Nạn nhân của chiến tranh

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ trong bộ ba tiểu thuyết Ngôi nhà đất của Pearl Buck (Trang 48 - 53)

CHƢƠNG 1 : PEARL BUCK – TÍNH NỮ CỦA VĂN HĨA ĐƠNG-TÂY

2.1.4.Nạn nhân của chiến tranh

2.1. Nhân vật nữ – những con ngƣời bất hạnh

2.1.4.Nạn nhân của chiến tranh

Đề tài chiến tranh là đề tài lớn xuyên suốt chặng đƣờng dài lịch sử văn học của nhiều nƣớc trên thế giới. Trong chiến tranh, ngƣời dân luôn là nạn nhân đầu

49

tiên và trực tiếp, là nạn nhân của đói rét, mất mát, đau thƣơng, chịu mọi sự đổ vỡ, tiêu điều. Và ngƣời phụ nữ là nạn nhân gián tiếp của chiến tranh, nhƣng lại chịu hậu quả trực tiếp của những cuộc chiến phi nghĩa ấy. Pearl Buck viết về nỗi đau chiến tranh nhìn từ góc độ của một ngƣời phụ nữ nên càng thấu hiểu và cảm thông sâu sắc tới họ những nạn nhân của chiến tranh.

Khơng khí chiến tranh tràn ngập trong Ngôi nhà đất ngay từ quyển đầu tiên

Đất lành đến những trang cuối cùng của quyển thứ ba Gia đình chia rẽ. Khơng

chỉ dừng lại ở đó, đến với một số tiểu thuyết khác của Pearl Buck, ngƣời đọc vẫn có thể bắt gặp nhiều mẫu chuyện, sự kiện về chiến tranh đã từng xảy ra trên đất nƣớc này. Nhƣng không giống những tác phẩm khác khi viết về chiến sự, những trang văn của Pearl Buck không nhằm ca ngợi những nhân vật anh hùng mà bà tập trung lột tả cuộc sống với những mất mát đau thƣơng của những con ngƣời hết sức bình thƣờng. Những đoạn văn của bà nhƣ những bức họa với màu xám chủ đạo mang không khi chết chóc của chiến tranh.

Giai đoạn từ năm 1899 đến năm 1901, Trung Quốc xuất hiện một tổ chức lấy tên là Nghĩa Hịa Đồn, cịn có tên gọi khác là Nghĩa Hịa Quyền. Đây là tổ chức bí mật của nơng dân lập ra với mục tiêu chống đế quốc, chống phong kiến vì phong kiến đã đầu hàng đế quốc. Vì cuồng nhiệt ái quốc, họ hạ sát các tín đồ Ki Tơ giáo ở khắp nơi (1900). Để tiêu diệt tổ chức này, Từ Hi đã khôn khéo xuống lệnh cho họ ra đánh liên quân tám nƣớc đang tiến đánh Bắc Kinh. Sau khi tiêu diệt tổ chức Nghĩa Hoà Đoàn, liên quân tám nƣớc tàn phá kinh đô, thẳng tay đàn áp, phá nhà cửa, giết chết rất nhiều dân chúng, tiến hành cƣớp bóc của cải. Trong tiểu thuyết Tình yêu và thù hận, Hi Tuấn đã thấy trên chiếc tàu chở hàng hóa về Nhật Bản có rất nhiều vật dụng thân quen của ngƣời dân Trung Quốc “một cái bàn giấy cũ thật to, một chiếc ghế

gỗ chạm, phần nhiều là giường, bàn, bếp lò ngoại, đàn piano, tranh ảnh, chăn, nệm, drap, tủ lạnh, thảm, mùng màn, nói tóm lại là các thứ trong gia đình người Trung Hoa khá giả” [24, 374]. Trong cuộc xâm lƣợc này, quân

50

đội Nhật Bản đã thẳng tay tàn sát những ngƣời dân hiền lành, vơ tội. Sau đó, họ vơ vét, lấy đi các tài sản có giá trị của nạn nhân. Điều đáng nói là họ thƣờng xuyên gửi về đất nƣớc của mình thóc gạo, cá, muối, các vật dụng. Không chỉ ở thành thị, họ tổ chức đánh phá khắp nơi, kể cả những làng mạc xa xôi “quân địch đã đến các làng xã để trưng thu tất cả, chẳng ai cịn được

gì. Nào gà, nào vịt, nào heo, nào bò, chúng lấy tất cả” [11, 36].

