Sơn La là một tỉnh miền núi cao thuộc phía Tây Bắc Việt Nam có tọa độ địa lý 20039’ vĩ độ Bắc và 105011’÷ 103002’ kinh độ Đơng, giáp các tỉnh
Yên Bái, Lào Cai về phía Bắc, Phú Thọ, Hịa Bình về phía Đơng, Lai Châu, Điện Biên về phía Tây, tỉnh Thanh Hóa về phía Nam, và có 250 km đƣờng biên giới chung với nƣớc CHDCND Lào. Thị xã Sơn La cách thủ đô Hà Nội 300 km.
Sơn La có diện tích tự nhiên là 14.055 km2, chiếm 4,27% tổng diện tích cả nƣớc và đứng thứ 5 về diện tích trong số 64 tỉnh, thành phố cả nƣớc.
Với vị trí địa lý nhƣ vậy, Sơn La có một vị trí quan trọng cả về kinh tế, xã hội, an ninh và quốc phịng. Cùng với Hịa Bình, Điện Biên và Lai Châu, Sơn La còn đƣợc coi là mái nhà xanh của đồng bằng Bắc Bộ.
Về khí hậu: Khí hậu Sơn La đặc trƣng cận ôn đới, chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mƣa, mùa mƣa bắt đầu từ khoảng cuối tháng 4 đến hết tháng 10 dƣơng lịch, mùa khô bắt đầu từ cuối tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 21,40
C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 270 C, trung bình thấp nhất 160 C. Lƣợng mƣa trung bình hàng năm là 1200 - 1600 mm. Độ ẩm khơng khí trung bình là 81%. Số ngày có gió tây khơ nóng tăng lên: ở thị xã Sơn La là 4,3 ngày/năm và ở Yên Châu là 37,2 ngày/năm. Tuy nhiên, cao nguyên Mộc Châu và Nà Sản lại có khí hậu mát mẻ trong lành, thuận lợi cho cả nông nghiệp và du lịch. Nhìn chung, Sơn La là tỉnh khá khô hạn.
Về thổ nhƣỡng: Phấn lớn đất đai của tỉnh phát triển trên đá vơi, một số ít phát triển trên đá sa thạch và phiến thạch. Đặc điểm chung của thổ nhƣỡng đó là: Tầng đất khá dày, thấm nƣớc tốt, tỉ lệ đạm và lân trong đất tƣơng đối cao. Các loại đất chính của Sơn La là: Đất đỏ vàng phát triển trên các loại đá mẹ khác nhau, đất mùn phát triển ở các vùng núi phía Nam, Ngồi ra cịn có đất phù sa ven sông Mã, sông Đà. Nhìn chung đất Sơn La thuộc loại trung bình đến nặng, độ pH biến động: 5-6,5. Nhƣ vậy có thể thấy việc phát triển sản xuất ngơ ở Sơn La là khá phù hợp [8].