Ngôi nhà đất: nơi gắn kết và che chở con ngƣời

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ trong bộ ba tiểu thuyết Ngôi nhà đất của Pearl Buck (Trang 65 - 73)

CHƢƠNG 3 : BIỂU TƢỢNG ĐẤT VÀ O-LAN

3.2.Ngôi nhà đất: nơi gắn kết và che chở con ngƣời

Ngôi nhà đất là không gian sinh sống của nhiều thế hệ trong gia đình họ Vƣơng. Nơi đây đã chứng kiến những chuyện vui buồn của biết bao số phận gắn với bƣớc thăng trầm của gia tộc cũng nhƣ của thời đại. Ngôi nhà đất là nơi mà mỗi đứa con trong gia tộc cất tiếng khóc chào đời, là cái nôi êm đềm suốt thời thơ ấu, là vịng tay trìu mến cƣu mang và bao dung. Pearl Buck đặt tên cho bộ ba tiểu thuyết là Ngôi nhà đất hẳn không nằm ngồi dự đồ xem ngơi nhà đất chính là biểu tƣợng của đất mẹ. Ngôi nhà đƣợc làm nên từ đất, ngôi nhà chở che mƣa nắng cho những con ngƣời cũng chính là đất đang dang rộng vòng tay nâng đỡ những đứa con của mình.

Cốt nhục con ngƣời chính từ đất mà ra. Thần thoại Trung Hoa kể về sự ra đời của loài ngƣời gắn liền với bàn tay của Nữ Oa. Bà tạo ra con ngƣời bằng cách lấy đất ở sơng Hồng Hà nặn thành những hình ngƣời bắt chƣớc chính cái bóng của mình mà bà nhìn thấy qua mặt nƣớc. Đất là bà mẹ của loài ngƣời. Chúng ta đang sống trên mặt đất chính là đang đứng trên bầu ngực của đất mẹ căng tràn sức sống, đất sinh ra ta, cƣu mang và che chở suốt cuộc đời.

Xét từ góc độ nào đó, biểu tƣợng ngơi nhà đất chính là biểu tƣợng âm tính, nó có điểm tƣơng đồng với bộ phận âm đạo. Con ngƣời vào ra ngôi nhà là ẩn dụ để nói tới sự sinh đẻ. Đó là vẻ đẹp văn hóa thậm phồn. Nó khẳng định sức sống, sự sinh sôi bất diệt của con ngƣời. Nên dẫu cái mà ta nhìn thấy trong gia đình ấy, con ngƣời sống theo chế luật tông pháp với vai trị làm chủ gia đình của ngƣời đàn ơng, nhƣng bao trùm lên tất cả lại vẫn là vẻ đẹp và sức sống âm tính, với biểu tƣợng ngơi nhà đất.

Để xây dựng nhân vật, Pearl Buck đã chọn một mẫu ngƣời sống cuộc sống mà tổ tiên đã sống đời đời kiếp kiếp, và cũng mang tâm hồn chất phác nhƣ của cha ông. Đức hạnh của nhân vật xuất phát từ một cội nguồn duy nhất: mối ràng buộc với đất đai năm này qua năm khác mang lại những vụ mùa để đền đáp cho lao động của con ngƣời.

66

Vƣơng Long đƣợc sinh ra từ thứ đất màu vàng nâu trên cánh đồng, và cả đời anh gắn bó với mảnh đất ấy, dâng hiến và đƣợc cƣu mang. Giữa đất và ngƣời có sợi dây liên hệ khăng khít, vơ hình song bền chặt. Con ngƣời khi gắn bó với đất thì ln đƣợc no đủ và cảm thấy hạnh phúc. Điều này có lẽ xuất phát từ văn hóa nơng nghiệp mà đất trở nên vô cùng quan trọng với ngƣời nông dân. Từ trong diễn biến chế độ ruộng đất Trung Quốc, chúng ta thấy rõ ruộng đất là tƣ liệu sản xuất đặc biệt quan trọng trong quĩ đạo phát triển lịch sử. Ngồi ra, nó đã trở thành một hình thái văn hóa thấm sâu vào tâm lí dân chúng.