Không chỉ tự thân vận động khi chồng chinh chiến mà ngƣời phụ nữ trong Ngơi nhà đất cịn là nạn nhân của những cuộc xâm lƣợc, đời sống của họ chịu ảnh hƣởng nặng nề từ những cuộc nội chiến trong nƣớc, họ là đối tƣợng bị hãm hiếp, cƣớp bóc và cái chết ln rình rập trên đầu: “Bọn cướp

này chuyên môn đi đốt phá nhà cửa, bắt cóc, hãm hiếp đàn bà, con gái, hơm sau người nào cịn sống thì hóa điên, người nào chết xác bị đốt vàng như heo quay” [26, 281].

Ngƣời phụ nữ khơng chỉ chết vì bom rơi đạn lạc mà chết vì những hành vi tàn bạo khác mà quân lính Nhật Bản đã thực hiện trong khi chiếm đóng Trung Quốc, chúng đã thản nhiên hãm hiếp phụ nữ, thậm chí đó là những đứa trẻ, cụ bà, và nạn nhân có khi là cả những bé trai. Hành vi này thƣờng gây nên cái chết cho nạn nhân hoặc để lại sự khủng hoảng tâm lí trong suốt cuộc đời họ.

Pearl Buck đã viết về nỗi đau chiến tranh từ góc nhìn của một ngƣời phụ nữ từng chứng kiến và trải nghiệm bằng những năm tháng sống ở Trung Hoa. Từ góc nhìn ấy, Buck đã phản ánh bi kịch chiến tranh đè nặng lên đôi vai ngƣời phụ nữ theo một cách riêng. Không đi sâu vào miêu tả ngƣời phụ nữ trong chiến tranh nhƣng nỗi đau mà chiến tranh để lại hằn sâu theo năm tháng cuộc đời của họ. Khi một dân tộc có chiến tranh thì nỗi đau ấy đến với mọi ngƣời, mọi nhà nhƣng có lẽ nỗi đau da diết và lớn hơn cả là đối với ngƣời phụ nữ. Ngƣời mẹ, ngƣời vợ gánh trên đơi vai nặng trĩu của mình cả nỗi đau của lịch sử, gia đình và bản thân mình.

51

Ngƣời phụ nữ là đối tƣợng chịu nhiều mất mát đau thƣơng: Họ không chết vì tên bay đạn lạc thì cũng chết dần chết mòn theo tháng năm chờ chồng trở thành những quả phụ, trụ cột trong gia đình. Nếu ngƣời đàn ơng của họ đi chinh chiến may mắn trở về thì tuổi xn cũng đã phai tàn. Khơng chỉ chỉ là nạn nhân của những cuộc xâm lƣợc, đời sống của họ chịu ảnh hƣởng nặng nề từ những cuộc nội chiến trong nƣớc. Ngƣời đàn ơng trong gia đình có thể bị bắt đi lính mà khơng cần có sự đồng ý của họ. Và đàn bà thì vị võ ni con một mình: “những binh sĩ này sắp phải đi đánh trận ở một nơi nào đó. Họ

cần người khuân vác súng ống, đạn dược. Vì vậy, họ cưỡng bách những người lao động như anh để làm các cơng việc đó” [26, 114].

Thế giới đàn bà ấy bị đàn ông bỏ mặc phải tự giải quyết phải sống cuộc đời theo cách của riêng mình. Nhƣ hai ngƣời vợ của Vƣơng hổ tƣớng khi ông đi chinh phục mạn Đông – Nam cả một năm trời: “Hai cô vợ đang mong chờ ở

nhà” [27, 315], khi chàng về thì hai cơ đã sinh con và “chàng không bận tâm tha thiết yêu đương, say mê một người đàn bà nào, chàng đã được mãn nguyện có một đứa con trai” [27, 337]. Hai ngƣời vợ của Vƣơng hổ tƣớng chỉ là công cụ

đẻ. Suốt những năm tháng sống với họ, ơng khơng dành tình u thƣơng cho họ mà chỉ mong muốn hai bà sẽ sinh con trai cho ông. Hai ngƣời vợ của Vƣơng hổ tƣớng thuộc tầng lớp giàu sang mà còn phải chịu cảnh cơ đơn vị võ vậy những ngƣời phụ nữ bình dân cịn khổ cực nhƣờng nào.

