CHƢƠNG 1 : PEARL BUCK – TÍNH NỮ CỦA VĂN HĨA ĐƠNG-TÂY
2.2. Vẻ đẹp của tâm hồn ngƣời phụ nữ
2.2.1. Vẻ đẹp của tình mẫu tử
Vẻ đẹp của tình mẫu tử thiêng liêng, cao cả từ xƣa đến nay vốn là một trong những nguồn cảm hứng bất tận cho thơ ca. Pearl Buck cũng là ngƣời mẹ nên khi viết về tình mẫu tử bà đã dành những trang trân trọng và tình cảm dạt dào sâu lắng nhất về tình cảm thiêng liêng này.
Nói đến ngƣời mẹ là đặt họ trong mối tƣơng quan với những đứa con. Những nhân vật nữ trong Ngôi nhà đất khi bị chồng ruồng bỏ theo ngƣời đàn bà khác thì niềm vui, niềm an ủi, tài sản cả cuộc đời lớn nhất của họ là những đứa con.
Ba thế hệ nhân vật nữ trong Ngôi nhà đất của Pearl Buck đều thể hiện
những thiên chức của ngƣời phụ nữ trong gia đình. Họ hạnh phúc khi đƣợc chăm lo cho chồng cho con. Đó là sức mạnh tiềm ẩn của tình yêu thƣơng trong trái tim của ngƣời phụ nữ. Với nhu cầu về sự chăm lo, vun vén, ngƣời mẹ ln giữ vai trị là trung tâm của gia đình. Hành động bảo vệ tổ ấm dƣờng nhƣ đã ăn sâu vào máu thịt và trở thành bản năng của tâm hồn nữ giới. Điều đó đƣợc bộc lộ qua những cử chỉ tràn đầy tình yêu thƣơng của ngƣời mẹ dành cho con. Đặc biệt vẻ đẹp của ngƣời phụ nữ đƣợc bộc lộ qua niềm vui đƣợc làm mẹ, tạo ra những con ngƣời từ “thiên chức” của mình. Những đứa con ra đời là niềm hạnh phúc lớn lao vô bờ bến của ngƣời mẹ. Và đây là công lao vĩ đại của ngƣời mẹ mà khơng có sự ngợi ca nào hay hơn, khơng có bản thuyết trình nào có sức thuyết phục hơn những trang văn miêu tả cử chỉ, hành động, trạng thái của ngƣời mẹ khi đau đẻ đã đƣợc Buck đặc tả trong sáng tác của mình: Một mình nàng tự xoay xở sinh con khi tình mẫu tử át cả những cơn
55
đau đẻ mà nàng gánh chịu: “Vương Long đứng ngoài cánh cửa liếp nghe
tiếng thở hì hạch, có vẻ nặng nhọc, đau đớn như con thú bị đánh hay chạy mệt” [26, 48]. “Tóc nàng cịn ướt nhoẹt, mồ hôi, hai mắt thâm quầng” [26,
50]. Để thể hiện nỗi đau sinh nở của ngƣời mẹ trong Một con người ra đời, M.Gorki miêu tả: Trong cơn đau miệng ngƣời sản phụ nhƣ “bè ra”, “méo xệch”, “đơi mơi tím bầm”, “khn mặt căng bự”… nỗi đau ngày càng tăng đến mức chị chỉ có bật lên những “tiếng rên khị khè”… [9 120].
Trong cuộc đời, mỗi con ngƣời có thể trải qua hàng trăm ngàn nỗi đau khác nhau nhƣng nỗi đau của ngƣời mẹ khi sinh nở thì khơng gì có thể sánh đƣợc, nỗi đau “thập tử nhất sinh”. Thế nhƣng khi đứa con ra đời thì mọi nỗi đau dƣờng nhƣ tan biến đi, đứa con ra đời là niềm vui, niềm hạnh phúc lớn lao của mẹ. Nhƣng cũng chính vì những cuộc vƣợt cạn mà sức khỏe của ngƣời phụ nữ bị ảnh hƣởng nặng nề. O-Lan trong sáu lần sinh nở nàng không cần sự trợ giúp của ai vì vậy mà sức khỏe ngày một xấu đi.
Khi cả khi đói kém nhất O-Lan vẫn phải đèo bồng trong mình một hài nhi và ni con bằng chính cốt nhục của mình. Trong hoàn cảnh mất mùa, đói kém khơng có gì ăn: “Vợ anh ngồi việc phải ni dưỡng cơ thể còn phải
tiếp dưỡng cái bào thai nằm trong bụng mỗi ngày mỗi lớn, nó phải bồi dưỡng bằng huyết nhục của mẹ nó” [26, 94].
Vƣơng Long nhìn vợ và ứa nƣớc mắt: “Nhìn mặt vợ, anh bùi ngùi, cảm
động thương quá, thương hơn thân mình. Tấm thân tiều tụy, đói khát kia lại còn đèo thêm một cái bào thai trong bụng” [26, 100].
