phủ và trồng xen với ngô trên đất dốc ở Việt Nam
Dự án “Hệ thống nông nghiệp miền núi” ở Chợ Đồn - Bắc Kạn do Trung tâm Hợp tác quốc tế nghiên cứu nông nghiệp phục vụ phát triển (CIRAD) tài trợ, đối tác là Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam )VASI). Dự án đi sâu vào nghiên cứu hiệu quả của các hệ thống canh tác khác nhau nhƣ che phủ bằng lớp phủ khô (các loại cỏ), lớp phủ sống (cây lạc dại, đậu mèo) và om đất. Kết quả cho thấy che phủ bằng đậu mèo cho năng suất ngơ cao nhất, trung bình 4,5 tấn/ha so với khơng che phủ là 3,12 tấn/ha.
Dự án “Hệ thống nông nghiệp miền núi” ở Văn Chấn – Yên Bái do CIRAD và IRRI tài trợ, đối tác là Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp miền núi phía Bắc (NOMARC/VASI). Dự án đi sâu vào nghiên cứu hiệu quả của các loại vật liệu che phủ khác nhau ở những mức độ phủ khác nhau. Kết quả cho thấy mỗi loại vật liệu che phủ khác nhau sẽ cho năng suất khác nhau: che phủ bằng cây cỏ lào và đậu mèo sẽ cho năng suất cao hơn so với các loại vật liệu che phủ khác. Mặt khác, ở những độ che phủ khác nhau cũng cho năng suất khác nhau: với mức phủ từ 5 – 7 tấn vật liệu che phủ trên 1 ha sẽ cho năng suất cao nhất. Nếu lƣợng vật liệu che phủ ít hơn hoặc cao hơn đều làm ảnh hƣởng đến năng suất cây trồng.
Dự án phát triển nông thôn Sơn La – Lai Châu do cộng đồng chung Châu Âu tài trợ, đối tác là Sở Nông nghiệp các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Lai Châu. Dự án đã đƣa ra các hệ thống canh tác sử dụng lớp vật liệu che phủ cho ngô nhƣ phủ bằng rơm rạ, phủ sống bằng cây đậu mèo, cây lạc dại và che phủ
ở các độ dốc khác nhau. Kết quả cho thấy sử dụng các loại vật liệu che phủ cho năng suất ngô cao và ổn định, chống xói mịn, giữ độ ẩm cho đất. Do vậy đã đƣợc ngƣời dân tiếp nhận với diện tích ngày càng mở rộng.
Chƣơng trình: “Nghiên cứu xây dựng hệ thống cây trồng bền vững trên đất dốc” do Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc (NOMAFSI) thực hiện tại các tỉnh Tây Nguyên. Chƣơng trình nghiên cứu đƣa ra các hệ thống cây trồng có sử dụng vật liệu che phủ trên đất dốc nhƣ cây cao su, cà phê, ngô. Kết quả cho thấy sử dụng vật liệu che phủ cho các loại cây này đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với không che phủ [7].
Chƣơng trình vùng cao “The upland program” đƣợc thực hiện từ năm 2000 đến 2012 tại huyện Yên Châu tỉnh Sơn La, phối hợp giữa Trƣờng Đại học Hohenhem của Đức với Trƣờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Một trong các hợp phần của dự án là nghiên cứu các biện pháp chống xói mịn trên đất dốc. Trong đó, các thử nghiệm về trồng xen và che phủ cho ngô nhƣ: che phủ bằng xác thực vật, trồng xen lạc dại, trồng xen băng cỏ, trồng xen đậu nho nhe. Kết quả cho thấy việc trồng xen với lạc dại, đậu nho nhe, che phủ làm tăng năng suất ngô. Trồng xen băng cỏ năng suất ngô thấp hơn nhƣng lại thu đƣợc một lƣợng sinh khối cỏ rất lớn làm thức ăn cho chăn ni trâu bị và cá.
Dự án “Cải thiện hệ thống canh tác và liên kết thị trƣờng nông sản vùng cao Tây Bắc – AGB2008/002” đƣợc thực hiện từ năm 2010 đến 2012 tại 2 tỉnh Sơn La và Lai Châu với sự tài trợ của tổ chức ACIAR. Một trong các nội dung của dự án đó là thử nghiệm các biện pháp canh tác ngô trên đất dốc nhƣ che phủ bằng xác thực vật, trồng xen đậu nho nhe, trồng xen lạc, trồng xen đậu tƣơng, trồng xen lạc dại. Sau 3 năm thử nghiệm cho thấy các thí nghiệm trồng xen và che phủ đều cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn đối chứng.