Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên các trường mầm non trên địa bàn thanh sơn, tỉnh phú thọ theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 102)

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm

Nhằm thu thập thơng tin đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường mầm non huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo chuẩn nghề nghiệp đã đề xuất, trên cơ sở đó giúp tác giả điều chỉnh các biện pháp chưa phù hợp và khẳng định thêm độ tin cậy của các biện pháp được nhiều người đánh giá cao.

3.4.2. Nội dung khảo nghiệm

Tiến hành khảo nghiệm 6 biện pháp mà tác giả đã đề xuất trong luận văn theo 2 nội dung cơ bản:

- Khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường mầm non huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo chuẩn nghề nghiệp.

- Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường mầm non huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo chuẩn nghề nghiệp.

3.4.3. Đối tượng và phương pháp khảo nghiệm 3.4.3.1. Đối tượng tham gia khảo nghiệm 3.4.3.1. Đối tượng tham gia khảo nghiệm

Gồm 119 người, trong đó gồm 15 cán bộ quản lý và 104 GV của 5 trường mầm non huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Cụ thể:

Bảng 3. 1. Thống kê khách thể tham gia khảo nghiệm

Trƣờng Tổng số Tỉ lệ khảo nghiệm CBQL GV CBQL GV SL % SL % Trường mầm non Cự Đồng 3 31 3 100 22 70,9 Trường mầm non Cự Thắng 3 35 3 100 22 62,8

Trường mầm non Thục Luyện 3 30 3 100 21 70,0

Trường mầm non Thắng Sơn 3 25 3 100 19 76,0

Trường mầm non Tất Thắng 3 27 3 100 20 74,1

3.4.3.2. Phương pháp khảo nghiệm

Sử dụng phiếu khảo sát để đánh giá tính cần thiết, khả thi.

3.4.4. Kết quả khảo nghiệm

3.4.4.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết

Bảng 3. 2. Tính cần thiết của các biện pháp phát triển giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp

S T T Biện pháp Tính cần thiết Điểm TB Thứ bậc Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Khơng cần thiết SL % SL % SL % SL % 1 Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, GV và xã hội về tầm quan trọng của phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp

102 85,7 17 14,3 0 0,0 0 0,0 3,86 2

2 Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên các trường mầm non theo chuẩn nghề nghiệp

89 74,8 22 18,5 8 6,7 0 0,0 3,68 6

3 Tổ chức thực hiện hoạt động tuyển chọn, sử dụng đội ngũ giáo viên mầm non hợp lý

96 80,7 20 16,8 3 2,5 0 0,0 3,78 4

4 Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực trình độ cho đội ngũ giáo viên mầm non

110 92,4 9 7,6 0 0,0 0 0,0 3,88 1

5 Tăng cường các chế

cho đội ngũ giáo viên mầm non

6 Kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp

92 77,3 20 16,8 7 5,9 0 0,0 3,71 5

Trung bình 3,79

Hình 3. 1. Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp phát triển giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp

3,55 3,6 3,65 3,7 3,75 3,8 3,85 3,9 BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 BP6 Điểm TB

Qua bảng số liệu và hình vẽ trên, có thể dễ dàng nhận thấy 6 biện pháp mà tác giả đề xuất đều được mọi người đánh giá cao về tính cần thiết (điểm trung bình X = 3,79 (Min=1; Max=4) thực hiện trong các trường mầm non huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ để nâng cao chất lượng và phát triển đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp.

Hai biện pháp được đánh giá cao nhất là biện pháp 4: “Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực trình độ cho đội ngũ giáo viên mầm non” và biện pháp 1: “Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và xã hội về tầm quan trọng của phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp” với điểm trung bình lần lượt là X = 3,88 (Min=1; Max=4) và X = 3,86 (Min=1; Max=4). Như vậy, mọi người cho rằng để mọi

hoạt động giáo dục trong nhà trường được hiệu quả và thành cơng thì nhận thức là điều hết sức quan trọng, nó tác động, ảnh hưởng lớn tới thái độ, hành động của mọi người (85,7% rất cần thiết; 14,3% cần thiết). Chỉ khi có nhận thức đầy đủ, đúng đắn đối với hoạt động thì mọi người mới ý thức, tự giác và trách nhiệm để tham gia. Bên cạnh đó, việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên cũng là nhiệm vụ mà các trường mầm non phải thực hiện thường xuyên và đầu tư hiệu quả để họ có đủ trình độ, năng lực và kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng cho yêu cầu của công việc. Chất lượng của giáo viên sẽ quyết định trực tiếp đến chất lượng giáo dục, chăm sóc và ni dạy trẻ.