Đến với bộ tiểu thuyết Ngôi nhà đất, ngƣời đọc xúc động bởi tình yêu

thƣơng sâu sắc của Vƣơng Long đối với tài sản đất đai của mình. Tác phẩm đƣợc bắt đầu bằng sự kiện Vƣơng Long cƣới vợ giữa mùa xuân, ruộng lúa của anh hứa hẹn một mùa bội thu bởi thời tiết thuận lợi, ngồi ra anh cũng đã tận tụy chăm sóc mảnh đất nhỏ bé của mình. Kết thúc tác phẩm này là hình ảnh Vƣơng Long đi thăm lại ruộng lúa của mình trƣớc khi từ giã cõi đời, và ơng dặn dị con cái: “Chính trong lịng đất chúng ta chui ra, và rồi chúng ta

cũng sẽ trở về với lòng đất. Nếu chúng mày giữ được ruộng đất, chúng mày cịn có cái mà sinh sống… Không ai tước được ruộng đất của chúng mày”

[26, 304]. Đây là điều Vƣơng Long đã chiêm nghiệm đƣợc trong suốt quãng đời của mình từ khi là một ngƣời tá điền cho đến lúc trở thành một điền chủ giàu có, sở hữu bạt ngàn ruộng đất. Trong tiểu thuyết này, mối quan hệ ngƣời và đất là tƣ tƣởng chủ đạo đƣợc tác giả tập trung thể hiện.

Đất không chỉ nuôi dƣỡng con ngƣời về thể xác, “dưới ánh mặt trời,

mảnh đất tạo thành căn nhà của họ, nuôi sống tấm thân họ và được họ tôn sùng như thần thánh” [26, 33], đất cịn ni dƣỡng phần hồn. Họ cho rằng

căn nhà của họ một ngày kia cũng sẽ trở về với đất, và cả hình hài của họ nữa. Và ý thức đƣợc rằng mảnh đất dƣới chân mình đã chơn cất bao thi hài, đã có bao tịa nhà đƣợc dựng xây. Vì vậy, đến lƣợt mình, họ cũng ao ƣớc

67

đƣợc sống và chết trên mảnh đất ấy. Nhờ có đất đai mà con ngƣời có thể tạo ra mọi thứ đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống. Khi O-Lan cận kề ngày sinh con, Vƣơng Long đƣa cho vợ một đồng bạc để chuẩn bị cho những việc cần thiết, và anh nghĩ rằng đời sống của họ tùy thuộc ở ruộng đất, “số tiền

này là do đất cát mà ra, mảnh đất mà anh cày bừa cuốc xới. Anh sống là nhờ đất” [26, 36]. Chính vì vậy, gặp năm hạn hạn kéo dài, trƣớc nguy cơ cả gia

đình chết vì đói khát, Vƣơng Long vẫn cố gắng giữ lấy đất, khơng bán nó dù anh đang rất cần có tiền, anh muốn giữ lấy nó dù anh và những ngƣời anh thƣơng yêu nhất phải chết. Đói quá đến khi cỏ cây cũng hết, khơng cịn cái gì để ăn, Vƣơng Long đã nghĩ đến đất: “Lũ trẻ đói q, anh phải lấy một ít đất

ruộng khuấy với nước, cái món đó đã ăn được mấy hơm rồi; người ta cho đó là lịng hiếu sinh của Thượng Đế vì trong đất ruộng có một phần rất nhỏ chất dinh dưỡng song không phải thức ăn để bảo tồn sự sống của con người. Đất ngào với nước, trẻ con ăn cũng đỡ đói được phần nào” [26, 104].

“Không khi nào tôi bán đất, bán ruộng của tôi. Tôi xắn đất ruộng cho

con tơi ăn, nếu chúng nó chết, tơi đào hố chơn chúng nó ở ruộng, cịn cha tơi, vợ tôi, chúng tôi sẽ chết trên mảnh ruộng nó đã nuôi sống chúng tôi trong bao nhiêu lâu nay” [26, 108]. O-Lan khẳng định và đƣa ra quyết định cùng

chồng khi đứng giữa cái chết và sự sống: “Ruộng đất chúng tôi nhất định

không bán” [26, 108]. Ngƣời nông dân quá yêu đất ruộng và họ không thể từ

bỏ nó đƣợc.

