ. Tổ chức những buổi tham quan thực tế ở những trường mầm non trong và ngoài huyện đã thực hiện các hoạt động giáo dục có hiệu quả để mọi người mở mang tầm nhìn, học hỏi và rút bài học kinh nghiệm cho bản thân.
Các hình thức để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mầm non tiến hành đa dạng: thông qua các buổi tập huấn; lớp đào tạo, bồi dưỡng; tự học; tham gia các hội thi, hội diễn, giáo viên dạy giỏi; thông qua sinh hoạt chuyên môn ...
- Xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của giáo viên trong nhà trường
Đào tạo, bồi dưỡng gắn liền với việc sử dụng giáo viên (đào tạo, bồi dưỡng giáo viên theo vị trí việc làm) tránh đào tạo, bồi dưỡng không đúng hoặc sai mục đích. Xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng là một khâu quan trọng để tránh lãng phí trong đào tạo. Để xác định được nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng thì làm tốt quá trình điều tra tổng thể, đánh giá được thực trạng đội ngũ giáo viên.
- Xây dựng kế hoạch để đào tạo, bồi dưỡng theo nhu cầu:
Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng gắn với quy hoạch phát triển giáo viên, xuất phát từ quy hoạch. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cần rõ ràng, cụ thể, đo lường được, đảm bảo tính khả thi trong điều kiện nhà trường và có thời hạn hồn thành. Kế hoạch xác định rõ mục tiêu, nội dung, công việc, biện pháp thực hiện, các lực lượng tham gia, điều kiện hỗ trợ, thời gian hoàn thành và trách nhiệm cụ thể ...
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non
Nội dung, chương trình bồi dưỡng phải cập nhật, bổ sung thường xuyên đảm bảo phù hợp với thực tế và xu hướng đổi mới, phát triển giáo dục.
Khi triển khai kế hoạch đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động. Cần làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá thường xuyên để có những điều chỉnh, tác động phù hợp.
Kết thúc đào tạo, bồi dưỡng yêu cầu học viên làm bài thu hoạch để đánh giá sự tiếp thu, kết quả học tập của học viên.
- Đánh giá quá trình đào tạo, bồi dưỡng
Là hoạt động để xem quá trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên có đạt mục tiêu đề ra khơng? nội dung, chương trình có phù hợp khơng? học viên áp dụng được gì sau khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng? ... Thu thập các thông tin về: đánh giá phản ứng của người học về nội dung, chương trình, về giảng viên, cách tổ chức … đánh giá kết quả học tập thông qua những bài kiểm tra, bài thu hoạch để biết học viên đạt được gì từ đào tạo, bồi dưỡng làm căn cứ và rút kinh nghiệm cho hoạt động sau này.
Nhà trường khuyến khích giáo viên tự học, tự bồi dưỡng, sẵn sàng chia sẻ, luôn cầu thị tiến bộ, thường xuyên trao đổi với đồng nghiệp; tạo ra một mơi trường giáo dục nhà trường tích cực. Tạo điều kiện để những cán bộ, giáo viên được tham gia bồi dưỡng có thời gian truyền đạt, giảng dạy lại cho những cán bộ, giáo viên chưa được bồi dưỡng để đảm bảo cho toàn thể mọi người đều nắm bắt, hiểu biết và thực hiện hiệu quả công việc.
3.2.4.3. Điều kiện thực hiện
- Địi hỏi có đầy đủ tài chính, cơ sở vật chất, tài liệu ...
- Xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ giáo viên cốt cán trong đào tạo, bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp
- Nhà trường tạo mọi điều kiện, sắp xếp công việc tại trường để giáo viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng yên tâm tham gia học tập.