4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.2.1. Các chỉ tiêu về sinh trưởng của ngô
4.2.1.1. Tỷ lệ nảy mầm
Bảng 4.2: Tỷ lệ nảy mầm của ngơ trên các cơng thức thí nghiệm tại Mộc Châu, Sơn La vụ hè thu 2012
Công thức Tỷ lệ nảy mầm (%) Đất bằng Độ dốc 25o Ngô – không phủ 86,3 80,8 Ngô – che phủ 87 82,8 Ngô, lạc – kp 89,3 82,9 Ngô, lạc - phủ 90 83
Ngô, đậu tƣơng – kp 90,8 83,4
Ngô, đậu tƣơng - phủ 92,7 83
Chỉ tiêu về tỷ lệ nảy mầm thể hiện phẩm chất, chất lƣợng của hạt giống. Thơng qua đó cũng thể hiện điều kiện ngoại cảnh: lƣợng mƣa, độ ẩm, nhiệt độ có phù hợp cho q trình nảy mầm của hạt hay không. Nếu tỷ lệ nảy mầm cao chứng tỏ hạt có sức nảy mầm tốt, điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm khi gieo thuận lợi và ngƣợc lại. Đây sẽ là tiền đề để đảm bảo mật độ, tạo điều kiện cho cây sinh trƣởng, phát triển đồng đều.
Qua bảng số liệu 4.2 ta thấy tỷ lệ nảy mầm của các công thức dao động từ 86,3 – 92,7% đối với thí nghiệm đất bằng và 80,8 – 83,4% đối với thí nghiệm đất dốc 250
. Trong đó hầu hết các cơng thức có che phủ và trồng xen thì tỷ lệ nảy mầm đều cao hơn đối chứng ở cả 2 thí nghiệm. Trong cùng 1 thí
nghiệm thì sự sai khác giữa các cơng thức không lớn. Nhƣ vậy rõ ràng việc che phủ và trồng xen giúp duy trì độ ẩm nên hạt nảy mầm tốt hơn. Tuy nhiên do thời điểm gieo trồng (trong tháng 6) đang ở đầu mùa mƣa, lƣợng mƣa lớn nên sự khác biệt giữa ô che phủ, trồng xen với ô đối chứng không nhiều.
Khi so sánh tỷ lệ nảy mầm của ngô ở mỗi công thức đƣợc trồng ở 2 thí nghiệm khác nhau (hai độ cao khác nhau) ta thấy tất cả các cơng thức ở thí nghiệm đất bằng có tỷ lệ nảy mầm cao hơn ở thí nghiệm đất dốc 250
. Do thí nghiệm bố trí ở đất bằng có độ ẩm cao hơn, hạt nảy mầm tốt hơn. Thí nghiệm bố trí ở độ dốc 25 độ, đây là độ dốc lớn, khả năng giữ nƣớc, giữ ẩm khi có mƣa kém nên hạt nảy mầm kém hơn.
Tuy nhiên, do đƣợc trồng cùng 1 giống ngô, gieo cùng thời điểm, cùng vào giai đoạn có mƣa nhiều nên độ ẩm tƣơng đối thuận lợi cho hạt nảy mầm, vì vậy sự khác biệt giữa các cơng thức và sự khác biệt giữa hai thí nghiệm khơng nhiều. Các giai đoạn sinh trƣởng, phát triển về sau, khi lƣợng mƣa giảm dần chúng ta sẽ có sự đánh giá rõ ràng hơn.
4.2.1.2. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng
Thí nghiệm sử dụng giống ngơ LVN145, đây là giống có thời gian sinh trƣởng tƣơng đối ngắn. Thời gian sinh trƣởng của ngô là một đặc điểm của giống, các biện pháp kỹ thuật chỉ có tác dụng làm tăng hoặc giảm thời gian sinh trƣởng trong phạm vi nhỏ, chứ không làm thay đổi một cách rõ rệt đƣợc. Thời gian sinh trƣởng và thời gian qua các giai đoạn sinh trƣởng của ngơ đƣợc trình bày tại bảng 4.3.
Kết quả ở bảng 4.3 cho thấy ngô sinh trƣởng tƣơng đối đồng đều trên các cơng thức. Trong đó, thí nghiệm ở đất bằng có thời gian từ khi trồng đến khi mọc là 5 ngày; từ khi trồng đến khi 3 – 4 lá là 10 ngày; từ khi trồng đến khi 7 – 9 lá là 29 ngày; từ khi trồng đến khi trỗ cờ là 58 ngày; từ khi trồng đến khi chín sinh lý là 104 ngày.