Chiến tranh là đề tài đƣợc các nhà văn quan tâm không chỉ Pearl Buck mà Sơn Táp cũng viết về ngƣời phụ nữ trong chiến tranh với Thiếu nữ đánh cờ vây. Sơn Táp đã khái quát lại thời điểm lịch sử của cuộc kháng chiến chống quân Nhật của nhân dân Trung Hoa: Từ năm 1931, ba tỉnh vùng Đông Bắc Trung Quốc bị địch chiếm đóng, đến năm 1937 Nhật Bản phát động toàn diện cuộc chiến tranh xâm lƣợc Trung Quốc. Bối cảnh câu chuyện diễn ra tại quảng trƣờng Thiên Phong nho nhỏ, dƣới lùm cây tỏa bóng, hai nhân vật chính nam và nữ gặp nhau cạnh chiếc bàn đá có khắc sẵn bàn cờ. Nhân vật nam là một gián

52

điệp Nhật Bản, lạnh lùng tàn nhẫn mà si tình, nhân vật nữ là một cơ gái Trung Quốc mới mƣời sáu tuổi, thuần khiết mà không ngây thơ, thông minh chứ không tàn nhẫn. Một ván cờ vây, cũng đủ để đánh mất mình trong chốn mê cung tình cảm. Mỗi ván cờ bày ra, là một giấc mơ diệu kỳ, khép một ván cờ, ai nấy lại trở về với thực tại phũ phàng. Thế giới của kỳ thủ nam là doanh trại, là phạm nhân chiến tranh, là tù ngục và thuốc súng, còn thế giới của kỳ thủ nữ là một gia đình quý tộc đã sa sút, là đoàn thể thanh niên chống Nhật, là ba tỉnh vùng Đơng Bắc Trung Quốc đang rên siết dƣới gót giầy quân Nhật.

Và có biết bao nhiêu ngƣời phụ nữ bị hãm hiếp bởi những kẻ đi xâm lƣợc vô lƣơng tâm, bất nhân ấy: “Thiếu nữ giãy giụa vừa thét lên chói tai.

Hắn tát cô hai cái, kéo giầy và tụt quần cơ ra. Hắn tháo thắt lưng. Binh lính như bị mê hoặc quay thành vòng xung quanh” [31, 290].

Hai tác phẩm của hai tác giả mặc dù không cùng thời điểm nhƣng đã miêu tả lại đƣợc những gì chân thật nhất về hình ảnh ngƣời phụ nữ và nỗi đau mà chiến tranh để lại cho họ.

Viết về bi kịch chiến tranh trên đôi vai ngƣời phụ nữ. Pearl Buck muốn thể hiện sự chia sẻ, nỗi xót xa, thƣơng cảm chân thành với những nỗi đau và mất mát hi sinh của họ. Đồng thời lên án chiến tranh phi nghĩa bạo tàn. Chiến tranh trở thành nỗi ám ảnh với mọi thời đại chứ không chỉ riêng thời đại nào. Viết về nỗi đau chiến tranh với ngƣời ngƣời phụ nữ, Buck chân thành bởi vì bà viết bằng trái tim của một ngƣời đàn bà trải qua và chứng kiến bao đau thƣơng mất mát mà ngƣời phụ nữ phải chịu đựng.

Mặc dù là nạn nhân của xã hội phong kiến, của chế độ nam quyền, của cái đói và chiến tranh, nhƣng những nhân vật nữ trong bộ ba tiểu thuyết Ngôi

nhà đất của Pearl Buck vẫn hiện lên với những vẻ đẹp sáng ngời của tâm

hồn, của sự bền bỉ, của đức hi sinh và sự chịu đựng, nhẫn nhục vô bờ bến. Viết về vẻ đẹp trong tâm hồn của phụ nữ là một đề tài phổ biến trong văn học, vì ngƣời phụ nữ thƣờng đƣợc mặc định là vẻ đẹp của thế giới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

53

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ trong bộ ba tiểu thuyết Ngôi nhà đất của Pearl Buck (Trang 48 - 53)