Khái quát về huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên các trường mầm non trên địa bàn thanh sơn, tỉnh phú thọ theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 47 - 51)

2.1.1. Tình hình Kinh tế xã hội

Huyện Thanh Sơn nằm ở vùng tiếp giáp giữa miền núi và đồng bằng Bắc Bộ thuộc tỉnh Phú Thọ cách thành phố Việt Trì 35 km và cách thủ đơ Hà Nội khoảng 80 km về phía Tây Bắc. Tồn huyện có 16 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Mường (trên 48%), dân tộc Kinh (51,7%) còn lại là các dân tộc khác: Dao, Tày, Nùng, Cao Lan … Huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ có tồn bộ 23 xã, thị trấn. Bao gồm: 01 thị trấn (Thị trấn Thanh Sơn); 22 Xã (Sơn Hùng, Giáp Lai, Thạch Khoán, Địch Quả, Thục Luyện, Võ Miếu, Văn Miếu, Khả Cửu, Đông Cửu, Thượng Cửu, Tân Minh, Tân Lập, Cự Thắng, Cự Đồng, Thắng Sơn, Tất Thắng, Hương Cần, Lương Nha, Tinh Nhuệ, Yên Lương, Yên Lãng, Yên Sơn).

Thanh Sơn có những điểm du lịch như: hồ Tam Thắng, đình Thạch Khốn, đình Cả, đình Tế (Tất Thắng); đình Lương Nha, đình Lưa, đình Võ Trong ...

Tỷ trọng Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản 40,2%; Dịch vụ 36,2 %; Công nghiệp - xây dựng 23,6%. Công tác quản lý, sử dụng tài nguyên đất đai và bảo vệ môi trường tiếp tục được chú trọng. Lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng có nhiều khởi sắc, nhất là hệ thống cầu, đường giao thông như: Cầu qua sông Bần xã Võ Miếu; đường giao thông liên huyện Thanh Thủy - Thanh Sơn; hệ thống đường giao thông nơng thơn được bê tơng hóa …

Cùng với đó, Thanh Sơn đẩy mạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, tích cực chủ động phối hợp với các sở, ngành, tranh thủ sự giúp đỡ của Tỉnh

và Trung ương để thu hút tối đa các nguồn lực đầu tư một số cơng trình trọng điểm; từng bước đầu tư xây dựng mới và cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất cho các trường học, các thiết chế văn hoá trên địa bàn …; lồng ghép các nguồn vốn đầu tư cho chương trình xây dựng nơng thơn mới, vì vậy, hạ tầng kinh tế kỹ thuật nông thôn được cải thiện rõ rệt. Các ngành dịch vụ tiếp tục được đầu tư mở rộng và phát triển, cung ứng đầy đủ, kịp thời các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân.

Sự nghiệp giáo dục đào tạo có nhiều khởi sắc, tồn huyện hiện có 51 trường học đạt chuẩn Quốc gia, trong đó nhiều trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2; 7/23 xã, thị trấn đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế; 86% hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, 84,9% khu dân cư đạt tiêu chuẩn khu dân cư văn hóa, 100% khu dân cư có nhà văn hóa.

Trong bối cảnh cịn nhiều khó khăn, thách thức, song với tinh thần quyết tâm cao và phát huy truyền thống đoàn kết, lao động cần cù sáng tạo, huyện Thanh Sơn đã huy động và sử dụng tốt nhất mọi nguồn lực, kinh tế - xã hội của huyện tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng trên tất cả các lĩnh vực, tạo nền tảng vững chắc hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu mà Đại hội Đảng bộ huyện Thanh Sơn lần thứ XXV nhiệm kỳ 2015 - 2020 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 đã đề ra. Trong thời gian tới Thanh Sơn sẽ có những bước chuyển mình mạnh mẽ, đột phá, phấn đấu hồn thành thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng, xây dựng huyện Thanh Sơn ngày càng phát triển.

2.1.1. Tình hình Giáo dục và Đào tạo

Trên địa bàn huyện có 82 cơ sở giáo dục, gồm: 25 trường Mầm non, 27 trường Tiểu học, 25 trường trung học cơ sở, 03 trường trung học phổ thông, 01 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, 01 Trường Trung cấp Nghề dân tộc nội trú Phú Thọ. Cơ sở vật chất trường học được tăng cường, có 95% phịng học kiên cố, tăng 12% so với năm 2015. Từ năm 2016

đến nay đã đầu tư xây mới 203 phòng học kiên cố và 15 nhà điều hành, đáp ứng từng bước nhu cầu dạy và học của các đơn vị trên địa bàn huyện.