Đất là chốn bình n để con ngƣời hƣớng lòng trở về sau những tháng ngày bƣơn bả mệt mỏi của kiếp nhân sinh với lo toaa vất vả, với lầm lỗi. Các thế hệ trong gia đình Vƣơng Long có cách ứng xử rất khác nhau với, qua từng thế hệ, con ngƣời cứ xa đất hơn.

Vƣơng Long gắn bó với mảnh đất cùng lao động với mảnh đất, cùng trải qua những gian lao khổ cực. Cả đời Vƣơng Long ln gắn hồn mình với đồng ruộng Trƣớc đây, vào những năm đói kém, Vƣơng lão cũng đành xa quê

68

hƣơng, “Hồi còn trẻ, ta đã trải qua bao phen như thế này, phải rời bỏ ruộng

đất không thể gieo mạ để chờ vụ mùa tới” [26, 104]. Nhƣng sau đó, bao giờ

ơng cũng tìm về ruộng đất của mình. Sống vì đất, chết cũng kiên quyết không xa rời mảnh đất, mối quan hệ giữa con ngƣời và sự vật thật tha thiết, gắn bó, thân tình. Chính cảm quan đồng ruộng đã khẳng định hành trình quay trở về của con ngƣời sau bao chìm nổi, khuất lấp trong thế giới bộn bề, phức tạp. Đến cuối đời, Vƣơng Long sống dƣ dả, sung túc ở ngơi nhà của cụ cố Hồng ngày trƣớc. Ngƣời dân gọi ông là Vƣơng đại nhân, Vƣơng phú ông, Vƣơng Long đúc kết ra một điều: “Những danh gia vọng tộc thì cũng đều xuất phát từ đất

cát mà ra” [26, 266]. Điều Vƣơng Long kết luận khơng phải là khơng hợp lí

bởi từ ngƣời nông dân nghèo khổ, ông đã siêng năng làm lụng, tiết kiệm tiền bạc để mua thêm ruộng đất, cuối cùng ông trở thành một điền chủ đƣợc ngƣời đời trọng vọng. Và ƣớc nguyện cuối đời của ơng chính là đƣợc gửi mình vào mảnh đất quê hƣơng nhƣ một ƣớc vọng tha thiết, khắc khoải “Chúng ta trở về với đồng ruộng. mai chúng ta trở về với đồng ruộng” [26, 124]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trải qua những thăng trầm của cuộc sống, nhất là khi bị những ngƣời hàng xóm đến nhà cƣớp lƣơng thực, ngƣời nông dân Vƣơng Long nhận ra rằng giữ ruộng đất sẽ an tồn, lợi ích, đặc biệt trong những năm tháng nhiễu nhƣơng, tao loạn: “Thiên hạ không thể lấy ruộng đất của ta được. Như thế ta

đã giữ được an tồn bao cơng lao, mồ hôi nước mắt và kết quả của đồng ruộng. Nếu ta cứ khư khư ơm lấy tiền, hay mua lương thực thì họ đã cướp hết rồi” [26, 70].

Không chỉ thế hệ của Vƣơng Long, bác Chính mới trân trọng, gắn bó cuộc đời mình với ruộng đất mà Vƣơng Nguyên, cháu nội của Vƣơng Long, ngƣời thanh niên thuộc thế hệ thứ ba trong gia đình này cũng quyết định tự nguyện lập thân với ruộng đất. Trong Gia đình chia rẽ, Pearl Buck đã phản ánh rõ nét tình yêu ruộng đất của Vƣơng Nguyên. Từ thời thơ ấu, Vƣơng Nguyên đặc biệt thích đƣợc sống giữa căn nhà đất đơn sơ, xung quanh là

69

không gian đồng ruộng. Dù rất sợ uy lực của Vƣơng hổ tƣớng nhƣng Vƣơng Nguyên vẫn không thể che giấu niềm đam mê của mình, “con muốn được ở

một gian nhà như thế, xung quanh đồng ruộng, cây cối, trâu bị. Đêm hơm ấy, cậu bé mơ màng như đã sống ở túp nhà đất, giữa cánh đồng ruộng bát ngát” [28, 396].