Thí nghiệm ở đất dốc 250: có thời gian từ khi trồng đến khi mọc là 5 ngày; từ khi trồng đến khi 3 – 4 lá dao động từ 10,3 – 11 ngày; từ khi trồng đến khi 7 – 9 lá dao động từ 29,3 – 30 ngày; từ khi trồng đến khi trỗ cờ dao động từ 58,3 – 59 ngày; từ khi trồng đến khi chín sinh lý là 104 ngày.
Bảng 4.3: Các giai đoạn sinh trƣởng, phát triển của giống ngơ thí nghiệm tại Mộc Châu, Sơn La vụ hè thu 2012
Công thức Thời gian từ khi trồng đến khi...(ngày)
Mọc 3 – 4 lá 7 – 9 lá Trỗ cờ Chín sinh lý Đất bằng Ngô – kp (ĐC) 5 10 29 58 104 Ngô – phủ 5 10 29 58 104 Ngô, lạc – kkông phủ 5 10 29 58 104 Ngô, lạc – phủ 5 10 29 58 104
Ngô, đậu tƣơng – kp 5 10 29 58 104
Ngô, đậu tƣơng - p 5 10 29 58 104
Đất dốc 250
Ngô – kp (ĐC) 5 11 30 59 104
Ngô – phủ 5 10,7 29,7 58,7 104
Ngô, lạc – kkông phủ 5 10,3 29,3 58,3 104
Ngô, lạc – phủ 5 10,7 29,7 58,7 104
Ngô, đậu tƣơng – kp 5 11 30 59 104
Ngô, đậu tƣơng - p 5 10,7 29,7 58,7 104
Nhƣ vậy ta thấy, đối với thí nghiệm ở đất bằng thì ngơ sinh trƣởng đồng đều ở các cơng cơng thức, khơng có sự chênh lệch về thời gian qua các
giai đoạn sinh trƣởng. Ở thí nghiệm này việc che phủ, trồng xen không làm ảnh hƣởng đến thời gian sinh trƣởng của giống ngô LVN145. Đối với thí nghiệm ở độ dốc 250
thời gian qua các giai đoạn sinh trƣởng của ngơ có sự khác nhau giữa các cơng thức, trong đó các cơng thức có trồng xen và che phủ thì thời gian qua các giai đoạn sinh trƣởng rút ngắn hơn so với đối chứng từ 0,3 – 1 ngày, điều này chứng tỏ che phủ và trồng xen cho ngơ có tác dụng duy trì độ ẩm, làm cho ngơ sinh trƣởng nhanh hơn, tuy nhiên sự chênh lệch này rất nhỏ và khơng có ý nghĩa.
Khi so sánh thời gian qua các giai đoạn sinh trƣởng của ngơ giữa 2 thí nghiệm thì ở giai đoạn đầu khơng có sự khác nhau, do ở đầu mùa mƣa nên độ ẩm tƣơng đối đồng đều. Các giai đoạn sinh trƣởng tiếp theo, khi lƣợng mƣa giảm dần, đất dốc giữ ẩm kém hơn nên vào môt số thời điểm hạn kéo dài làm chậm sinh trƣởng của ngô. Ở các công thức trồng xen và che phủ thì sự chênh lệnh giữa 2 thí nghiệm ít hơn (0,3 – 0,7 ngày), ở cơng thức đối chứng thì sự chênh lệnh cao hơn (1 ngày).
4.2.1.3. Chiều cao cây
Chiều cao cây là 1 chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sinh trƣởng của ngơ, là yếu tố có ảnh hƣởng đến năng suất vì liên quan đến số lá. Khi cây phát triển mạnh nó khơng chỉ làm nhiệm vụ nâng đỡ các bộ phận khác trên thân mà còn tạo điều kiện cho các bộ phận khác phát triển một cách tốt nhất, đó là sự phát triển của lá, bông cờ và bắp. Chiều cao cây là 1 đặc tính di truyền nó phụ thuộc vào giống, tuy nhiên nếu trong điều kiện ngoại cảnh, dinh dƣỡng và chăm sóc khác nhau thì chiều cao cây cũng thay đổi đáng kể. Vì vậy trong quá trình trồng trọt cần tạo mọi điều kiện về dinh dƣỡng, độ ẩm...cho cây phát triển tối ƣu về chiều cao.
Chúng tôi tiến hành theo dõi chiều cao cây ngô khi cây đƣợc 5-6 lá (tƣơng ứng với tuần thứ 4). Kết quả theo dõi chiều cao cây đƣợc trình bày ở bảng 4.4.
Bảng 4.4: : Đông thái tăng trƣởng chiều cao cây của giống ngơ thí nghiệm tại Mộc Châu, Sơn La vụ hè thu năm 2012
Công thức
Động thái và tốc độ tăng chiều cao cây sau mọc..... (cm)