Hình 2. 1. Số trường đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu (giai đoạn 2016-2020): Số trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia đạt 55/80 = 69% (vượt 3 trường so với kế hoạch đề ra).

Tồn huyện có 2576 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và người lao động (trong đó cán bộ quản lý 207, giáo viên 2241, nhân viên 128) cơ bản đảm bảo số lượng giáo viên theo quy định mỗi cấp học; 100% cán bộ quản lý, giáo viên có trình độ đào tạo đạt chuẩn trở lên, trong đó có trên 71,5% đạt trên chuẩn; chất lượng giáo dục tồn diện chuyển biến tích cực, tỷ lệ học sinh lên lớp hàng năm ở các cấp học đạt trên 99%; học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông đạt trên 99%.

Quy mô lớp, học sinh đã được điều chỉnh hợp lý, phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế địa phương; giảm thiểu tối đa các điểm lẻ, lớp cắm bản, phòng học tạm, học nhờ. Hiện tại, tồn huyện có 1170 phịng học kiên cố. Chất lượng giáo dục toàn diện được củng cố, chất lượng các cuộc thi học sinh giỏi có tiến bộ; chất lượng thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông đã có sự chuyển biến tích cực; chất lượng khảo sát học sinh lớp 9 được nâng cao;

việc đánh giá, xếp loại cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh chặt chẽ, đúng quy định, đảm bảo khách quan, cơng bằng, chính xác.

Hệ thống giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông được phát triển với quy mô ổn định, hợp lý đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân địa phương. Cơ sở vật chất trường học ngày càng được xây dựng, trang bị và hoàn thiện. Kỷ cương, nền nếp hoạt động của các nhà trường được giữ vững.

 Giáo dục mầm non huyện Thanh Sơn

Tồn huyện có 25 trường mầm non; 372 nhóm, lớp với 10.048 trẻ, trong đó: trẻ trong độ tuổi nhà trẻ ra nhóm, lớp là 1.670 trẻ (đạt 25,2%); trẻ mẫu giáo ra lớp 8.378 (đạt 98,2%); trẻ 5 tuổi ra lớp 3.069 (đạt 100%). So với cùng kỳ tăng 03 nhóm lớp và 148 trẻ. Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi.

Chỉ đạo các trường thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ, chú trọng công tác chăm sóc sức khỏe, phịng ngừa, ngăn chặn các bệnh truyền nhiễm; thực hiện nuôi dưỡng trẻ đảm bảo đủ chế độ dinh dưỡng và quy trình bảo quản, chế biến thực phẩm an toàn, đúng quy định. Số trẻ ăn bán trú 7774/10048 trẻ, đạt tỷ lệ 77,36% (tăng 6,63% so với năm học trước). 100% các trường đã tổ chức khám sức khoẻ định kỳ, cân đo theo dõi sức khoẻ trẻ. số trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân: 414/10048, tỷ lệ là 4,12% (giảm so với cùng kỳ là 0,33%); số trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi: 527/10048, tỷ lệ 5,24% (giảm so với cùng kỳ là 0,09%).

Trong năm học 2017-2018 có 100% các trường đã thực hiện cơng tác tự đánh giá và có 02 trường được đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục đạt cấp độ 1 (trường mầm non Thục Luyện và trường mầm non Sơn Hùng).

Sự nghiệp GD&ĐT nói chung, giáo dục mầm non huyện nói riêng ln nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Sở GD&ĐT; của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc huyện; sự phối hợp tổ chức thực hiện của các phòng, ban, ngành, đoàn thể xã hội và các xã, thị trấn.

Chính trị, xã hội ổn định, an ninh được giữ vững; cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học được củng cố tăng cường; cán bộ, giáo viên được bố trí kịp thời, hợp lý; xã hội và nhân dân ngày càng quan tâm tới sự phát triển của sự nghiệp GD&ĐT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên các trường mầm non trên địa bàn thanh sơn, tỉnh phú thọ theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)