Đối với 4 biện pháp còn lại cũng nhận được đánh giá cao với điểm trung bình là X = 3,68 (Min=1; Max=4) “Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên các trường mầm non theo chuẩn nghề nghiệp”; điểm trung bình là X = 3,78 (Min=1; Max=4) “Tổ chức thực hiện các hoạt động tuyển chọn, sử dụng đội ngũ giáo viên mầm non hợp lý”; điểm trung bình là X = 3,81 (Min=1; Max=4) “Tăng cường các chế độ, chính sách đãi ngộ cho đội ngũ giáo viên mầm non”; điểm trung bình là X = 3,71 (Min=1; Max=4) “Kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp”. Từ việc xây dựng quy hoạch phát triển giáo viên theo từng giai đoạn, tuyển chọn, sử dụng giáo viên hay công tác kiểm tra đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp cho đến tăng cường các chế độ, chính sách đãi ngộ ... tạo thành những tác động quản lý hệ thống, giúp cho giáo viên thêm động lực, cố gắng trong hoạt động và đều rất cần thiết để góp phần phát triển giáo viên mầm non.

3.4.4.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi

Bảng 3. 3. Tính khả thi của các biện pháp phát triển giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp S T T Biện pháp (BP) Tính khả thi Điểm TB Thứ bậc Rất khả

thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi SL % SL % SL % SL %

1 Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, GV và xã hội về tầm quan trọng của phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp

74 62,2 32 26,9 13 10,9 0 0,0 3,51 2

2 Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên các trường mầm non theo chuẩn nghề nghiệp 66 55,5 35 29,4 18 15,1 0 0,0 3,40 3 3 Tổ chức thực hiện các hoạt động tuyển chọn, sử dụng đội ngũ giáo viên mầm non hợp lý 64 53,8 33 27,7 22 18,5 0 0,0 3,35 6

4 Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực trình độ cho đội ngũ giáo viên mầm non

84 70,6 28 23,5 7 5,9 0 0,0 3,65 1

5 Tăng cường các chế độ, chính sách đãi ngộ cho đội ngũ giáo viên mầm non

71 59,6 24 20,2 24 20,2 0 0,0 3,39 5

6 Kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp

69 58,0 32 26,9 18 15,1 0 0,0 3,40 3

Hình 3. 2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp phát triển giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp

3,2 3,25 3,3 3,35 3,4 3,45 3,5 3,55 3,6 3,65 BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 BP6 Điểm TB

Cũng giống như tính cần thiết, các biện pháp phát triển giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp cũng được đánh giá cao với điểm trung bình X = 3,45 (Min=1; Max=4) về tính khả thi, thực hiện trong điều kiện hiện nay tại các trường mầm non huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.

Biện pháp 4 ”Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực trình độ cho đội ngũ giáo viên mầm non” tiếp tục được đánh giá cao nhất trong 6 biện pháp về tính khả thi với điểm trung bình X = 3,65 (Min=1; Max=4). Trong những năm trở lại đây, đội ngũ GV các trường mầm non không ngừng nâng cao chất lượng, trình độ chuyên môn và nhận được sự quan tâm của Nhà trường, của các cấp quản lý giáo dục.

Với 5 biện pháp còn lại cũng nhận được sự đánh giá cao về tính khả thi, đều có điểm trung bình X > 3,35 (Min=1; Max=4). Thứ bậc khả thi lần lượt: Biện pháp 1, Biện pháp 2, Biện pháp 6, Biện pháp 5, Biện pháp 3.

Với điều kiện thực trạng hiện tại của các trường mầm non huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ, để thực hiện triển khai có hiệu quả các biện pháp trên thì cán bộ quản lý các trường tiến hành xem xét, nghiên cứu và áp dụng một cách hợp lý, kịp thời nhất.

Kết luận chƣơng 3

Từ quá trình nghiên cứu hệ thống lý luận, khảo sát và phân tích thực trạng, tác giả đã tiến hành đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ GV các trường mầm non huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo chuẩn nghề nghiệp dựa trên các nguyên tắc cơ bản: đảm bảo tính thực tiễn, đảm bảo tính khả thi và đảm bảo tính kế thừa.

Từ những nguyên tắc trên, tác giả luận văn đã xây dựng được 6 biện pháp quản lý có mối quan hệ mật thiết và biện chứng lẫn nhau để tạo thành một hệ thống toàn vẹn tác động giúp đội ngũ giáo viên mầm non phát triển đáp ứng chuẩn nghề nghiệp:

- Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và xã hội về tầm quan trọng của phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp

- Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên các trường mầm non theo chuẩn nghề nghiệp

- Tổ chức thực hiện các hoạt động tuyển chọn, sử dụng đội ngũ giáo viên mầm non hợp lý

- Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực trình độ cho đội ngũ giáo viên mầm non

- Tăng cường các chế độ, chính sách đãi ngộ cho đội ngũ giáo viên mầm non

- Kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp Qua quá trình khảo sát tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất, tác giả nhận được đồng thuận cao từ cán bộ quản lý, giáo viên các trường mầm non. Và để áp dụng phù hợp các biện pháp mang lại hiệu quả cao, đòi hỏi các trường mầm non huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ tiến hành đồng bộ và hỗ trợ nhau cả về mặt nhận thức, công tác tổ chức, cơ sở vật chất, tài chính và những quan điểm chỉ đạo, điều hành của các cấp quản lý và sự tự thân vận động của chính mỗi giáo viên để đạt hiệu quả cao nhất.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Giáo dục mầm non có vị trí đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ, chính vì vậy, mà đội ngũ giáo viên mầm non luôn được xem là lực lượng cốt cán của sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo, là nhân tố có vai trị quyết định chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, là lực lượng chủ yếu để thực hiện các mục tiêu của giáo dục mầm non. Chính vì vậy cơng tác phát triển đội ngũ giáo viên mầm non phải được nhìn nhận một cách nghiêm túc, khách quan và quan tâm một cách thỏa đáng từ xã hội.