Khi trƣởng thành, vì tình yêu ruộng đất mà Vƣơng Nguyên chấp nhận từ bỏ con đƣờng binh nghiệp ngƣời cha đã định sẵn, bất chấp mâu thuẫn gay gắt nảy sinh giữa hai cha con trƣớc sự chọn lựa của chàng. Có khi đang ngồi trong lớp học hay vui chơi với các bạn, Vƣơng Nguyên vẫn nghĩ đến nắm hạt giống anh ƣơm trồng, mấy luống rau không biết đến hè này đã đƣợc cắt chƣa. Vƣơng Nguyên cảm nhận đƣợc ruộng đất không chỉ giúp ngƣời ta tiêu khiển, giải trí trong lúc nhàn nhã mà nó cịn là yếu tố quan trọng để con ngƣời tồn tại và phát triển “điền dã tuy là thứ tiêu khiển nhưng có cốt cách, căn bản,

như một cây có gốc” [28, 127].

Cả Vƣơng Nguyên, Thịnh và Ái Lan đều sống nơi thành phố duyên hải náo nhiệt, trong khi Thịnh và Ái Lan hịa mình vào các trào lƣu văn hóa mới thì Vƣơng Ngun vẫn miệt mài với sách vở, sống nghiêm túc, đƣờng hoàng. Yếu tố giúp anh đứng vững giữa cuộc đời sóng gió chính là mối liên kết giữa anh với ruộng đất. Nhờ có nó mà anh mới là chính mình, khơng đánh mất bản ngã giữa cuộc sống phố thị xô bồ. Trong suy nghĩ của Vƣơng Nguyên “Sống

nơi đơ thị hoa lệ, thác loạn, lịng vẫn vững vàng giữ được thế quân bình là nhờ căn bản nơi đồng ruộng, có thể ví như một cây có rễ ăn sâu, bám chặt xuống đất” [28, 127]. Rễ cây hút nhựa sống từ đất để sinh trƣởng, cũng nhƣ

con ngƣời để phải gắn bó mật thiết với đất đai để tồn tại, để phát triển cuộc sống của mình và xã hội. Vì vậy, nếu xa rời hoặc phủ nhận vai trị của đất đai thì sớm muộn con ngƣời cũng đánh mất những giá trị của mình.

Thiên nhiên, đồng ruộng là đối tƣợng mà Vƣơng Long, cũng nhƣ Vƣơng Ngun ln hƣớng vọng và chìm đắm trong đó với tất cả sự say mê mỗi khi

70

tâm hồn cô đơn, lạc lõng, mỗi khi cần một ngƣời bạn sẻ chia và đồng hành trƣớc hiện thực xã hội nhiều phức tạp. Những lúc vui, buồn, các nhân vật này thƣờng tìm về với đồng ruộng. Hình ảnh đồng ruộng cứ trở đi trở lại đầy tính biểu tƣợng, là khơng gian nội cảm đồng điệu với tâm trạng nhân vật.

Ruộng đất đóng vai trị quan trọng đối với đời sống con ngƣời, nhất là ngƣời nông dân vốn ƣa chộng cuộc sống tự do, giản dị, phóng khống. Giữa con ngƣời với đất đai, thiên nhiên, đồng ruộng nhƣ có sự hịa hợp, gắn bó khắng khít. Khi q hƣơng bị hạn hán kéo dài, Vƣơng Long phải đƣa gia đình đến Giang Tơ cầu thực. Ở nơi thành thị hun náo, hình ảnh thiên nhiên, đồng ruộng ln hiện lên trong tâm tƣởng Vƣơng Long nhƣ một miền không gian đầy khao khát và quyến rũ, đối lập với cái hiện thực mà nhân vật đang hứng chịu. Những lúc chán nản, buồn rầu, Vƣơng Long lại hƣớng về cánh đồng nơi quê nhà. Đó là kiến vọng đầy bản năng và tiềm thức, bởi chỉ có khơng gian ấy mới dung hợp với tâm hồn khoáng đạt, yêu tự do, yêu công việc đồng áng của Vƣơng Long. Chính vì vậy, ở nơi đất khách thịnh vƣợng, Vƣơng Long vẫn không nguôi nỗi nhớ ruộng đất của mình. Song cái khoảng cách ấy là sự vẫy gọi đầy vơ vọng đối với hồn cảnh nhân vật đang đối diện: đói khát, nghèo túng, khơng có điều kiện trở về q hƣơng.

