Đặc điểm khí hậu tại huyện Mộc Châu, Sơn La từ tháng 5 đến tháng 10 năm

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP TRỒNG XEN VÀ CHE PHỦ ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG NGÔ LVN145 TẠI MỘC CHÂU - SƠN LA - LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP (Trang 46 - 50)

4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đặc điểm khí hậu tại huyện Mộc Châu, Sơn La từ tháng 5 đến tháng 10 năm

10 năm 2012

Cây ngô cũng giống nhƣ các loại cây trồng nơng nghiệp khác trong suốt q trình sinh trƣởng phát triển ln chịu sự tác động của các yếu tố ngoại cảnh, tất cả các hoạt động sinh lý, sinh hoá của cây đều chịu sự chi phối và ảnh hƣởng trực tiếp của điều kiện ngoại cảnh. Đặc biệt, cây ngô là cây có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới nên ƣa khí hậu ấm áp và lƣợng mƣa nhiều.

Trong q trình tiến hành đề tài, chúng tơi đã tìm hiểu các yếu tố khí hậu thời tiết có ảnh hƣởng chặt đến sinh trƣởng, phát triển của các loại cây trồng tham gia thí nghiệm. Kết quả theo dõi khí hậu tại Mộc Châu, Sơn La năm 2012 đƣợc trình bày ở bảng 4.1:

Bảng 4.1. Đặc điểm thời tiết khí hậu trong thời gian thí nghiệm tại Mộc Châu, Sơn La

Chỉ tiêu Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Nhiệt độ trung

bình (0C)

23,6 23,9 23,4 22,8 21,3 20,2

Nhiệt độ tối cao

(0C) 28,5 27,8 27,7 27,4 25,6 24,7 Nhiệt độ tối thấp Nhiệt độ tối thấp (0C) 20,7 21,6 21,1 20,4 19,1 17,6 Tổng lƣợng mƣa (mm) 206,6 208,7 230,3 440,9 374,8 59 Tổng giờ nắng (giờ) 170,5 101,4 138,7 150,7 122,6 146,9 Độ ẩm trung bình (%) 83 83 87 88 89 88

4.1.1. Nhiệt độ

Cây ngơ có nguồn gốc nhiệt đới nên nhu cầu về nhiệt độ đƣợc thể hiện bằng tổng nhiệt độ cao hơn nhiều so với cây trồng khác. Theo Velecan (1956) để hoàn thành chu kỳ sống từ gieo đến chín, cây ngơ cần tổng nhiệt độ từ 1700 - 37000C, tuỳ thuộc vào giống. Theo Lƣu Trọng Nguyên (1965) nghiên cứu ngô ở Trung Quốc cho rằng tổng nhiệt độ cần thiết cho hoạt động của các giống ngơ chín sớm là 2000 - 22000C, các giống chín trung bình là 2300 - 26000C, các giống chín muộn là 2500 - 28000C. Nhu cầu về nhiệt độ của cây ngơ cịn thể hiện ở các giới hạn nhiệt độ tối cao, tối thấp và tối ƣu. Theo các nhà nghiên cứu của Trung tâm cải lƣơng giống ngơ và lúa mì Quốc tế (CIMMYT), ngô phát triển tốt trong khoảng nhiệt độ 24 - 300C, nếu nhiệt độ trên 380C sẽ ảnh hƣởng xấu tới quá trình sinh trƣởng phát triển của ngô, trƣờng hợp nhiệt độ tăng lên đạt 450C, hạt phấn và râu ngơ có thể bị chết. Nhiệt độ thấp ảnh hƣởng tới quá trình sinh trƣởng phát triển của ngô, đặc biệt là thời kỳ nảy mầm và ra hoa. Kulesov N.N (1955) và LaKusKin V.N (1953) cho rằng nhiệt độ thấp sinh học cho giai đọn nảy mầm hạt ngô từ 8 - 100C. Nhiều tác giả khác cho rằng, để hạt ngơ mọc bình thƣờng, nhiệt độ cần thiết tối thiểu là 12 - 140C, nhiệt độ ở 150

C bắt đầu ảnh hƣởng đến tung phấn, phun râu, thụ tinh...[ 16]. Kết quả theo dõi về nhiệt độ đƣợc chúng tơi trình bày tại đồ thị 4.1:

Kết quả ở bảng số liệu 4.1 và đồ thị 4.1 cho thấy: Nhiệt độ trong thời gian tiến hành thí nghiệm dao động từ 20,2 – 23.60C, nhiệt độ tối thấp là 17.6 oC và tối cao là 28.5 0

C, trong đó tháng 5, tháng 6 và tháng 7 có nhiệt độ khá ổn định, từ tháng 8 trở đi nhiệt độ bắt đầu giảm dần.

Căn cứ vào nhu cầu nhiệt độ của cây ngô chúng tôi thấy với mức nhiệt độ nhƣ trên cây ngô sinh trƣởng khá thuận lợi.