Khi sắp trở dạ may mà có một ít hạt đỗ anh Chinh hàng xóm cho nên O- Lan vừa ăn vừa khóc thƣơng con: “Chị được ăn thế mà khổ tâm, các con
khơng được ăn, chị phải ăn một chút vì sắp trở dạ” [26, 101]. Ngƣời mẹ nào
cũng vậy thƣơng yêu và chăm lo cho con cái đến hơi thở cuối cùng. Từ bé O- Lan đã bị bán đi nên bà hiểu nỗi đau khổ của đứa con làm thân phận tơi địi nên bà đã dành hết tình yêu thƣơng cho con cái, ngay cả đến khi nhắm mắt
56
xuôi tay vẫn mong ƣớc con đƣợc hạnh phúc: “Mẹ chỉ mong được gặp con,
được nom thấy con lấy vợ, rồi mẹ sẽ chết” [26, 319].
Cũng nhƣ O-Lan chăm lo cho con cái đến phút lâm chung thì ở thế hệ thứ hai nhà họ Vƣơng, ngƣời mẹ của Ái Lan đã tâm sự với Vƣơng Nguyên: Thất vọng trƣớc sự hờ hững của chồng, bà lấy cớ tìm nơi cho Ái Lan học hành, cố gắng dìu dắt, trơng nom con và hi vong con thành tài để đỡ tủi thẹn vì sinh ra phận má đào: “Đời của mẹ, mẹ hy sinh cho Ái Lan. Trước mẹ hy vọng sau này lớn lên làm được thế kia, thế khác, họa sĩ, thi sĩ hay biết đâu còn hơn thế nữa nữ y khoa bác sĩ, như ơng ngoại nó ngày xưa, hay một thủ lĩnh phong trào bênh vực quyền lợi nữ giới” [28, 87].
Vƣơng Nguyên nhận thấy “cụ để ý từng ly, từng tí, rất chu đáo. Người mẹ nào cũng vậy”. Bà chăm lo cho Ái Lan: “Đêm đi chơi về mệt, ban ngày Ái Lan ngủ, mọi người đi lại rón rén, sẽ sàng để Ái Lan ngủ. Con đã đem cháo cho Ái Lan chưa? Con nấu cho nó ít cháo hay pha một cốc sữa để sẵn đêm về nó uống. Ái Lan thích hai viên ngọc trai để đính ở khăn chồng con lại bảo anh thợ kim hoàn đem hết hạt trai lại để mẹ chọn” [28, 337].
Pearl Buck bằng tình cảm chân thật của một ngƣời mẹ hiểu đƣợc lịng mẹ dành cho con thật lớn lao vơ kể. Cũng viết về ngƣời mẹ và tình mẫu tử có rất nhiều nhà văn Việt Nam đã ca ngợi vẻ đẹp ấy: Từ một chị Dậu trong Tắt
đèn của Ngơ Tất Tố, đã vì cảnh khốn cùng bởi sƣu cao, thuế nặng của bọn
thực dân phong kiến… mà phải đem đứa con rứt ruột đẻ ra bán cho Nghị Quế trong đau thƣơng thắt lịng; đến hình bóng ngƣời mẹ trong Thời thơ ấu; và
ngƣời mẹ trong Cửa biển của nhà văn Nguyên Hồng dù đã khuất nhƣng vẫn luôn là chỗ dựa tinh thần, sƣởi ấm cho những đứa con yêu thƣơng khi lâm nạn. Đó cịn là hình ảnh bà cụ Tứ trong Vợ nhặt của Kim Lân – một ngƣời
mẹ nghèo khổ, giàu lòng nhân hậu, giàu lòng tin yêu vào cuộc sống… đã mừng mừng… tủi tủi… và chấp nhận cho con trai mình giữa ngày đói nhặt một ngƣời phụ nữ rách rƣới, nghèo khổ về làm vợ; hình ảnh ngƣời đàn bà
57
trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu: đã chấp nhận những
trận đòn roi tàn bạo của ngƣời chồng vũ phu và tuyệt đối khơng chịu ly hơn cũng chỉ vì cuộc sống của những đứa con… Tất cả những ngƣời mẹ ấy dù ở hoàn cảnh nào cũng đều hy sinh vì con. Chính vì thế, chúng ta có thể khẳng định rằng: Tình mẹ dành cho con ln là chỗ dựa ấm áp nhất, vững chắc nhất của con ngƣời. Nó là ngọn lửa khơi nguồn sáng tạo, làm thăng hoa vẻ đẹp tinh thần muôn đời bất diệt của nhân loại.
Đặt trong mọi hồn cảnh, vai trị của ngƣời mẹ tuy có khác nhau nhƣng cơng lao của họ thì vơ bờ bến. Họ thật sự tỏa sáng rực rỡ trong thiên chức ngàn đời vơ cùng tuyệt vời đó: “Khơng có mặt trời thì hoa khơng nở, khơng
có tình u thì khơng có hạnh phúc, khơng có đàn bà thì khơng có tình u, khơng có người mẹ thì cả nhà thơ và anh hùng đều khơng có” [8, 130].