Nghĩa biểu tƣợng Đất và Mẹ

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ trong bộ ba tiểu thuyết Ngôi nhà đất của Pearl Buck (Trang 62 - 65)

CHƢƠNG 3 : BIỂU TƢỢNG ĐẤT VÀ O-LAN

3.1. nghĩa biểu tƣợng Đất và Mẹ

Theo Từ điển Biểu tượng văn hóa thế giới: “Đất đối lập với trời một cách tƣợng trƣng nhƣ là bản nguyên thụ động đối lập với bản nguyên chủ động; khn mặt nữ tính đối với khn mặt nam tính của thế giới. Trong Kinh Dịch, đất là quẻ khôn, là tính thụ động hồn hảo, tiếp thụ tác động của

63

nguyên lý chủ động càn. Đất chống đỡ, trời che phủ. Mọi con ngƣời đều sinh ra từ đấy, vì đất là đàn bà và bà mẹ, nhƣng nó hoàn toàn phục tùng nguyên lý chủ động của Trời. Mọi động vật cái có bản chất của đất. Xét ở mặt tích cực, những đức tính của đất dịu dàng và chịu phục tùng, là tính kiên định, yên tĩnh và bền bỉ” [13, 228].

Từ điển Biểu tượng văn hóa thế giới định nghĩa về Mẹ: “Dẫu khơng muốn

nhƣờng một phần ý nghĩa nào cho hiện tƣợng đồng âm trong ngơn ngữ, tuy vậy vẫn có thể nói rằng biểu tƣợng ngƣời mẹ gắn liền với biểu tƣợng đất, đều là nơi chứa đựng và là cái tử cung mang giữ sự sống… Ngƣời mẹ là sự an toàn của chỗ trú chân, của sự nồng ấm, yêu thƣơng và dinh dƣỡng” [13, 586].

Nét tƣơng đồng, khác biệt giữa Đất và Mẹ đƣợc thể hiện ở những khía cạnh: Trong Thần thoại Hi Lạp khi Deucalion cầu xin sự hồi sinh cho loài

ngƣời sau nạn đại hồng thủy, Thần Zeus đã yêu cầu Deucalion “ném lại sau lƣng mình xƣơng của mẹ các ngƣời”, và Deucalion đã giải mã đƣợc lời phán truyền ấy “Ai là mẹ của chúng ta?... Ai?... Ai… Đất – đúng rồi… Đất là mẹ của mn lồi, ngƣời ni dƣỡng mọi sinh linh vạn vật” [14, 71].

Nhƣ vậy, Đất đƣợc đồng nhất với Mẹ, Đất là một biểu tƣợng của sức sản sinh dù là ở văn hóa phƣơng Đơng hay phƣơng Tây. Ruộng đất và ngƣời đàn bà thƣờng đƣợc đồng nhất trong các nền văn hóa. Nàng Sita trong sử thi

Ramayana của Ấn Độ sinh ra từ luống cày là hiện thân của tình yêu, lòng

chung thủy của ngƣời phụ nữ phƣơng Đông.

Trong kinh Vệ Đà, đất cũng tƣợng trƣng cho ngƣời mẹ, nguồn gốc của hiện hữu và sự sống, che chở chống lại mọi sức mạnh hủy diệt:

Hãy nằm xuống Đất là Mẹ của ngƣời!... …Hãy lấy vạt áo của mình che cho nó

Nhƣ mẹ hiền che chở đứa con yêu! (Rig – Veda, grhyasutra, 4, 1)

Đƣợc đồng nhất đất với ngƣời mẹ, đất là một biểu tƣợng của sức sản sinh và tái sinh. Đất sinh ra mọi sinh vật, ni dƣỡng mn lồi để rồi tiếp

64

nhận lại từ chúng cái mầm đầy sức sinh nở [13, 127-128 ].

Về đất, cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng viết: “Hạt bụi nào hóa kiếp thân tơi để một mai tôi về làm cát bụi”. Con ngƣời sinh ra từ đất lại trở về với đất. Đất cũng nhƣ mẹ, đất mở lịng đau đớn để ta có hình hài, rồi khi già yếu, đất lại dang rộng vịng tay bao dung đón nhận ta trở về với cội nguồn vĩnh cửu. Trở về với đất là trở về với bản nguyên tinh thần - nơi ta đã sinh ra, để ta hòa cả phần hồn lẫn phần xác vào vòng tay của bà mẹ bao dung, nhân từ.

Đƣợc đồng nhất trong các nền văn học, ruộng đất và ngƣời đàn bà thƣờng hiện hình qua những luống cày gieo hạt, cày bừa và hành động xâm nhập tính giao, ở cữ và gặt hái, cơng việc đồng áng và hành vi sinh sản, hái quả và cho bú, lƣỡi cày và sinh thực khí đàn ơng. Theo một số tín ngƣỡng ở châu Phi cũng nhƣ châu Á, những phụ nữ vơ sinh có thể làm cằn cỗi đất đai của gia đình, và vì lý do đấy mà chồng họ có thể bỏ họ. Ngƣợc lại, nếu những phụ nữ có mang ném hạt xuống đƣờng cày thì mùa màng sẽ thêm phong phú; họ là nguồn gốc của sự phì nhiêu. Kinh Coran nói: phụ nữ đối với các ngƣời cũng tựa nhƣ ruộng đồng [13, 223].

Từ những dẫn giải trên, ta thấy hai biểu tƣợng Đất và Mẹ có nhiều nét tƣơng đồng. Trong quan niệm âm dƣơng, cả đất và mẹ đều thuộc tính âm. “Đất: cứng cáp, đục thô, ổn định, rộng rãi, ngập tràn cây cối, ni sống mn lồi, đất nhƣ ngƣời Mẹ có sức sản sinh và tái sinh, bền bỉ trong một nhịp điệu âm thầm và bao dung” [42].

Từ cở sở triết học cũng nhƣ văn hóa nêu trên, chúng tôi tiến hành xác định và làm rõ mối quan hệ giữa đất và ngƣời. O-Lan chính là nữ nhân vật trung tâm có thể xem nhƣ hiện thân của đất mẹ trong thế giới nhân vật của bộ tiểu thuyết, O-Lan đƣợc đặt trong các mối quan hệ với Vƣơng Long, Hoa Liên, Tu Hú.

65

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ trong bộ ba tiểu thuyết Ngôi nhà đất của Pearl Buck (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)