Nhận thức được điều đó, luận văn đã khái quát, hệ thống hóa được những cơ sở lý luận liên quan đến phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp một cách hệ thống từ quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, cho đến việc kiểm tra, đánh giá, cơ chế chính sách đối với giáo viên. Bên cạnh đó, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác phát triển giáo viên cũng được nghiên cứu và trình bày cụ thể: nhận thức, môi trường giáo dục, năng lực và phong cách quản lý, hệ thống các văn bản ...

Đồng thời tác giả đã tiến hành nghiên cứu, khảo sát và đánh giá được thực trạng đội ngũ giáo viên, cũng như công tác phát triển đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ theo chuẩn nghề nghiệp. Luận văn đi sâu phân tích, đánh giá những kết quả đạt được, mặt cịn tồn tại; tìm ra những thuận lợi, khó khăn, thời cơ, thách thức để hạn chế, khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh giúp cho đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn phát triển đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng và cơ cấu. Tác giả thấy rằng đại đa số giáo viên mầm non trên địa bàn đều có nhận thức đúng đắn, tích cực, có trách nhiệm, ý thức cao trong các hoạt động giáo dục; các trường đã xây dựng được quy hoạch phát triển giáo viên theo từng giai đoạn; đã triển khai thực hiện các chính sách đãi ngộ cho giáo viên kịp thời, hợp lý tạo sự an tâm và động lực làm việc cho giáo viên; xây dựng và trang bị tương đối đầy

đủ hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ cho công tác của giáo viên ... Tuy nhiên, hiện nay ở các trường mầm non huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ vẫn còn thiếu sự chủ động, quyết đoán của cán bộ quản lý nhà trường trong các hoạt động phát triển giáo viên; các nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng giáo viên vẫn còn chưa đa dạng, chậm cập nhật và bổ sung theo yêu cầu đổi mới; việc kiểm tra, đánh giá giáo viên vẫn chưa có hệ thống và thiếu sự minh bạch; quá trình sắp xếp, sử dụng giáo viên vẫn còn những trường hợp chưa tính đến nguyện vọng cá nhân hay năng lực chuyên môn ...

Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận, tìm hiểu thực trạng trên, tác giả đã đề xuất 6 biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác phát triển đội ngũ giáo viên mầm non ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ như sau:

- Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và xã hội về tầm quan trọng của phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp

- Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên các trường mầm non theo chuẩn nghề nghiệp

- Tổ chức thực hiện các hoạt động tuyển chọn, sử dụng đội ngũ giáo viên mầm non hợp lý

- Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực trình độ cho đội ngũ giáo viên mầm non

- Tăng cường các chế độ, chính sách đãi ngộ cho đội ngũ giáo viên mầm non

- Kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp Các biện pháp mà tác giả đề xuất có mối quan hệ biện chứng và tương hỗ lẫn nhau trong quá trình thực hiện. Đồng thời, các biện pháp trên nhận được sự đồng tình và đánh giá cao của cán bộ quản lý, giáo viên về tính khả thi và cần thiết trong việc nâng cao chất lượng công tác phát triển giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp trên địa bàn trong thời gian tới. Như vậy, gác giả đã giải quyết được các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

- Phối hợp thường xuyên và hiệu quả với các Đoàn thể, ban ngành địa phương trong quá trình xây dựng và phát triển trường mầm non, cũng như đội ngũ giáo viên trên địa bàn huyện.

- Chỉ đạo thực hiện rà soát và phân loại giáo viên để từ đó có kế hoạch tuyển chọn, bồi dưỡng giáo viên phù hợp với từng trường. Nghiên cứu, xây dựng, ban hành và thực hiện hiệu quả các chính sách, chế độ riêng cho giáo viên mầm non nhằm khuyến khích và tạo động lực.

- Tăng cường cơng tác thanh kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên mầm non để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng phù hợp.

- Tổ chức sơ kết, rút kinh nghiệm hàng năm về công tác phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp để có những điều chỉnh kịp thời phù hợp. Tổ chức các buổi trao đổi, toạ đàm cho cán bộ quản lý các trường mầm non về việc xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp.

- Tăng cường ngân sách, vận động, kêu gọi q trình xã hội hóa giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên các trường mầm non trên địa bàn thanh sơn, tỉnh phú thọ theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)