Hình 4.1: Diễn biến nhiệt độ vụ hè thu năm 2012

4.1.2. Lượng mưa

Trong cơ thể thực vật 70% khối lƣợng là nƣớc. Đối với cây Ngô nƣớc là nhân tố đặc biệt quan trọng, cây ngơ có nhu cầu về nƣớc rất lớn. Kieselbach (theo Wallace và Bresman) đã chỉ ra rằng tại Bang Nebrasca, một cây ngô phát triển, bốc hơi và thốt hơi nƣớc trong một ngày nóng từ 2 - 4 lít nƣớc. Trong q trình sinh trƣởng và phát triển cây ngơ đã hút và thoát hàng ngày 18 tấn nƣớc/ha hay khoảng 1.800 tấn nƣớc/ha cả giai đoạn, tƣơng đƣơng lƣợng mƣa khoảng 175 mm, Cũng theo tác giả này lƣợng nƣớc nó tiêu tốn cịn phụ thuộc vào sản lƣợng nó sinh ra để đạt 3.800 kg/ha cần một lƣợng nƣớc mƣa 287,5 mm, để đạt 6.300 kg/ha cần lƣợng mƣa 486 - 616 mm. [16]

Nhu cầu về nƣớc còn thay đổi tuỳ theo từng giai đoạn sinh trƣởng của cây ngô, theo Wolfe, 1927 (Shaw R.H. 1997) thời kỳ đầu hạt ngô cần hút một lƣợng nƣớc bằng 40 - 44% trọng lƣợng hạt ban dầu và hạt ngô mọc nhanh nhất khi ẩm độ đất đạt 80% sức chứa tối đa đồng ruộng, hạt không nảy mần khi ẩm độ đất bằng 10% sức chứa tối đa đồng ruộng, khi ẩm độ đất đạt 100% thì sự nảy mầm bị chậm do sự thiếu oxy.[16]

Theo Trần Hữu Miện (1987) ngô là cây trồng cạn khơng địi hỏi nhiều nƣớc, tuy nhiên để hoàn thành một chu kỳ sống, mỗi cây ngô cần khoảng 200 đến 220 lít nƣớc, ở thời kỳ đầu cây phát triển chậm, tích luỹ chất xanh cịn ít khơng cần nhiều nƣớc. Ở thời kỳ 7 - 13 lá, ngô cần 28 - 35 m3 nƣớc/ha/ngày. Thời kỳ xoãy nõn, trỗ cờ, phun râu cần 65 - 70 m3

nƣớc/ha/ngày.[16]

Tuy ngô là cây trồng cạn nhƣng nhu cầu về nƣớc của ngô là rất lớn và ngô cũng rất nhạy cảm với ẩm độ đất, đặc biệt là giai đoạn cây còn nhỏ khi điểm sinh trƣởng còn nằm dƣới mặt đất, giai đoạn này nếu ngập nƣớc 1 - 2 ngày ngơ có thể bị chết.[16]

Mùa mƣa tại Sơn La bắt đầu vào khoảng cuối tháng 4 đầu tháng 5 sau đó tăng dần và đạt đỉnh điểm vào khoảng tháng 7 tháng 8, từ tháng 8 trở đi lƣợng mƣa giảm dần và kết thúc mùa mƣa vào tháng 10 dƣơng lịch.

Kết quả theo dõi về lƣợng mƣa qua các tháng đƣợc trình bày tại hình 4.2:

Hình 4.2: Tổng lƣợng mƣa qua các tháng (mm)

Qua bảng 4.1 và hình 4.2 chúng tơi nhận thấy trong thời gian tiến hành thí nghiệm lƣợng mƣa biến động từ 59 – 440,9 mm. Trong đó lƣợng mƣa tháng 5 và tháng 6 tƣơng đối cao từ 206,6 – 208,7 mm, đây là thời điểm gieo

hạt nên tƣơng đối thuận lợi cho hạt nảy mầm. Đến tháng 7 và tháng 8 lƣợng mƣa tăng mạnh và đạt cực đại hoàn toàn phù hợp với giai đoạn phát triển của cây ngơ vì lúc này cây ngô đang phát triển mạnh, sinh khối lớn nên nhu cầu về lƣợng nƣớc cũng khá cao. Tháng 9 lƣợng mƣa đã bắt đầu giảm dần và đến tháng 10 thì lƣợng mƣa rất thấp, giai đoạn này cây ngơ đã kết thúc q trình chín, chuẩn bị thu hoạch, lƣợng mƣa thấp khơng cịn ảnh hƣởng đến sinh trƣởng phát triển của cây ngơ và cây trồng xen.

Nhìn chung lƣợng mƣa tƣơng đối thuận lợi cho các cây trồng tham gia thí nghiệm sinh trƣởng và phát triển.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP TRỒNG XEN VÀ CHE PHỦ ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG NGÔ LVN145 TẠI MỘC CHÂU - SƠN LA - LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)