Kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên các trường mầm non trên địa bàn thanh sơn, tỉnh phú thọ theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 98 - 100)

3.2. Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường mầm non trên địa

3.2.6. Kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề

3.2.6.1. Mục tiêu biện pháp

Kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp sẽ giúp cho nhà trường thấy được phẩm chất, năng lực, khả năng thực hiện nhiệm vụ; đồng thời xác định mặt mạnh, mặt yếu về năng lực nghề nghiệp, hiệu quả làm việc trong điều kiện cụ thể của nhà trường giúp giáo viên mầm non tự đánh giá bản thân, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện, phấn đấu nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức và lối sống lành mạnh, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; là cơ sở để giúp cán bộ quản lý có những quyết định đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và thực hiện hiệu quả các chế độ, chính sách đối với giáo viên mầm non.

3.2.6.2. Nội dung và cách thực hiện

- Kiểm tra, đánh giá giáo viên bám sát Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non để xác định các nội dung, cũng như để xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí kiểm tra một cách phù hợp, khả thi.

Các hình thức:

+ Kiểm tra: đột xuất, định kỳ, kế hoạch, chọn lọc, toàn bộ ...

+ Đánh giá: Bên cạnh đánh giá từ nhà trường, thì đẩy mạnh các hoạt động đánh giá từ đồng nghiệp, từ phụ huynh học sinh và tự đánh giá của bản thân giáo viên.

- Cán bộ quản lý nhà trường kiểm tra việc xây dựng và thực hiện kế hoạch cá nhân của mỗi giáo viên đầu năm.

- Tiến hành bố trí, sắp xếp những cá nhân có đủ năng lực thực hiện công tác kiểm tra; Phân cơng đúng người đúng việc, đảm bảo cơng bằng, bình đẳng. Đồng thời cân đối thời gian, chuẩn bị và tạo điều kiện đầy đủ về các nguồn lực.

- Nhà trường tiến hành tập huấn, bồi dưỡng về công tác kiểm tra, đánh giá: nội dung, hình thức, phương pháp, nguyên tắc kiểm tra, đánh giá … cho

các lực lượng đảm nhận công tác. Thường xuyên cập nhật, bổ sung các tài liệu, báo cáo, sách báo về công tác kiểm tra đánh giá cho lực lượng kiểm tra.

- Đầu năm nhà trường xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá hoạt động của giáo viên; thành lập ban kiểm tra bao gồm những cán bộ quản lý, giáo viên có trình độ hiểu biết, có trách nhiệm cao. Các thành viên ban kiểm tra hiểu rõ được trách nhiệm, vai trị của mình và nhận thức tốt đối với hoạt động phát triển giáo viên ở nhà trường.

- Thiết lập quy trình kiểm tra thiết thực, phù hợp. Vận dụng có hiệu quả các văn bản, chỉ đạo về công tác kiểm tra, đánh giá của ngành, địa phương có liên quan.

- Thường xuyên dự giờ, thao giảng để đánh giá việc thực hiện chương trình, hiệu quả giáo dục, chăm sóc trẻ của giáo viên. Kiểm tra quá trình dự giờ thăm lớp rút kinh nghiệm giờ dạy giáo viên, xếp loại giờ dạy.

- Sau mỗi đợt kiểm tra, đánh giá đưa ra kết luận cơng khai. Kết luận phải chính xác, minh bạch và dựa trên cơ sở khoa học và các số liệu xuất phát từ điều tra trước đó.

- Đưa ra các quyết định quản lý kịp thời khi cần thiết để điều chỉnh, tác động đến hoạt động đảm bảo cho phát triển giáo viên mầm non thực hiện có hiệu quả.

- Nhà trường lập hồ sơ theo dõi quá trình phát triển của giáo viên trong nhà trường và đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của giáo viên.

- Đánh giá giáo viên theo trình tự sau:

Bước 1: Giáo viên tự đánh giá, xếp loại cá nhân

Bước 2: Tổ chuyên môn tiến hành đánh giá, xếp loại GV thông qua họp tổ chuyên môn và phiếu tự đánh giá của GV.

Bước 3: Nhà trường đánh giá, xếp loại GV

cơng đồn, chi đồn, các tổ trưởng hoặc khối trưởng chuyên môn để tiến hành đánh giá, xếp loại GV.

- Tiến hành kiểm tra, đánh giá đảm bảo công khai, minh bạch, dân chủ. Hoạt động kiểm tra tiết kiệm, hiệu quả, khơng được cản trở hoạt động bình thường của đối tượng được kiểm tra.

- Kịp thời biểu dương những cá nhân điển hình thực hiện tốt các nhiệm vụ trong công tác kiểm tra, đánh giá; Đồng thời xử lý nghiêm minh, khiển trách kịp thời, đúng người đúng tội những cá nhân, tổ chức vi phạm.

3.2.6.3. Điều kiện thực hiện

- Đội ngũ làm cơng tác kiểm tra có năng lực tốt, uy tín và làm việc với tinh thần trách nhiệm cao.

- Hệ thống các tiêu chuẩn, tiêu chí kiểm tra, đánh giá cơng bằng, chính xác và phù hợp trong điều kiện nhà trường hiện nay. Đảm bảo mọi giáo viên đều nắm bắt được các tiêu chuẩn, tiêu chí đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên các trường mầm non trên địa bàn thanh sơn, tỉnh phú thọ theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)