Đất mẹ nhƣ thầy thuốc chữa lành các vết thƣơng. Đƣợc tiếp tục làm những công việc quen thuộc, gắn bó với cuộc đời mình, đƣợc tiếp xúc với mảnh ruộng ẩm ƣớt ở dƣới chân, ngửi thấy mùi đất dâng lên từ những luống cày, Vƣơng Long cảm thấy “ruộng đất thơm lành đã chữa cho anh khỏi bệnh

tương tư, bạc nhược” [26, 188]. Vƣơng Long cuốc đất cho đến khi cơ thể

thấm mệt, liền ngả lƣng ra đất mà ngủ, mặt trời rọi vào những tia nắng ấm áp, ngọn gió mát rƣợi bao trùm, ơng có cảm tƣởng là mảnh đất màu mỡ thấm bao mồ hơi cơng sức chăm sóc của con ngƣời đang truyền mạch sống tràn trề vào da thịt anh, chữa cho Vƣơng Long hết bệnh. Vƣơng Long đã có những khoảnh khắc hạnh phúc, tự do đƣợc sống với chính mình, tinh thần hồn tồn

71

thoải mái, khơng cịn vƣớng bận những mối quan hệ phức tạp ngoài xã hội. Khơng gian đồng ruộng hịa hợp và thấm đậm tâm hồn Vƣơng Long, ơng đã tìm thấy niềm an ủi đƣợc sẻ chia và đồng cảm. Không gian ngoại cảm lúc ấy biến thành không gian nội tâm, là liều thuốc tinh thần vô giá xua tan những ƣu phiền trong tâm hồn nhân vật.

Cũng nhƣ Vƣơng Long, Vƣơng Nguyên đã hịa lịng mình vào không gian gần gũi của ruộng đồng và biến mình thành một bộ phận hữu cơ của thế giới ấy. Đối với anh, đồng ruộng là sự sẻ chia trọn vẹn những vui buồn, khổ lụy mà cuộc sống đời thƣờng đè nặng trên vai, là không gian mà ở đó anh đƣợc thoải mái trải nỗi lòng. Mỗi khi thấy bồn chồn, khó chịu anh lại đến mảnh vƣờn nhỏ của mình, dãi dầu nắng mƣa, cặm cụi làm hay trị chuyện với anh tá điền bên cạnh, khi làm việc mệt mỏi trở về anh thấy trong ngƣời khoan khoái, dễ chịu. Bƣớc vào thế giới vơ tƣ lự và bình yên của thiên nhiên, đất trời, mảnh đất nhỏ bé, Vƣơng Nguyên bỏ lại tất cả những gì đáng chán trong cuộc sống xung quanh. Nhƣ vậy, không gian của đời sống con ngƣời hay gieo rắc những nỗi phiền toái, bực bội cho nhân vật thì khơng gian đồng ruộng lại xoa dịu những nỗi bất hạnh ấy, an ủi và mang đến cho anh sự thanh thản, cảm giác bình an thực sự.

Hình ảnh ruộng đất nhƣ một hình ảnh ẩn dụ, là vạch phân cách hữu hình giữa bên này là cuộc sống tự do, bình yên, tĩnh lặng với bên kia là văn minh, kìm tỏa. Vƣơng Ngun vừa sống trong khơng gian khống đạt của đồng ruộng nhƣ là cái nôi của con ngƣời vừa sống trong xã hội Trung Hoa đang sống trong bão táp chính trị với những luồng tƣ tƣởng mới. Nhân vật nhƣ đi về giữa hai khơng gian văn hóa đối nghịch ấy, trở về với ruộng đất là trở về với sức mạnh và sự an ủi sau những đau khổ và tổn thƣơng mà khơng gian văn minh, kìm tỏa với những mối quan hệ phức tạp đã gieo rắc vào tâm hồn nhân vật.

Thiên nhiên đồng ruộng tĩnh lặng, tự do, đẹp đẽ, ấm áp luôn đối lập với

Một phần của tài liệu Nhân vật nữ trong bộ ba tiểu thuyết Ngôi nhà đất của Pearl Buck (Trang 65 - 73)